Cùng nhau tiến bước

08 Tháng Năm 201910:22(Xem: 1662)
GIÁC NGỘ MỖI NGÀY
BƯỚC CHÂN AN LẠC TRONG ĐỜI SỐNG HIỆN ĐẠI
Gyalwang Drukpa 
Ban phiên dịch Drukpa Việ Nam
Nhà xuất bản: Văn Hóa Thông Tin 2015

Chương 3 : Cùng nhau tiến bước

Trong suốt hành trình cuộc đờichúng ta được hạnh ngộ nhiều người. Cha mẹ dìu dắt những bước đầu tiên, bạn bè và những người thương yêu sát cánh cùng nương tựa chia sẻ nguồn cảm hứngChúng ta chăm sóc lẫn nhau, có lúc ta trở thành người hướng đạo, lại có khi ta cần sự trợ duyên để tìm đúng con đường của mình.

Nếu may mắn được hạnh ngộ các bậc Thượng sư, những người thầy hay đạo hữu chân chính, bạn phải thấy tri ân vì bằng mọi cách họ sẽ giúp bạn đi đúng hướng. Ngay cả khi bạn hành xử không tốt, họ vẫn giúp bạn xua tan ảo tưởngnuôi dưỡng lòng tự tin để giải quyết vấn đề. Và rồi hạnh phúc đích thực, thứ hạnh phúc từ bên trong, sẽ đến với bạn. Bậc Thầy và đạo hữu chân chính có thể giúp bạn đạt được điều đó.

Tôi thường nói với các đệ tử của mình về những yếu điểm họ cần cải thiện trong cách sống hoặc đối nhân xử thế. Thay vì đón nhận những góp ý này một cách tích cực, đôi khi họ lại tỏ ra khó chịu và thất vọng. Là người thầy, tôi luôn nghĩ mình có trách nhiệm chỉ ra những điều đó, nhưng tất nhiên tôi không muốn tạo ra bầu không khí bất hòa giữa mình và các đệ tử, do vậy tôi thường ngưng góp ý khi thấy họ tỏ vẻ không muốn nghe. Tôi thường tự nhủ những ai chỉ ra cho ta sai lầm mới thực sự là người quan tâm tới mình và tôi rất trân trọng họ. Những người lúc nào cũng lịch thiệp và đồng ý về mọi vấn đề chưa chắc đã là người đồng hành hữu ích. Bản tính của con người là thích nghe những lời đường mật, nhưng thực sự chúng không giúp chúng tatrưởng thành mà chỉ làm tăng trưởng vô minh và ngã mạn.

Tình bạn rất quan trọng. Tôi thấy tiếc khi thấy có những người chỉ vì những bất đồng nho nhỏ mà đánh mất cả tình bạn quý giá. Một người bạn tốt giúp ta trưởng dưỡng lòng từ bi bác áitrí tuệvà tâm bình an, làm giảm bớt những tham dụcđố kỵsân hận và kiêu mạn trong ta. Bề ngoài đó có thể là một người bình thường, nhưng trên góc độ tâm linh, họ lại là một người thầy, người dẫn đường, là điểm tựa để bạn có những thay đổi tích cực. Một khi đã nhận ra, bạn phải trân trọng và đối xử với họ thậm chí còn tốt hơn với bản thân. Một thiện tri thức cũng được coi trọng như một bậc Thượng sư hay một vị Phật, vì vậy, hãy trân trọng họ với trọn trái tim mình!

Chúng ta cần lựa chọn bạn bè một cách kỹ lưỡng. Một số mang ảnh hưởng tiêu cực, số khác lại có tác động tích cực đến mình. Hãy lắng nghe trực giác khi bạn gặp gỡ ai đó, dù đó là người quen hay kẻ xa lạ. Bạn có thể cảm nhận được năng lượng toát ra từ họ. Bạn thấy vui hay buồn? An bình hay kích động? Bạn có sẵn sàng mở rộng vòng tay nồng ấm đón nhận hay thấy mình đang phải thăm dò và giữ khoảng cách với họ? Đừng bỏ qua trực giác bởi trái tim có thể tỉnh táo hơn tâm trí bận rộn.

Các bậc Thầy thường biết cách khơi nguồn cảm hứng, xua tan những đám mây của vô minh vọng tưởng để trí tuệ và tình yêu thương được hiển lộ. Bạn trải nghiệm những phút giây thật an lạc khi lắng nghe những lời khai thị hay được lân mẫn bên các Ngài. Từ trường và năng lực giác ngộ an lành của bậc Thầy sẽ giúp bạn gỡ bỏ từng lớp vỏ bọc bản ngã để trở về với bản chất tự nhiên vốn có của chính mình. Như vậy là nhờ bậc Thầy hoặc bạn hữu biết đồng cảm, chia sẻ và truyền cảm hứngchúng ta có thể tìm ra mục đích ý nghĩa đích thực của đời mình. Cảm hứng là món quà tuyệt vời mà một khi nhận được, ta không thể chỉ giữ nó cho riêng mình mà nên tiếp tục chia sẻ, nhân rộng cảm xúc này ra ngoài vì lợi ích nhiều người khác nữa!

Người tích cực thường có xu hướng ứng xử thuận với quy luật tự nhiên của vũ trụ. Họ kính trọng cha mẹ, bạn bè, biết yêu thương muông thú, cây cỏ. Nếu trên bước đường đời, bạn hạnh ngộ ai đó tràn đầy trí tuệ hiểu biết, hãy biết trân trọng vì họ sẽ giúp bạn rút ngắn con đường về với tự tính tâm của chính mình. Đây là người chúng ta có thể nương tựa, có khả năng giúp ta dứt bặt tâm lăng xăng, vọng động. Chúng ta hoan hỷ đón nhận suối nguồn cảm hứng và sự khích lệ bất tận từ sự hiện diện đầy ý nghĩacủa họ!

“Nếu đã có phúc duyên hạnh ngộ

Bạn đồng hành trí tuệ từ bi

Hãy yên lòng sánh bước cùng đi

Vượt qua ngàn hiểm nguy gian khó…”

  • Đức Phật

Người cha kính yêu của tôi là một bậc hướng đạo tâm linh vĩ đại. Được làm con trai duy nhất của Ngài quả là phúc báu lớn lao. Cha đã truyền cho cho tôi sức mạnh vượt qua nhiều thử thách cam go trên quá trình đào tạo truyền thống dành cho một bậc Thượng sư hóa thân chuyển thế. Khi tôi còn bé, ông thường sáng tạo ra nhiều món đồ chơi thú vị từ những món đồ cũ như chiếc đồng hồ vỡ, chiếc đài bán dẫn, hay những chiếc băng đã hỏng,… Khi tôi lớn hơn một chút, ông kiên nhẫn chơi với tôi hàng giờ, chạy đuổi theo những trái bóng, những chiếc đĩa nhựa hoặc những trò chơi đại loại như thế. Ông thường đẩy chiếc xe đạp ba bánh của tôi tuốt lên đồi cao để tôi trượt xuống. Tôi có thể chơi đi chơi lại trò này cả ngày. Ngay cả những ngày mưa, ông vẫn vác cả xe và tôi lên vai, bắt chước tiếng gầm rú của xe Jeep khi nó leo lên dốc hoặc khi bị mắc kẹt trên những con đường lầy lội.

Tôi luôn thích ngựa, và khi tôi lớn hơn một chút, ông bắt những con ngựa hoang trên núi cho tôi vuốt ve, đôi khi ông cũng cho tôi cưỡi nếu chúng không quá to lớn và dữ tợn. Cha tôi đã cho tôi trọn vẹn tình thương. Có được một người cha tôn kính, đầy yêu thương như ông quả là một ân huệ tuyệt vời trong cuộc sống.

Cha tôi được ấn chứng là hóa thân đời thứ 36 của Đại dịch giả - Thành tựu giả Vairochana khi ông lên tám tuổi. Tôi nghĩ rằng ông có một tuổi thơ vất vả vì cha mẹ ông không ở cùng ông kể từ thời gian đó. Ông không bao giờ nói về những khó khăn, nhưng thật hạnh phúc khi tôi biết được rằng với sự tận tụy của mẹ tôi và tình yêu đích thực mà họ dành cho nhau, cuộc sống của ông cũng tràn đầy niềm vui và an lạc. Tôi luôn cảm ơn mẹ từ tận đáy lòng vì tình yêu vô bờ và sự thấu hiểu sâu sắc bà dành cho gia đình. Tôi cũng cảm ơn cha tôi vì ông rất trân trọng và gìn giữ điều đó. Họ đúng là một sự kết hợp tuyệt vời.

Một ngày nọ, Tôn giả A Nan, sau một hồi suy ngẫm rất lâu, bước tới bên Đức Phật thưa rằng “Bạch Đức Thế Tôn, con nghĩ rằng thiện tri thức là một nửa đời sống tâm linh!”

Đức Phật trả lời “Này A nan, chớ có nói vậy. Thiện tri thức chính là toàn bộ đời sống tâm linh!”

  • trích Kinh Tương Ưng

Một cộng đồng tu tập tâm linh là những thiện tri thức giúp ta bớt đơn độc trên đường tu tập. Hãy chia sẻ với mọi người. Bạn sẽ dễ mất niềm tin khi thấy con đường phía trước mờ mịt xa xămĐộng lực cũng giống như một cái trống cần được đánh liên tục, đó là nhịp điệu của thế giới. Nếu chỉ bước đi trong niềm cô đơn lặng lẽ, bạn khó có thể vững tâm tiến bước. Vì vậy hãy tìm kiếm bạn đồng hànhthỉnh thoảng có thể chia sẻ niềm vui nỗi buồn và là chỗ dựa cho nhau tiến bước. Có thể bạn cũng đang đồng hành cùng tôi khi đọc cuốn sách này. Tôi hy vọng có thể chuyển hóa năng lượng tốt đẹp của bạn theo hướng đi đúng đắn.

Bậc Thầy bên trong

Bậc thầy tuyệt vời nhất đang an trú ngay trong ta. Giống như những người có thể dẫn đường chỉ lối cho ta trong cuộc sống, bậc Thượng sư bên trong cũng luôn có mặt để giúp bạn đi đúng đường. Bạn có thể gọi đó là trực giáctâm hồn, trái tim hoặc chiếc la bàn nội tâm của mình. Tuy nhiênchừng nào kỳ vọng còn nặng trĩu trên vai, bạn khó có thể nghe thấy tiếng nói của người thầy bên trong, khó có thể nhận biếtmình đang nghe theo trái tim hay để u mê, bám chấp thiêu đốt, kiểm soát ý nghĩa và cảm xúc của mình.

Khi nhận ra những người thực sự có ảnh hưởng tích cực tới cuộc sống của mình, bạn cũng bắt đầu hiểu và tin tưởng bản thân. Bạn sẽ tự tin và cảm thấy có đủ sáng suốt để xử lý mọi việc ngay cả trong những thời điểm cam go nhất. Cũng có lúc bạn thầm trách mình vì đã quyết định “sai” hay phạm lỗi, nhưng bạn sẽ thấy mình kiên cường hơn, nhanh chóng lấy lại tinh thần, đứng lên, giũ bỏ bụi đường và tiếp tục tiến bước mà không cần dằn vặt luyến tiếc. Ngược lại, khi trao cho bản ngã quyền quyết định, ta sẽ sớm trải nghiệm những thất vọng đớn đau bởi bản ngã vốn dĩ dễ tổn thương và luôn phản ứng lại đầy huyên náo. Với sự hiện diện của “bậc Thượng sư” bên trong, bạn có thể lắng nghe và tiếp thu mọi lời phê bình. Nếu nó hữu ích thì rất tuyệt, bạn đã có một bài học bổ ích; còn nếu lời khuyên này đến từ bóng tối vô minh, bạn có thể phớt lờ một cách nhẹ nhàng và đi tiếp.

Tránh xa bạn xấu

Thật không may, trên thế giới này cũng có những người không tốt, sự hiện diện của họ vô tình tạo duyên thiêu đốt chúng ta trong ngọn lửa của những sân hậnđố kỵtham dục hoặc hiểu lầm. Tôi nói “vô tình” vì những cảm xúc đó thực ra là sự phóng chiếu tiêu cực trong bạn, còn họ chỉ đóng vai trò chất xúc tác. Hơn nữa, ngay những người tiêu cực cũng có thể là những bậc thầy nếu chúng ta biết tỉnh táo nhận thức.

“Người bạn xấu còn đáng sợ hơn loài thú hoang. Một con thú hoang có thể làm tổn thương xác thân này, nhưng người bạn ác sẽ hủy hoại tâm trí bạn” • Đức Phật

Học cách nhận diện và đối trị những xúc tình tiêu cực là mục tiêu vô cùng quan trọng: “Người này khiến tôi tức giận, khiến tôi đắm trong ham muốn u mê. Có lẽ tôi nên lặng lẽ rời xa anh ta, không nói năng nhiều”. Và nếu tự tin mình có thể từ bỏ, bạn cũng nên nghĩ rằng: “Ta cần nuôi dưỡng sức mạnh nội tâmđể chiến thắng những thói quen tiêu cực của mình, nếu không gió nghiệp sẽ khiến ta lại gặp phải những người tương tự như anh ta. Như vậy việc này sẽ không bao giờ chấm dứt”.

Để tránh xa những người có ảnh hưởng tiêu cực là điều không đơn giản vì thực tế có thể bạn cũng thích một mặt nào đó của anh ta, hoặc bạn buộc phải giao tiếp với anh ta hàng ngày, như một đồng nghiệp chẳng hạn. Mặt khác, nếu họ có vẻ ngoài đáng sợ hay đôi mắt ngáo ộp dữ dằn, chúng ta sẽ dễ có quyết định của mình. Nhưng thường thì những người này lại có vẻ ngoài thoạt tiên rất dễ thươnghấp dẫn. Sau khi kết thúc mối quan hệ, liệu có bao nhiêu người thú nhận rằng mình dường như thích kết bạn “nhầm người”?

Hãy nhớ lại những lần trong đời bạn bị rơi vào ảnh hưởng tiêu cực của ai đó. Khi ấy, bạn có cảm thấyđang đánh mất chính mình hay trở thành một phiên bản tồi tệ của bản thân? Đôi khi, bạn lại muốn tự trừng phạt mình bằng cách gần gũi với kẻ xấu. Chúng ta bị mắc kẹt trong vòng xoáy tiêu cực và phải hoàn thành vai diễn mình tự dựng lên rồi chuốc lấy. Sự tự tin, lòng tự trọng quá cao bị bào mòn hoặc chôn vùi dưới lớp vỏ bi quan khi chúng ta bắt đầu nghĩ mình thuộc tuýp người tồi tệ hèn kém - dù trong thâm tâm ta biết ai là kẻ khiến mình lầm đường lạc lối. Tuy vậy, ngay lúc đó, chúng ta vẫn đổ lỗi cho mình thay vì nhìn thẳng vào sự thật là những người này không có gì tốt đẹp và tốt nhất chúng ta cần tránh xa.

“…Nếu không thể có được

Bạn hữu hay Bậc Thầy

Trên hành trình phía trước,

Xin tiếp bước một mình

Chớ để kẻ ngu ngốc,

Trở thành bạn đồng hành

  • Đức Phật

Điều may mắn là xung quanh ta vẫn còn nhiều bạn tốt, những người sẽ chân thành nhắc nhở mỗi khi ta rời xa bản tính lương thiện. Đối ngược lại, có hai cách để quán xé tảnh hưởng tiêu cực từ “người bạn” mình. Bạn có thể tự hỏi xem các phẩm chất trí tuệ và tình yêu thương bi mẫn nơi mình có giảm sút khi tiếp xúc với họ không? Nếu lòng từ bi và trí tuệ nơi bạn bị suy giảm, nếu bạn trở nên dễ cáu giận, ngày một tham ái, ngạo mạn và đố kỵchắc chắn có điều gì đó không ổn từ mối quan hệ này.

Bề ngoài, nhiều mối quan hệ có vẻ hữu hảo tốt đẹp. Mặc dù “người bạn” thậm chí như đang chăm sóc, nâng đỡ mình, bạn vẫn nên tự vấn: “Sự hiện diện của họ có giúp cho ta trưởng thành, giúp trưởng dưỡng sự hiểu biếtlòng từ bi và tình yêu thương? Hay ngược lại, liệu mối quan hệ này có đang phát triển theo hướng tiêu cực, chỉ kích động những sân hậnvô minh, tham ái?”. Đôi khi, năng lượng tiêu cực của một mối quan hệ xấu kéo ta tụt lùi trên con đường tâm linh một cách rất vi tế. Đó là một câu hỏi hóc búa nhưng rất quan trọng.

Chúng ta cũng không nên ép buộc mọi người ở bên chúng ta mãi mãi. Đôi khi tôi thấy các mối quan hệ cũng giống như những cuộc hôn nhân.Thật tuyệt vời nếu nó được bền lâu, nhưng nếu nó không thể tiếp tụcchúng ta hãy biết trân trọng rằng ít nhất chúng ta đã từng gặp gỡ và kết nối. Thật đáng buồn nếu sau một thời gian chia sẻ, gắn kết, khi rời bỏ nhau chúng ta lại mang theo những hiểu lầm, buồn khổ, tiếc nuối và oán hận. Tôi luôn thấy sự thực hành “buông xả” và “biết đủ” là việc rất khó đối với nhiều người trong chúng ta.

Tương tự như vậy, bản ngã cũng có thể trở thành chướng ngại cản trởchúng ta thường rất dễ mắc bẫy kẻ thù này bởi nó ở ngay trong ta. Khi tâm trí chúng ta bị chi phối bởi kẻ đồng hành tiêu cực này thì sân hậntham áiđố kỵkiêu mạn và tất cả những biểu hiện của bản ngã ích kỷ sẽ phát triển nhanh chóng. Những suy nghĩ, xúc tình tiêu cực này khiến hao mòn sức lực và gây nên những khổ đau không cần thiết. Lúc này, do phàm phu chúng ta còn phải sống chung với bản ngã, nên chúng ta cần giác tỉnh nhận biết cạm bẫy của nó và tạo chất đề kháng cho tâm mình bằng cách trưởng dưỡng lòng tri ânChúng tacó thể bỏ lại sau lưng những kẻ phá quấy cả bên trong lẫn bên ngoài bằng cách quán sát để tri ân thế giới xung quanh, hướng về những người có thể soi sáng trí tuệ thay vì chỉ phản chiếu lại những dòng tư duy bế tắc tiêu cực bên trong nội tâm mình.

“Đừng gần gũi kẻ xấu

Hay những phường dửng dưng,

Hãy lân mẫn bạn hiền

Những người yêu chân lý”

  • Đức Phật
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn