14. Phụ Lục

17 Tháng Chín 201200:00(Xem: 6896)

RECHUNG
ĐỖ ĐÌNH ĐỒNG dịch
MILAREPA
CON NGƯỜI SIÊU VIỆT
Nguyên tác Tây tạng: Mila Khabum - Tác giả: Rechung
Anh dịch: Lama Kazi Dawa-Samdup
Cô đọng và phóng tác: Lozang Jivaka
Việt dịch: Đỗ Đình Đồng

XIV

PHỤ LỤC

 

Có thể độc giả muốn biết những gì xảy ra với một số đệ tử chúng tôi trong những năm kế tiếp. Phần đông các tín đồ, nam cũng như nữ, có mặt tại cuộc nhập diệt và hỏa táng của bậc Đạo sư, đã rút lui ra khỏi đời sống thế gian để sống một mình và thiền định trong cô tịch. Tôi mang ra đi mang theo các phẩm vật Sư phụ Milarepa để lại trên tử sàng tới Dvagpa Rimpoche,* lúc bấy giờ đang ở tỉnh khác. Tôi đã tặng Dvagpo chiếc mũ Maitri, cây tích trượng, và kể lại cho ông nghe toàn thể câu chuyện này. Nghe tôi kể, Dvagpo ngất đi. Khi tỉnh lại, Dvagpo cầu nguyện rất nhiều với bậc Đạo sư quá cố. Và có những việc đã được ghi lại trong tác phẩm riêng của Dvagpo về cuộc đời của Milarepa, vì về phần Dvagpo, ông cũng viết riêng một cuốn sách. Sau đó, ông mời tôi ở lại với ông, tôi đã cho ông các Chân lý Khẩu Truyền. Rồi tôi từ giã ông và đến sống ở tu viện Loro-Dol, để thiền định trong suốt quãng đời còn lại của tôi. Những đệ tử tiên tiến nhất không từ giã cõi đời theo cách thông thường mà họ chuyển lên Cõi Thiên và không để lại nhục thể (chính Rechung là một trong nhũng người này). Trong khi số đệ tử còn lại thị tịch theo lối thông thường và họ lưu lại nhục thể làm thánh tích cho những chúng sinh còn mê muội.

Và như thế, năng lực vĩ đại của Milarepa, đã đạt được một cách khó nhọc qua nhiều đau đớn khổ nhọc và tự khép mình vào kỷ luật, đã trải khắp Vũ trụ đến các thế giới bên kia cảnh giới này. Như thế, câu chuyện lịch sử về bậc Đại Hành giả Du già Milarepa, người đã sống và đã chết vì lợi ích cho tất cả chúng sinh và cuối cùng đã thành Phật, chấm dứt tại đây.



* Tức Gambopa.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Mười 2015(Xem: 9121)
Trong một cơ duyên dịch giáo pháp của Đức Đạt Lai Lạt ma, tôi khắc ghi lời ngài rằng, nếu không có cái nhìn tổng thể, có thể đôi khi người thực hành sẽ thấy giáo pháp, những phương pháp thực hành mà đức Phật ban có nhiều điểm mâu thuẫn nhau. Thực ra tất cả giáo pháp, phương pháp thực hành của đức Thế Tôn đều mang pháp vị giải thoát. Đức Phật tuyên thuyết nhiều giáo pháp ứng hợp cho căn cơ của mỗi chúng sinh.
27 Tháng Tám 2015(Xem: 17948)
Hôm nay, 19-11-2010, tôi đã từng được yêu cầu nói về một số hiểu biết thông thường sai lạc về Phật Giáo. Và có nhiều thứ đa dạng khác nhau, với nhiều lý do khác nhau. Có một số đặc thù là văn hóa, hoặc là đối với văn hóa phương Tây, hay đối với Á châu và những nền văn hóa khác bị ảnh hưởng bởi sự suy nghĩ của phương Tây hiện đại. Có những hiểu biết sai lầm có thể đến từ những vùng văn hóa khác
27 Tháng Năm 2015(Xem: 12033)
Cuốn sách này gồm một hợp tuyển những tác phẩm của Longchen Rabjam (1308-1363) về Dzogpa Chenpo (S. mahasandhi, Việt : Đại Toàn Thiện). Những bản dịch có một giới thiệu chi tiết căn cứ chặt chẽ trên kinh điển và những giải thích truyền thống về phương diện bí truyền sâu xa nhất của Phật giáo.
01 Tháng Hai 2015(Xem: 15438)
Sự phát triển của Phật giáo Tây Tạng có những nét đặc thù mà có lẽ không nước nào khác trên thế giới có được. Vào năm 641 vua Đường Thái Tông của Trung Hoa gã công chúa Văn Thành cho vua Tây Tạng. Vị công chúa này là người thông minh, có học và là một Phật tử thuần thành.