8. Thức Tỉnh Và Khước Từ

17 Tháng Chín 201200:00(Xem: 7299)

RECHUNG
ĐỖ ĐÌNH ĐỒNG dịch
MILAREPA
CON NGƯỜI SIÊU VIỆT
Nguyên tác Tây tạng: Mila Khabum - Tác giả: Rechung
Anh dịch: Lama Kazi Dawa-Samdup
Cô đọng và phóng tác: Lozang Jivaka
Việt dịch: Đỗ Đình Đồng

VIII

THỨC TỈNH VÀ KHƯỚC TỪ

 

Bây giờ tôi hỏi: “Kính bạch Thầy, khi về đến nhà thầy có thấy gia đình thầy đúng như giấc mộng của thầy, và mẹ thầy còn sống không?

Milarepa đáp: “Tất cả đều đúng như giấc mộng. Tôi không có phúc phận gặp lại mẹ tôi còn sống.”

“Bạch Thầy, xin thầy kể cho chúng con nghe cảnh gia đình lúc thầy về, thầy đã gặp những ai và lam sao những người trong làng nhận ra thầy sau thời gian dài xa cách?” 

 

* * *

 

Qua hết con đường đèo cuối cùng, tôi đã có thể nhìn thấy ngôi nhà xa xa, và khi gặp vài người chăn cừu, tôi giả vờ làm người lạ. Tôi dừng lại hỏi họ các địa danh quanh vùng và ai ở những nơi đó. Cuối cùng tôi bỗng nhiên chỉ ngay ngôi nhà Bốn Tám, ngôi nhà của tôi và hỏi về nó.

“Bây giờ chỉ có ma ở đó thôi,” một người đáp với nụ cười buồn bã.

“Sao thế?” Chuyện gì đã xảy ra với những người chủ cũ?” tôi hỏi.

Một người đáp: “Trước kia có một gia đình giàu có ở đó, nhưng người cha, chủ gia đình đó, đã chết; trong khi người con trai duy nhất còn là một cậu bé con, và rồi một cuộc phong ba nổi lên theo lời di chúc, người em trai của người cha và bà vợ của ông ta đã cưỡng đoạt quyền thừa kế trong tay người con trai và người mẹ góa. Khi trưởng thành, cậu ta đòi lại quyền thừa kế, nhưng cậu chỉ được đáp lại bằng những tiếng cười mỉa mai, vì thế cậu ta đã liên kết với quỉ thần để lấy lại những gì của cậu bằng mọi cách. Cậu ta đã giáng họa xuống nơi đó, đã phóng một trận bão đá khủng khiếp tàn phá rất nhiều khắp mấy vùng chung quanh. Bây giờ chúng tôi vẫn còn sợ những Uy lực của cậu ta đến nỗi không dám nhìn ngôi nhà, cũng không dám đi gần nữa. Mẹ cậu ta đã chết ở đó, xác bà chắc còn bên trong, và sau đó cô em gái của cậu ta đã đi ăn xin, kể từ đó không ai thấy cô ta nữa. Bây giờ có lẽ cậu ta cũng đã chết; từ lâu rồi không ai biết gì về cậu ta nữa. Nếu thầy có can đảm vào đó, thầy có thể tìm được mấy quyển sách trong đó.”

“Tất cả những vịệc đó đã xảy ra bao lâu rồi?” tôi hỏi người báo tin, anh ta tưởng tôi là một người hành cước.

Anh ta đáp: “Người mẹ chết đã tám năm, trận bão đá thì tôi chỉ nhớ lờ mờ vì lúc đó tôi còn nhỏ, nhưng câu chuyện thì tôi chỉ nghe người ta kể lại.”

Ít nhất tôi cũng biết chắc rằng những người trong làng vẫn con giữ những kỷ niệm về tôi đủ làm cho họ kính trọng, nếu họ có nhận ra tôi là ai, họ cũng không dám làm hại. Nhưng tôi buồn khổ vô cùng khi nghe tin mẹ tôi đã chết và Peta mất tích. Tôi ẩn mình trong một thung lũng nhỏ, cây cối rậm rạp để buồn thương mẹ và em gái tôi cho đến khi hoàng hôn xuống. Khi trời bắt đầu tối, tôi xuống làng và ở đó là ngôi nhà của tôi – y như tôi đã thấy trong giấc mộng! Ôi xưa kia là một ngôi nhà nguy nga tráng lệ ở miền quê, giờ đây chỉ còn là nơi đổ vỡ hoang tàn. Những cuốn sách xanh rêu và ướt sũng nước mưa dột từ trần nhà chảy xuống. Chim và chuột làm tổ trên mấy kệ sách và bất cứ nơi nào đổ nát. Dưới ánh trăng mờ, tôi dọ dẫm tìm đường đến phòng khách lớn và nơi đó chỉ còn là một đống đất và giẻ rách trên nền đất – vì nền nhà chẳng còn gì nữa – cỏ dại đã bắt đầu mọc trên mấy đụn đất nhỏ. Khi tôi sờ xuống đất tôi kinh ngạc thấy bàn tay tôi đụng xương. Tôi biết ngay đây là tất cả những gì còn lại của mẹ tôi. Bỗng nhiên lòng muốn gặp lại mẹ tôi trở nên mãnh liệt và tôi gần ngất đi. Nhưng kịp thời nhớ lại những Giáo lý của Sư phụ và thay vì thế, tôi nằm xuống bên cạnh đống xương, đầu tôi gối lên đống xương và tôi bắt đầu đi vào cơn xuất thần, tôi đã hội hợp lại với linh hồn của mẹ tôi và của các thần hộ vệ; và tôi nhận thức rằng có thể giúp cha mẹ tôi thoát khỏi vòng sanh tử luân hồi vô gián, và tôi đã trải qua cơn xuất thần trong một tuần lễ.

Khi ra khỏi cơn xuất thần, tôi đã có một niềm tin không lay chuyển về sự vô thường và vô ích của cuộc tồn sinh thế gian, đến nỗi tôi không còn một ham muốn bé nhỏ nào trong việc theo đuổi bất cứ một nghề nghiệp thông thường nào. Vì thế, tôi quyết định ký thác hài cốt của mẹ tôi cho người lo tang sự. Tôi trả công bằng mấy quyển sách tôi góp nhặt trong nhà, và tôi định tìm một trong những sơn cốc mà Sư phụ tôi đã chỉ, để tôi đến đó thiền định một mình trong cô tịch. Và nếu có bất cứ một cám dỗ nào tìm đến quyến rũ tôi trở lại cuộc sống tầm thường, tôi sẽ tự tử hơn là đầu hàng.

Đó là quyết định vững chắc của tôi.

Vì thế khi xem lại những quyển sách, dù bìa đã hỏng nhưng chữ vẫn còn rõ, có thể đọc được, tôi bó thành một bó rồi mang trên lưng, hai tay tôi mang hài cốt của mẹ tôi và đi tìm nhà của người mục phu của gia đình tôi trước kia. Vừa bước đi tôi vừa làm một bài thơ lặp lại niềm tin kiên định của tôi về sự tạm bợ và huyễn ảo của cuộc đời, sự vô giá trị của những cái gọi là khoái lạc của nó. Và tôi quyết định tìm Chân lý bằng thiền định ở những nơi hẻo lánh xa xôi, ít người lui tới.

Khi tôi đến nhà người mục phu thì tôi biết rằng ông ta đã chết, nhưng con trai của ông ta vẫn ở đó. Anh ta bảo rằng sẽ lo việc chôn cất hài cốt của mẹ tôi hộ tôi. Thoạt đầu anh ta sợ hãi phải cầm những quyển sách của tôi vì e rằng tai họa sẽ giáng xuống theo mấy quyển sách đó. Nhưng khi tôi nói rõ rằng không sao cả thì anh ta an lòng nhận sách và chúng tôi cùng nhau tổ chức nghi thức cần thiết cho đám táng mẹ tôi. Khi đám táng đã xong, anh ta muốn tôi ở lại để cùng nhau ôn lại chuyện xưa, nhưng tôi bảo rằng tôi phải đi ngay và không có thì giờ để nói chuyện. Tuy nhiên, anh ta cố gắng giữ tôi lại đêm đó để anh ta góp nhặt một ít lương thực cho tôi, và tôi bằng lòng.

Anh ta kích động vô cùng vì việc tôi đã thay đổi từ Huyền thuật thành một người hiến mình cho Đạo. Rồi anh hỏi tôi học thầy nào và đã học được những gì. Tôi kể cho anh ta nghe vài chuyện về tôi và Sư phụ Marpa, và cuối cùng làm sao tôi đã được Điểm Đạo Truyền Pháp Đại Hoàn Thiện. Anh ta khen ngợi tôi và đề nghị tôi sửa lại ngôi nhà để cưới Zesay, người con gái tôi đã được hứa hôn, và tôi vẫn sống như một Lạt-ma. Tôi giải thích rằng Sư phụ tôi cưới vợ là để có thể hết lòng hết sức phục vụ người khác, nhưng nếu tôi cố gắng bắt chước Sư phụ tôi mà không đến được cảnh giới tiến bộ tinh thần của ông thì chỉ giống như con thỏ cố gắng bắt chước nhảy như con sư tử, là một việc không thể được. Tôi bảo tôi chỉ muốn sống cuộc đời thiền định trong cô tịch, không thiết gì đến các việc thế gian, và đây là mệnh lệnh của Sư phụ và cũng là việc tôi phải làm. Tôi giải thích thêm rằng bằng cách tu tạp thiền định, không những tôi độ được cha mẹ tôi mà còn có thể độ được nhiều người khác, và còn lợi ích cho chính tôi nữa. Cảnh đổ nát, điêu tàn của ngôi nhà cũ làm tôi nhớ rằng chẳng gì vô nghĩa bằng giá trị của những của cải thế gian và bây giờ không có gì, kể cả sự chết đói, cũng không thể làm tôi thay đổi quyết định.

Và một lần nữa, như thường lệ, khi nào tinh thần tôi bị xúc động nhiều, tôi lại cất tiếng hát, mở đầu bằng lễ chào Sư phụ tôi và kêu gọi người trợ giúp kiên tâm tránh khỏi sự trói buộc của sự vật thế gian. Tất cả đều huyễn ảo, vì thế tôi phải tìm cuộc sống chiêm nghiệm.

Vợ chồng anh chủ nhà rất xúc động khi nghe tôi hát, và tôi lặp đi lặp lại với chính tôi sự quyết tâm hiến mình cho thiền định và không nghĩ gì đến khoái lạc thế gian.

Và tôi quả quyết với các anh, hỡi Rechung và tất cả các đệ tử của ta, ta không bao giờ ân hận hay nuối tiếc, vì ta đã không lãng phí đời ta trong việc theo đuổi những mục đích và tham vọng thế gian.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
23 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 8691)
02 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 8262)
Pháp luyện tâm nói về hành trì của các hành giả cao cả. Khi tu tập để phát bồ đề tâm, trước hết, ta phải phát khởi các thực chứng của một hành giả sơ căn và trung căn trong lamrim1, để thiền quán về tánh Không, về sự bình đẳng ngã tha và hoán chuyển ngã tha.
27 Tháng Mười Một 2014(Xem: 7646)
Dù một số học giả cho rằng Mật điển của Phật giáo phát xuất từ Ấn giáo (Hinduism), điều này không đúng. Lý thuyết này thịnh hành trong số những người theo học thuyết Tiểu thừa, dựa trên sự tương đồng bề ngoài của các yếu tố trong hai hệ thống, chẳng hạn như sắc tướng của các Hộ Phật, pháp thiền quán về kinh mạch và khí, nghi lễ lửa, v.v...
29 Tháng Sáu 2014(Xem: 9688)
1. Với quyết tâm thành tựu mục đích tột cùng cao cả/ Làm lợi lạc hết thảy chúng hữu tình,/ Tâm hạnh trân quý còn hơn cả viên bảo châu như ý,/ Nguyện luôn yêu thương giữ gìn tất cả mọi chúng sinh./ 2. Mỗi khi gặp gỡ tiếp xúc bất kỳ ai,/ Con nguyện coi mình là kẻ thấp kém nhất./ Sâu thẳm tận đáy lòng, con nguyện xin tôn trọng,/ Và kính quý người khác như những bậc tối cao./
25 Tháng Sáu 2014(Xem: 10512)
Đại học Shuchi có nguồn gốc là một Trường đào tạo Nghệ thuật và Khoa học, được Bậc Thầy Kobo Daishi, người sáng lập của truyền thống Phật giáo Shingon Nhật Bản, thành lập vào năm 828 trên nền của ngôi chùa Toji ở Kyoto. Đây là cơ sở giáo dục đầu tiên tại Nhật Bản mở cửa cho tất cả mọi sinh viên không phân biệt địa vị xã hội hay kinh tế.