14. Phụ Lục

17 Tháng Chín 201200:00(Xem: 6916)

RECHUNG
ĐỖ ĐÌNH ĐỒNG dịch
MILAREPA
CON NGƯỜI SIÊU VIỆT
Nguyên tác Tây tạng: Mila Khabum - Tác giả: Rechung
Anh dịch: Lama Kazi Dawa-Samdup
Cô đọng và phóng tác: Lozang Jivaka
Việt dịch: Đỗ Đình Đồng

XIV

PHỤ LỤC

 

Có thể độc giả muốn biết những gì xảy ra với một số đệ tử chúng tôi trong những năm kế tiếp. Phần đông các tín đồ, nam cũng như nữ, có mặt tại cuộc nhập diệt và hỏa táng của bậc Đạo sư, đã rút lui ra khỏi đời sống thế gian để sống một mình và thiền định trong cô tịch. Tôi mang ra đi mang theo các phẩm vật Sư phụ Milarepa để lại trên tử sàng tới Dvagpa Rimpoche,* lúc bấy giờ đang ở tỉnh khác. Tôi đã tặng Dvagpo chiếc mũ Maitri, cây tích trượng, và kể lại cho ông nghe toàn thể câu chuyện này. Nghe tôi kể, Dvagpo ngất đi. Khi tỉnh lại, Dvagpo cầu nguyện rất nhiều với bậc Đạo sư quá cố. Và có những việc đã được ghi lại trong tác phẩm riêng của Dvagpo về cuộc đời của Milarepa, vì về phần Dvagpo, ông cũng viết riêng một cuốn sách. Sau đó, ông mời tôi ở lại với ông, tôi đã cho ông các Chân lý Khẩu Truyền. Rồi tôi từ giã ông và đến sống ở tu viện Loro-Dol, để thiền định trong suốt quãng đời còn lại của tôi. Những đệ tử tiên tiến nhất không từ giã cõi đời theo cách thông thường mà họ chuyển lên Cõi Thiên và không để lại nhục thể (chính Rechung là một trong nhũng người này). Trong khi số đệ tử còn lại thị tịch theo lối thông thường và họ lưu lại nhục thể làm thánh tích cho những chúng sinh còn mê muội.

Và như thế, năng lực vĩ đại của Milarepa, đã đạt được một cách khó nhọc qua nhiều đau đớn khổ nhọc và tự khép mình vào kỷ luật, đã trải khắp Vũ trụ đến các thế giới bên kia cảnh giới này. Như thế, câu chuyện lịch sử về bậc Đại Hành giả Du già Milarepa, người đã sống và đã chết vì lợi ích cho tất cả chúng sinh và cuối cùng đã thành Phật, chấm dứt tại đây.



* Tức Gambopa.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
23 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 8746)
02 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 8288)
Pháp luyện tâm nói về hành trì của các hành giả cao cả. Khi tu tập để phát bồ đề tâm, trước hết, ta phải phát khởi các thực chứng của một hành giả sơ căn và trung căn trong lamrim1, để thiền quán về tánh Không, về sự bình đẳng ngã tha và hoán chuyển ngã tha.
27 Tháng Mười Một 2014(Xem: 7684)
Dù một số học giả cho rằng Mật điển của Phật giáo phát xuất từ Ấn giáo (Hinduism), điều này không đúng. Lý thuyết này thịnh hành trong số những người theo học thuyết Tiểu thừa, dựa trên sự tương đồng bề ngoài của các yếu tố trong hai hệ thống, chẳng hạn như sắc tướng của các Hộ Phật, pháp thiền quán về kinh mạch và khí, nghi lễ lửa, v.v...
29 Tháng Sáu 2014(Xem: 9735)
1. Với quyết tâm thành tựu mục đích tột cùng cao cả/ Làm lợi lạc hết thảy chúng hữu tình,/ Tâm hạnh trân quý còn hơn cả viên bảo châu như ý,/ Nguyện luôn yêu thương giữ gìn tất cả mọi chúng sinh./ 2. Mỗi khi gặp gỡ tiếp xúc bất kỳ ai,/ Con nguyện coi mình là kẻ thấp kém nhất./ Sâu thẳm tận đáy lòng, con nguyện xin tôn trọng,/ Và kính quý người khác như những bậc tối cao./
25 Tháng Sáu 2014(Xem: 10564)
Đại học Shuchi có nguồn gốc là một Trường đào tạo Nghệ thuật và Khoa học, được Bậc Thầy Kobo Daishi, người sáng lập của truyền thống Phật giáo Shingon Nhật Bản, thành lập vào năm 828 trên nền của ngôi chùa Toji ở Kyoto. Đây là cơ sở giáo dục đầu tiên tại Nhật Bản mở cửa cho tất cả mọi sinh viên không phân biệt địa vị xã hội hay kinh tế.