Phần 07

19 Tháng Sáu 201200:00(Xem: 7928)

TRÍ QUANG TỰ TRUYỆN
Tác gỉa: Thích Trí Quang
Nhà Xuất Bản Tổng Hợp Thành Phố Hồ Chí Minh 2011

07

12 / 9

Hòa thượng Đôn hậu được cung thỉnh mở cuộc diễn giảng thường xuyên tại Diệu đế. Hòa thượng vốn là 1 vị tôn túc, diễn giảng nổi tiếng. Khả năng nầy, nay hòa thượng được vận dụng với ý thức đầy nhiệt thành và truyền cảm, sau ki ngài Quảng đức vị pháp thiêu thân.

Tôi cùng thầy Chánh trực và anh Từ nghiền ngẫm kế hoạch tổ chức 1 cuộc
biểu tình lớn, tại Huế và chung quanh gần Huế. Cuộc biểu tình sẽ tuyệt đối đồng bộ,
diễn ra 5 địa điểm, vào ngày nhị thất trai tuần của các Thánh tử đạo. Kế hoạch rán
giữ cho thật bất ngờ.

Tôi cũng phải kiện toàn Tổng trị sự Pg miền Trung, mời hòa thượng Đức tâm
đảm nhiệm Tổng thư ký hiện đang trống, cùng tỉnh hội Thừa thiên tăng cường liên
lạc với các khuôn hội của Huế và xung quanh Huế. Còn tất cả tỉnh hội, trung nguyên
cũng như cao nguyên, tạm thời tự trị và liên lạc với Ủy ban liên phái tại Saigon.
Thế nhưng một buổi sáng, quãng 9g, ông Đ. cho tôi biết, ngài Quảng đức đã tự
thiêu. Ông Diệm nghe tin thì giấy rơi khỏi tay, vội vàng tuyên bố “sau Hiến pháp có
tôi”. Chều đó, Từ đàm được giải vây. Tòa Đại biểu phái người lên, “xin quí vị chuẩn
bị để vào Saigon hiệp thương”.

Kế hoạch của tôi tạm ngưng chuẩn bị. Phật tử ra về tắm rửa. Tôi đích thân, và
huy động những ai còn lại, làm tổng vệ sinh. Vừa làm vừa nghĩ, thật nhiều, về cuộc
hiệp thương. Một cuộc họp khẩn để ngày mốt đi. Đi, sẽ có ngài Hội chủ Tổng hội Pg
VN, và hòa thượng Thiện minh. Ai cũng hỏi tôi thì sao, tôi nói thật, “để nghĩ đã”.
Ngài Hội chủ lo nhất, bảo tôi phải đi. Tôi rất phân vân. Ông Đ. thúc tôi. Mọi việc đã
lo liệu. Sau nầy mới biết, mỗi chuyến bay hằng ngày, Tỉnh đường Thừa thiên được
dành 2 vé đến phút chót. Tôi đi bằng 1 trong 2 vé ấy. Khi đi, ai cũng nghĩ tôi tiễn
phái đoàn. Khi tôi cũng ra cửa mới biết tôi cũng đi. Bay hơn 1 tiếng đồng hồ thì tôi
có cảm giác là lạ. Máy bay hạ cánh: Không phải Saigon mà là Kontum. Thầy Thiện
minh bàn với tôi cách ứng phó. Tôi nói, Ôông với thầy chắc chắn về Saigon, còn tôi,
tôi cũng sẽ cùng về đó. Và việc đã xảy ra như thế thật. Đến Xá lợi, tôi vào giảng
đường, lạy kim quan bồ tát Quảng đức. Thầy Tâm châu hỏi sao trễ thế, còn ông
Chánh trí không nói gì.

13/1

Lạy bồ tát rồi, tôi phải nói sự tự thiêu theo giáo lý. Sự ấy được nói đến trong 2
chỗ là kinh Pháp hoa và kinh Phạn võng. Chỗ nào cũng nói tự thiêu có 2 ý nghĩa.
Thứ nhất, tự thiêu là tự thử thách về chí nguyện, nung nấu chí nguyện ấy cho dũng
mãnh, kiên cường. Thứ hai, tự thiêu là sử dụng sắc thân mà phụng sự Phật pháp và
phục vụ quần sinh. Tự thiêu là do nguyên lực, tin chắc chí nguyện của mình có thể
cảm hóa rất lớn.

Pháp nạn 1963, và sau nầy, có nhiều vụ tự thiêu. Nhưng phải nói nhất là bồ tát
Quảng đức và tôn giả Quảng hương. Mở đầu, nhưng bồ tát Quảng đức tự thiêu rất tự
tại, đường đường đủ mọi nghi lễ. Tôn giả Quảng hưong, trái lại, tự thiêu ngay sau
khi thiết quân luật, cực kỳ khó khăn. Vậy mà tôn giả làm được, rất ư gian nan. Và
cho đến nay, cũng vẫn không tìm được hài cốt của ngài: đáng tôn thờ và thương cảm
biết bao nhiêu.

13/2

Nhân nói giáo lý về sự tự thiêu, xin nói luôn ở đây về vụ đưa đám bồ tát Quảng
đức.

Ba bốn hôm nay, có đủ các nguồn tin, mỗi lúc một rõ hơn. Theo đó, đám ngài Quảng
đức dĩ nhiên sẽ đông, nhưng có đổ máu đầu đường Tổng đốc Phương giáp mối với
đường Hùng vương. Đám phải đi đường Hùng vương, và qua đó mà thẳng xuống An
dưỡng địa. Không ai không biết hay khinh thường tin tức như vậy.

Hòa thượng Thiện minh hiệp thương lần chót rồi, chưa ký, về Xá lợi bàn, Hòa
thượng thấy rõ chính quyền không giấu giếm được sự lo sợ. Ý hoà thượng phân vận,
nhưng ngã về phía cứ để quần chúng làm việc. Tôi không đồng ý để mặc quần
chúng. Có đổ máu: Không được! Hòa thượng Thiện minh đi ký. Và cả phái đoàn
chưa ai về, Ở chùa chỉ còn cụ Chánh trí và tôi. Cụ đang bàn với cảnh sát trật tự. Tôi
xin lỗi, mời riêng ra, bàn. Tôi hỏi tin tức về phía cụ, đám có thể đổ máu không? Rất
có thể, cụ nói. Tôi nói đổ máu của quần chúng là không nên. Cụ nói, rất đồng ý, và
cho cảnh sát hay đám tạm ngưng. Khi phái đoàn về, họp khẩn, thấy tạm ngưng là
phải. Và hòa thượng Tâm châu cho xe đi phát thanh lời thông báo tạm ngưng của
hòa thượng, qua các đường phố xung quanh Xá lợi vào đến Ấn quang. Quần chúng
lại nghĩ tiếng phát thanh đó là giả. Vì vậy, sáng ra quần chúng đông hơn, tập trung
nơi Giác minh mà hướng về Xá lợi. Hòa thượng Tâm giác đang đứng trên 1 chiếc
xe, nói gì không ai nghe được, chỉ hè nhau đẩy chiếc xe đi mở đường. Nhưng đến
cổng xe lửa thì cuộc chiến xảy ra, vũ khí của quần chúng là đá lót đường xe lửa.
Một tuần sau đó thì đưa đám ngài Quảng đức. Ủy ban Liên phái quyết định chỉ có
chư tăng đi đưa. Có người viết, tuần trước quần chúng đưa đám với quần chúng rồi.
Tuần nầy thì các thầy đi đưa với nhau. Lời lẽ đầy mỉa mai, và tiếc rẻ, không có hỗn
loại và đổ máu.

13/ 8

Hòa thượng Thiện hòa trông coi việc hỏa táng kim quan của ngài Quảng đức. Tro
tàn rồi, quả tim còn lại. Bấy giờ chỉ có ký giả quốc tế đi lại, và có xăng tốt. Thiêu lần
thứ 2, quả tim ấy vẫn không cháy. Ký giả quốc tế thông báo cho thế giới như vậy.
Khi rước về Xá lợi, Ủy ban Liên phái thông báo Tăng ni, Phật tử đến hành đại lễ.
Tôi thảo lời ngài Hội chủ gửi Điệp văn cho các miền và các tỉnh. Điệp văn viết, “Tôi
chí thành đảnh lễ vị nhục thân bồ tát, xin ngài hộ trì cho nguyện vọng cuộc Vận
động của Pg VN”. Điệp văn chấm dứt bằng cách niệm “Nam mô đại hùng đại lực
Quảng đức bồ tát”.

Từ đó danh hiệu bồ tát Quảng đức đi vào lich sử Pg VN.

14/ 1

Hòa thượng Quảng độ, thường ngày sáng sớm, từ Giác minh mang đến Xá lợi bản
tin mà hòa thượng dịch từ báo chí ngoại văn. Bản nầy được đánh máy, quay, phát,
cho những người tụng kinh vào buổi tối, tại Xá lợi. Nhưng ngày nay, hòa thượng
nhận lời cầm đầu 1 cuộc biểu tình biết chắc chẳng những khó khăn mà còn đổ máu.
Phụ tá hòa thượng là hòa thượng Chánh lạc, Kế hoạch có 4 bộ phận chạy bốn ngã
đánh lạc hướng, nhưng vẫn tìm cách cùng đến công trường Quách thị Trang. Hòa
thượng với bộ phận chính xông pha mọi cản trở bởi hành hung và kẽm gai. Can đảm
phi thường, hòa thượng đến được địa điểm đã định. Tại đây, dùi cui và đấm đá đón
hòa thượng. Mặc, hòa thượng cứ nói. Máy bị đập, hòa thượng nói lớn. Họ xông đến
bóp cổ, đánh đá tơi bời. Đầu hòa thượng bị téc, máu chảy xuống mặt. Hòa thượng
vẫn nói. Chúng bèn hốt, ném lên xe cây. Một số quỉ thối bóp hạ bộ của các nạn
nhân. Ký giả ngoại quốc lần nầy cũng bị hành hung không nương tay.

Chúng chở về An dưỡng địa. rào kẽm gai mà nhốt, mưa mặc mưa. Giam một vài
ngày gì đó, rồi thả ra, đuổi đi đâu thì đi. “Chúng ông bắt được lần nữa thì tụi mày hết
sống”. Chân, tay và miệng của chúng hoa ca như vậy. Ký giả ngoại quốc nghe nói
cái vụ bóp hạ bộ thì cười “cái văn minh của chế độ tổng thống Diệm”.
Cuộc biểu tình này bị đàn áp dã man, nhưng thành công và tác động thì thật siêu
đẳng.

14/2

Có nhiều cuộc biểu tình trước ngày chế độ Diệm thiết quân luật. Nhưng tôi chọn 3
cuộc có tính cách tiêu biểu. Cuộc thứ nhất nói rồi. Bây giờ nói cuộc thứ 2. Cuộc biểu
tình nầy vốn có dự định mà không tổ chức được. Do đã thông báo, các nơi tập họp
về Xá lợi, trong đó có nhóm Pg Nguyên thỉ chùa Pháp quang của hòa thượng Hộ
giác. Tôi nhớ bữa đó hòa thượng không có, chỉ có đại đức Bửu phương. Đại đức hỏi
sao không đi biểu tình? Người ta trả lời người ít quá. Đại đức đảo mắt một vòng,
“từng này được rồi”. Thế là phóng đến nơi đã chọn trước, gần Xá lợi nhất, mà cũng
rất bất ngờ. Đó là tiểu bạch ốc (tư dinh đại sứ Mỹ). Các hòa thượng Tâm châu và
Đức nghiệp phóng trước. Tôn giả Quảng hương quấn cổ biểu ngữ duy nhất, đã được
kẻ trước, mà chạy theo. Cảnh sát kéo giành, tôn giả càng giữ. Bị ngã, tôn giã vẫn cố
giữ. Cảnh sát khác thấy vậy, la lớn, buông nó ra, không, nó chết bây giờ, mệt lắm.
Tiểu bạch ốc không cao lớn lắm, nhỏ vừa phải. Cuộc biểu tình rất vừa phải với
khung cảnh đó. Khẩu hiệu biểu tình là yêu cầu người Mỹ xét lại vũ khí và phuơng
tiện họ dã viện trợ cho chính quyền Việt nam. Chính quyền đã lợi dụng vũ khí và
phương tiện ấy mà đàn áp Phật tử. Người Mỹ nên đạt vấn đề mà cấp tốc cứu xét.
Xong, cả đoàn biểu tình trở về Xá lợi, trước con mắt tức bực của cảnh sát. Trời gần
trưa. Buổi phát thanh trưa của VOA tường thuật rất trung thực cuộc biểu tình. Người
Mỹ, bây giờ, bị đặt trách nhiệm, đơn sơ và rõ ràng.

14/3

Nay nói cuộc biểu tình thứ 3, ngay sáng sớm mới thiết quân luật, hốt chùa chiền.
Cháu Quách thị Trang đến nhà vài người bạn. Mới sáng sớm, cháu và bạn của cháu,
từ trong chợ Quách thị Trang cầm biểu ngữ chạy ra công trường. Các má và các chị
ào ra theo. Cháu quấn biểu ngữ vừa chạy vừa la lớn, “trả thầy của chúng tôi”. Cảnh
sát lập tức bắn chết cháu, chở thi thể cháu đi mất luôn. Sau nầy mới biết chúng đem
lên vùi ở nghĩa trang quân đội.

“Trang hỡi Trang, em là vì sao sáng”... 1 bản nhạc được nhạc sĩ nào đó đặt ra. Rồi
tượng đài của cháu được sinh viên kiến trúc tự xây dựng, đặt ở công viên trước chợ
Bến thành, với bảng hiệu công trường Quách thị Trang.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Mười Hai 2020(Xem: 5753)
17 Tháng Năm 2015(Xem: 14596)
Đây là một quyển sách nhỏ "Tranh Chăn Trâu Ngẫu Hứng" do Sư Cô Thích Nữ Thuần Quán ghi lại từ những cảm xúc trong tu tập.
09 Tháng Năm 2015(Xem: 20433)
Tạp Chí Tư Tưởng của Viện Đại Học Vạn Hạnh là cơ quan ngôn luận dẫn đạo về mặt tư tưởng, triết lý, giáo dục và văn hóa hàng đầu của Phật Giáo Việt Nam, mà mãi đến nay (2014) vẫn chưa có tạp chí Phật Giáo nào, trong và ngoài nước, có thể vượt qua được uy tín và ảnh hưởng lớn rộng của nó. Hiện Thư Viện Huệ Quang (Việt Nam) đã