Pháp Hội Quán Đỉnh Kalachakra

09 Tháng Giêng 201707:37(Xem: 7771)
blank



PHÁP HỘI
QUÁN ĐỈNH KALACHAKRA

La Sơn Phúc Cường chuyển ngữ



Lịch trình quán đỉnh

Theo lời thỉnh cầu của Hội đồng Kashag, đức Đạt Lai Lạt ma truyền quán đỉnh Kalachakra lần thứ 34 tại Bồ Đề Đạo Tràng.

Từ ngày 02/01 tới 04/01: cùng chư tăng tự viện Namgyal và các Rinpoche cử hành nghi thức chuẩn bị, cầu nguyện, kiến lập mandala cát và các nghi thức khác.

Từ ngày 05/01 đến 08/01: Giảng pháp Nhập Bồ tát hạnh của đức Shantideva và Các Giai tầng Thiền định của đức Kamalashila.

Ngày 09/01: Vũ điệu Kalachakra
Từ ngày 10/01 đến 13/01: truyền quán đỉnh Kalachakra
Ngày 14/01: Nghi thức cầu Trường thọ.

Lịch giảng pháp của ngài, buổi sáng là thời gian cầu nguyện từ 8h:30 và buổi chiểu giảng pháp Nhập Bồ tát HạnhCác giai tầng Thiền định từ 14h:00, giờ Việt Nam. Có thể theo dõi trên trang:

 https://www.facebook.com/10march1959/?pnref=story

hoặc http://dalailama.com/liveweb.

kalachakra-lan-thu-34-01Đức Đạt lai Lạt ma vẫy chào thính chúng trong đại lễ quán
đỉnh Kalachakra lần thứ 34 tại Bồ Đề Đạo Tràng,
ngày 02 tháng 01 năm 2017. Ảnh: Tenzin Choejor.

Ngày 02/01/2016 tại Bồ Đề Đạo Tràng, sau khi vừa hoàn thành nghi thức ban đầu, đức Đạt Lai Lạt Ma đã cùng thính chúng trì tụng các câu kệ đỉnh lễ Đức Phật và tụng Bát Nhã Tâm Kinh, ngài nhắc đại chúng hãy trì tụng chân ngôn Kalachakra trong khi ngài cùng chư Tăng chuẩn bị cho các giai đoạn chuẩn bị tiếp theo.Chúng ta đang ở thánh địa, nơi hơn 2500 năm trước đức Phật Shakyamuni đã thành đạo. Các đạo sư Ấn Độ vĩ đại như ngài Long Thọ và nhiều đạo sư trong số 84 bậc Đại Thành tựu giả cũng đã từng hành trì tại đây. Nhiều dịch giả từ Tây Tạng cũng đã tới nơi đây tham cầu giáo pháp. Trong lần này tôi sẽ truyền trao quán đỉnh Kalachakra và đây là lần thứ 34 tôi truyền quán đỉnh này. Kể từ thời đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 7, ngài đã trước tác các bộ luận mà chúng ta đang thực hành dựa trên truyền thống Zhalu và Jonang, chư tăng của các tự viện như Phende Kekshe Ling và Namgyal vẫn đang tiếp tục hành trì Kalachakra.

Sau lần truyền quán đỉnh lần đầu tiên tại Dharamsala, Ấn Độ vào năm 1970, khi chúng tôi bắt đầu phá bỏ mandala cát, tôi đã có một giấc mơ, tôi mơ thấy rằng mình đang ở giữa trung tâm của Mandala với chư tăng xung quanh. Chúng tôi đang gia trì tịnh hóa môi trường xung quanhthỉnh cầu sự hiện diện của Bản tôn. Đây là những hàm ẩn cho thấy tôi sẽ truyền trao quán đính này nhiều lần nữa. Lần đầu tiên tôi truyền quán đỉnh Kalachakra ở Lhasa là vào năm 1954, đã có rất nhiều người thụ nhận nhưng tôi vẫn không biết có bao nhiêu đang thực sự hành trì.

kalachakra-lan-thu-34-03Đức Đạt Lai Lạt Ma cùng chư tăng cử hành nghi thức vũ điệu
thỉnh cầu, an vị Hộ pháp, Thổ địa trong phần nghi
thức chuẩn bị cho quán đỉnh Kalachakra tại
Bồ Đề Đạo Tràng ngày 03 tháng 01 năm 2017.
ảnh: Tenzin Choejor

Quý vị đã tới thánh địa này với sự khát ngưỡng được lắng nghe giáo pháp. Hãy thực hành và tận dụng cơ hôi này để hành trì giáo pháp. Dù cho quý vị có đang theo truyền thống tôn giáo nào thì điều quan trọng là phải chân thành. Điểm trọng yếu của tất cả các truyền thốngnuôi dưỡng lòng nhân ái- một phần của tâm từtâm bi. Đây là cách tiếp cận rất thực tiễn cho tất cả chúng ta. Đối với những ai thực hành truyền thống Phật giáo Sankrit thì việc nuôi dưỡng tâm từ bi là điều tối quan trọng. Nếu chúng ta chỉ giữ tâm ích kỷ cho bản thân thì sự thực hành của chúng ta không phải là giáo pháp Đại thừa.Còn nếu quý vị không hành trì giáo pháp sau khi thụ nhận thì cũng sẽ không có nhiều gia trì sau lễ quán đỉnh.

Điều quan trọng là chúng ta cần phải thay đổi lại tri kiến của bản thân và hướng tâm tới lợi lạc cho mọi người. Bởi vì đã nỗ lực và mất nhiều công sức để tới đây, quý vị phải nỗ lực để cho những chuyển hóa nội tâm. Đây cũng là nơi tôi đã nhận khẩu truyền Nhập Bồ tát hạnh từ ngài Khunu Lama Rinpoche, ngài có ảnh hưởng to lớn tới tôi. Quý vị không thể có sự tiến bộ nếu chỉ cầu nguyện, cần phải biết tư duychuyển hóa thực sự trong đời sống. Thứ lớp mà chúng ta hành trì là qua năm đạo lộ trong Dharani Bát Nhã Tâm Kinh Gate, gate, paragate, parasamgate, bodhi svaha.

Sự chuyển hóa nội tâm không thể nhanh chóng diễn ra chỉ sau một vài ngày. Ngài dạy rằng cần một thời gian dài giống như một đóa hoa cũng cần có thời gian mới có thể đâm bông và nở hoa. Nhưng ngài Di Lặc đã từng dạy rằng, bản chất của tâm là trong sáng và các phiền não chỉ là tạm thời. Giữ mục tiêu giác ngộ trong tâm là cách thức hoàn hảo nhất để chúng ta tránh những hành vi bất thiện, làm những hạnh lànhchuyển hóa dòng tâm. Thực hành lòng nhân ái là cách thức chúng ta sống một cuộc đờiý nghĩa. Nếu quý vị có thể nuôi dưỡng được lòng nhân ái thì sẽ giúp bản thân có được một tái sinh tốt lành. Hãy nỗ lực lắng nghe, tư duy về giáo pháp và đưa giáo pháp vào đời sống.

blank
Đức Đạt Lai Lạt Ma chia sẻ giáo pháp tại đại lễ quán đỉnh

Kalachakra vào ngày 02 tháng 01 năm 2017.
Ảnh: Tenzin Choejor.

Tôi sẽ luận giảng bộ thứ hai Các Giai Tầng Thiền được trước tác bởi ngài Kamalashila vào thế kỷ thứ 8 tại Tây Tạng theo lời thỉnh cầu của vua Trisong Detsen. Bậc Thầy của ngài là đức Shantarakshita đã đưa truyền thống Nalanda tới Tây Tạng, truyền giới Tỳ kheo, giảng pháp và dịch thuật các kinh văn Phật giáo sang tiếng Tạng, ngài Liên Hoa Sinh đã truyền trao giáo pháp Mật thừa.

Ngày hôm nay tôi sẽ cử hành các nghi thức hộ trì cho đệ tử tránh các chướng ngại khi nhận quán đỉnh. Sẽ cần phải một số ngày mới có thể hoàn thành việc kiến lập Mandala cát, làm thực phẩm cúng dường Hộ pháp, kết giới Kim cương gia trì cho vùng đất cử hành nghi lễcử hành các vũ điệu thỉnh cầu, an vị Thổ địa, triệu thỉnh Hộ pháp…

Quan điểm khoa học cho rằng vũ trụ bắt đầu với vụ nổ big bang và quan điểm của Phật giáo cho rằng tâm không có điểm bắt đầu. Muốn biết nhân ban đầu của tâm cần phảitự tính tương tự, đó là dòng tâm. Ngài cho rằng tới tận bây giờ chúng ta vẫn chưa thấy được tác hại của các phiền não, chúng ta cần có những đối trị với chúng. bởi vì nguồn gốc của các phiền não si mê nên trí tuệ tính khôngđối trị hữu hiệu nhất. bởi vậy sự thực hành của Phật giáo luôn dựa trên nền tảng của Giới, Định, Tuệ.

Ngài dạy rằng các đệ tử có thể trì tụng tâm chú Kalachakra  hay các chân ngôn Kalachakra dài để nhận được sự hộ trì, hãy trì tụng mọi lúc mọi nơi thậm chí cả khi tranh thủ đi shopping. Ngài dạy rằng các nghi thức trong những ngày đầu tiên giúp hộ trì người nhận pháp và vì vậy ngài sẽ không giảng pháp trong 3 ngày đầu. bởi vậy mọi người có thể tranh thủ tới đỉnh lễ tại các thánh địa như Rajgir, Nalanda và sơn động Mahakala.

Trước đó, ngày 29 tháng 12 năm 2016, đức Đạt Lai Lạt ma trong buổi chia sẻ với một nhóm Phật tử tới từ Tây Tạng tại Bihar, đã dạy rằng nếu vì hoàn cảnh không thể tới tham dự lễ quán đỉnh, họ có thể giành thời gian nhớ nghĩ về Kalachakra vào các ngày 13, 14, và 15 Tạng lịch, tức là vào ngày 11, 12 và 13 Dương lịch. Khi truyền trao quán đỉnh, ngài sẽ nhớ nghĩ về họ và giữ hình ảnh họ trong dòng tâm, bởi vậy họ có thể nhận được sự gia trì. Ngài cũng lấy dẫn dụ, vào thời đức Phật, vì một số hoàn cảnh bên ngoài, giới luật tự viện vẫn có thể được trao truyền từ xa. Cũng như thế, thính chúng vì nhiều lý do không thể trực tiếp tới Bồ Đề Đạo Tràng nhận quán đỉnh, khi theo dõi qua phương tiện truyền thông, vẫn có thể nhận được sự gia trì to lớn.

La Sơn Phúc Cường chuyển dịch từ www.Dalailama.com


Xem website chính thức của ban tổ chức: http://kalachakra2017.net/ 
Đăng ký tham dựhttps://kalachakra2017.co.in/ 

Bài đọc thêm:
GIỚI THIỆU MẬT PHÁP THỜI LUÂN
Kalachakra Initiations by His Holiness the Dalai Lama
Introduction to the Kalachakra 


và bài:
ĐƯỜNG VÀO KALACHAKRA 
Đại Sư Jhado Rinpoche
Nguyên bản Anh ngữ: Introduction to Kalachakra
Jhado Rinpoche thuyết giảng tại Bồ Đề Đạo Tràng , Ấn Độ, 01/2002
http://kalachakranet.org/teachings/comJR02d.zip
http://kalachakranet.org/teachings/qaJRo2d.zip
English Version © Jhado Tulku Rinpoche
Vietnamese Version © Hồng Như Thubten Munsel 2008


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Mười 2015(Xem: 9706)
Trong một cơ duyên dịch giáo pháp của Đức Đạt Lai Lạt ma, tôi khắc ghi lời ngài rằng, nếu không có cái nhìn tổng thể, có thể đôi khi người thực hành sẽ thấy giáo pháp, những phương pháp thực hành mà đức Phật ban có nhiều điểm mâu thuẫn nhau. Thực ra tất cả giáo pháp, phương pháp thực hành của đức Thế Tôn đều mang pháp vị giải thoát. Đức Phật tuyên thuyết nhiều giáo pháp ứng hợp cho căn cơ của mỗi chúng sinh.
27 Tháng Tám 2015(Xem: 19298)
Hôm nay, 19-11-2010, tôi đã từng được yêu cầu nói về một số hiểu biết thông thường sai lạc về Phật Giáo. Và có nhiều thứ đa dạng khác nhau, với nhiều lý do khác nhau. Có một số đặc thù là văn hóa, hoặc là đối với văn hóa phương Tây, hay đối với Á châu và những nền văn hóa khác bị ảnh hưởng bởi sự suy nghĩ của phương Tây hiện đại. Có những hiểu biết sai lầm có thể đến từ những vùng văn hóa khác
27 Tháng Năm 2015(Xem: 12625)
Cuốn sách này gồm một hợp tuyển những tác phẩm của Longchen Rabjam (1308-1363) về Dzogpa Chenpo (S. mahasandhi, Việt : Đại Toàn Thiện). Những bản dịch có một giới thiệu chi tiết căn cứ chặt chẽ trên kinh điển và những giải thích truyền thống về phương diện bí truyền sâu xa nhất của Phật giáo.
01 Tháng Hai 2015(Xem: 16282)
Sự phát triển của Phật giáo Tây Tạng có những nét đặc thù mà có lẽ không nước nào khác trên thế giới có được. Vào năm 641 vua Đường Thái Tông của Trung Hoa gã công chúa Văn Thành cho vua Tây Tạng. Vị công chúa này là người thông minh, có học và là một Phật tử thuần thành.
23 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 9374)