Phần Thứ Sáu - Giác Ngộ

19 Tháng Mười Hai 201000:00(Xem: 8939)

ÁNH SÁNG Á CHÂU - THE LIGHT OF ASIA
Tác giả: Sir Edwin Arnold - Pháp dịch: L. Sorg - Việt dịch: Đoàn Trung Còn
Phật học Tùng thơ 24, Sài Gòn 1965, In lần nhứt
Bản vi tính, sưu tầm và hiệu đính: Nguyên Định , Mùa Vu-Lan 2006, PL 2550

Phần thứ sáu - GIÁC NGỘ Book the Sixth - Enlightenment
Ở theo lưu vực Hằng hà,
Có ngàn vườn tược cùng là non xanh,
Rạch sông uốn khúc chảy quanh,
Cây cao bóng mát đơm cành quả, hoa.
Có rừng tên gọi Già-da(1),
Và miền đỏ thắm Bà-rà-bà sơn (2);
Sông Phan-gu (3) nước trong ngần,
Lượn theo vùng ấy, chảy gần Ưu-Lâu (4) ;
Chốn nầy là cảnh hoang vu,
Bụi gai động cát lù lù đó đây.
Cuối cùng một cảnh rừng cây,
Tàng cao, lá sậm hiện ngay giữa trời,
Một con rạch ẩn dưới chồi,
Sen xanh lẫn trắng bời bời cá, quy.
Dựa bờ, thôn Xớ-ná-ni (5),
Nhà tranh yên ổn, bao vây những dừa;
Dân làng chất phát có thừa,
Quanh năm chuyên việc cày bừa ruộng nương.

***

Miền này yên tĩnh đủ đường,
Ở nơi rừng vắng Phật thường nghĩ suy.
Người đời trăm mối khổ nguy,
Mạng căn nhiều lối, kinh nghì nhiều môn.
Xét xem cầm thú sinh tồn,
Gẫm trong thanh tĩnh chứa dồn huyền linh.
Ở nơi cảnh giới u minh,
Có nhiều bí mật phải phanh cho tường;
Nghĩ cho cuộc sống bình thường,
Là dây liên lạc hai đường viễn khơi (6):
Tỷ như cầu móng trên trời,
Nối liền hai áng mây lài hai bên;
Bỗng đâu nhập cõi vô biên,
Các màu cực đẹp tự nhiên rã lìa.
Tháng này rồi đến tháng kia,
Ở trong rừng ấy, sớm khuya tham thiền.
Mảng ngồi lẳng lặng triền miên ,
Giờ ăn đã tới, Ngài quên nhiều lần.
Có khi ra khỏi định thần,
Bát không để đó, tìm ăn sơ sài.
Trái rừng vài quả bên Ngài ,
Khỉ quơ, két mổ, rụng rơi khỏi cành.
Vậy nên duyên úa dáng xanh,
Nhiệt thành tuyệt thực thân hình mòn hao ;
Lần hồi mất vẻ thanh tao,
Băm hai tướng quý chẳng sao lộ bày.
Trẻ trung Hoàng tử mọi ngày,
Bây giờ còn lại xác gầy đáng thương!
Tỷ như chiếc lá héo vàng,
Chẳng còn giữ vẻ mịn màng tươi xanh.

***

Một hôm đuối mất sức mình,
Ngã ra trên đất như hình tử thi;
Hơi thở dứt, mạch ngừng đi,
Toàn thân lợt lạt, tứ chi chẳng dời,
Một chàng mục tử đến nơi,
Thấy Ngài nhắm mắt, nằm dài như đau;
Trời giờ ngọ chiếu xuống đầu,
Chàng đi bẻ nhánh dụm đâu che Người.
Sẵn đem sữa nóng còn tươi,
Bóp ra từng giọt nhểu môi cho Ngài.
Tránh ra chẳng đụng hình hài,
E thân hạ tiện phạm đời thanh cao (7).
Kinh rằng những nhánh dụm vào,
Tức thì hoa nở, mọc cao, trái đầy;
Bạc vàng xen lẫn lùm cây,
Trông như trướng gấm khi vua ngự hành.
Mục đồng lễ kính chí thành,
Tưởng Ngài là bực Thánh linh cõi Trời.
Thế Tôn vừa lúc tỉnh lai,
Ngài lần ngồi dậy muốn xơi sữa bò,
Mục đồng phúc đáp đắn đo:
"Bạch Ngài! không thể tiện cho sữa này,
Thủ-đà (8) giai cấp tiện ti,
Đụng Ngài, lo sợ nhiễm lây thân lành. "
Thế Tôn phân giải đành rành:
"Nhu cầu, trắc ẩn tạo thành bà con,
Sang, hèn máu vẫn màu son,
Mặn là nước mắt, há toan lựa dòng?
Ai sanh trán sẵn điểm hồng (9),
Và nơi cổ ngực lòng thòng dây linh?
Công bằng thì được thăng vinh,
Gây điều tệ ác, bị khinh, đọa đày.
Em cho ta sữa hôm nay,
Chừng ta thành Đạo em lây hưởng nhờ. "
Chàng nghe vui khoái lòng tơ,
Hai tay bưng sữa mà đưa Ngài dùng.

***

Một hôm có một đám đông,
Những trang thiếu nữ chung cùng đi qua;
Áo quần lòe loẹt tố sa,
Ấy là vũ nữ múa ca đền thờ.
Mấy chàng nhạc sĩ theo đưa,
Chàng này vỗ trống, cặm cờ lông công;
Chàng kia thổi địch hiệp cùng,
Một chàng trỗi nhịp tơ đồng ba dây.
Mấy cô theo lối đường mây,
Từ trên gò nổng xuống vầy lễ vui;
Dưới chân, lục lạc khua hồi,
Trên tay, vòng xuyến từng hồi chạm kêu.
Dây đờn trỗi nhịp với tiêu,
Mấy cô vũ nữ họa theo ít bài:
"Tiếng đàn khởi bản thanh bai,
Tức thời khiêu vũ hòa hài thêm vui;
Lên cung, dùn, thẳng vừa hồi,
Ắt làm thích thú khách ngồi dự xem. 
So cung, thẳng lắm chẳng êm,
Dây đồng phải đứt, nhạc thêm bất thành;
Dây dùn thì lại mất thinh,
Giữ nơi Trung Đạo mới tinh sắt cầm."
Lời ca vũ nữ bỗng trầm,
Hòa cùng tiếng địch, tiếng cầm bay xa;
Dường như hồ điệp phớt qua,
Lan tràn khoảng trống rừng già đường truông,
Nào dè giọng hát khéo luồn,
Thánh nhơn ngồi tĩnh nghe luôn đủ bài.

***

Nhạc đoàn đi phía trước Ngài,
Thế Tôn ngước trán hùng oai phán rằng:
"Đây là một chuyện thường hằng:
Kẻ ngu thuyết dạy cho hàng trí khôn.
Cứu đời, muốn trỗi nhạc ngôn,
Nhưng ta lại kéo thẳng chồn sợi dây.
Bây giờ Chơn lý hiển bày,
Mắt ta mờ đục nào hay thấy tường?
Sức ta tới mức cùng đường,
Chính là phải lúc ta đương cần dùng.
Ước mong có kẻ ứng cung,
Nếu ta thác sớm đời không hưởng gì."

***

Ở trong xóm Xớ-ná-ni,
Có người thôn trưởng hành vi hiền từ.
Bò dê, tiền bạc có dư,
Thường hay bố thí cho chư bần hàn. 
Cả nhà vui vẻ bằng an,
Tu-Đà-Xa (10) vợ khôn ngoan mỹ miều,
Hiền lương trung hậu đáng yêu,
Nói lời êm dịu, có chiều cao vinh.
Thật là hạt ngọc tốt lành,
Thờ chồng trọn đạo, gia đình yên vui.
Chỉ còn một nỗi buồn thôi :
Chưa sanh trai trẻ tiếp mồi lửa hương.
Nàng hay chiêm bái điện đường,
Lục-mi (11) thần nữ nàng thường cúng dâng.
Linh-gam (12) đá dựng to vầng,
Nhiều đêm trăng tỏ nàng tầng đến nơi,
Đi quanh thần đá kính mời:
Hương hoa, cơm bánh đồng thời cầu con.
Nàng còn cúng vái cơm ngon,
Đồ ăn mỹ vị bát toàn vàng y.
Hiến cho thần chúa rừng cây,
Nếu nàng sanh hạ hài nhi nối dòng.
Bây giờ đã được thỏa lòng,
Con trai ba tháng nằm trong bọc nàng.
Tu-Xà-Đa bước vội vàng, 
Vào rừng cúng lễ Thần hoàng tạ ơn.
Tay nầy bồng trẻ báu trân,
Tay kia vịn lấy thức ăn trên đầu.
Ra-Đa (13) là một gái hầu,
Đã đi từ trước quét lau đàn nầy.
Quấn dây thắm trọn thân cây,
Rồi nàng đi đến trình bày chủ nhơn:
"Thưa cô! kìa vị linh thần,
Hiện ra ngồi đó, tay chân kiết già.
Quanh đầu ánh sáng chói lòa,
Vẻ người cao lớn, hiền hòa anh linh.
Phúc thay cô cháu chúng mình,
Gặp hàng tiên thánh thình lình như nay! "
Ngỡ là Thần chúa rừng cây, 
Tu-Xà-Đa sợ, lạy quỳ vái van:
"Thánh linh sức rộng phước ban,
Nay Ngài hiện lại, chúng con thấy tường ;
Xin Ngài nhận lễ tầm thường,
Thức ăn bằng sữa, trắng dường tuyết đông. "
Múc đồ vào bát vừa xong, 
Rưới lên tay Phật nước hồng thơm tho. 
Ngài ngồi lẳng lặng ăn no,
Tu-Xà cung kính, đứng cho xa Ngài.
Thức ăn công hiệu không hai ,
Làm cho sanh lực phục lai tức thì.
Đêm ngày kiêng cữ bấy nay,
Chỉ là giấc mộng, còn gì hại đâu?
Thân tráng kiện, tâm vững mầu, 
Quyết còn cất cánh, há cầu nghỉ yên?
Tỷ như chim chán cảnh hèn, 
Bỏ lìa sa mạc, làm quen giang hà. 
Mặc tình lượn lại bay qua,
Nước trong tẩy sạch cổ và đầu chim.
Thấy Ngài mặt mũi trang nghiêm ,
Nàng càng tôn kính, hỏi thêm mấy lời:
"Phải chăng Thiên chủ là Ngài?
Lễ con hiến cúng hợp xơi chăng là? "
Thế Tôn phán hỏi Tu-Xà:
"Thức ăn đem đó vốn là món chi? "
Tu-Xà-Đa bạch tức thì:
"Chuồng bò có sẵn đủ bầy trăm con,
Thảy đều đẻ, sữa căng tròn, 
Tự tôi nặn lấy, nuôi còn năm mươi;
Năm mươi bò trắng sữa tươi, 
Tôi dùng bổ dưỡng hai mươi lăm bò.
Kế dùng sữa ấy đem cho,
Mười hai bò khác uống no nê lòng,
Rồi đem sữa ấy chuyển dùng,
Dưỡng nuôi sáu lứa đẹp trong các bầy.
Cuối cùng nặn sữa bò nầy,
Nấu trong nồi bạc, gia vì chất thơm,
Chiên đàn trộn lộn với cơm,
Hiệp thành một món mà đơm cúng dường.
Trước tôi phát nguyện rõ ràng,
Nếu sanh nam tử, liệu lường lễ chay.
Nay tôi có đứa con này,
Đời tôi hạnh phúc đủ đầy vậy thôi. "

***

Thế Tôn dở nhẹ vải nôi,
Rờ đầu đứa bé, miệng vui phán rằng:
"Nguyện ngươi phước lạc, an bằng,
Nguyện cho đứa trẻ đời hằng nhẹ lo.
Công ngươi giúp mỗ rất to,
Ta người đồng loại, chớ cho là Thần.
Vốn ta Thái tử anh quân,
Nay làm lữ khách dò lần Quang minh.
Sáu năm khổ nhọc tu hành, 
Cũng chưa nhìn thấy ánh linh chói lòa.
Sẽ tầm cho đặng đó mà,
Ánh kia vừa lố, thân ta ngã nhào,
Khỏe nhờ thực phẩm nàng trao,
Đồ ăn rất bổ vì vào nhiều thân.
Cũng như sanh tử lắm lần, 
Người thêm tấn hóa, bớt phần u mê.
Phải chăng nàng những chấp nê,
Cuộc đời đủ sức tạo bề sướng vui?
Sống đời, tình ái thế thôi,
Chỉ hai món ấy đủ rồi phải chăng? "

***

Tu-Xà-Đa đáp lại rằng:
"Bạch Ngài! bụng dạ thiếp hằng nhỏ nhoi,
Đám mưa thưa thớt hẹp hòi,
Làm cho hoa huệ nước oi đầy tràn.
Chồng vui ve, trẻ cười ran,
Nhà thường hòa ái, phước ban đủ rồi. 
Tháng ngày thích thú lần trôi, 
Lo tròn nội trợ là tôi thỏa lòng.
Trời lố mọc, tôi thức xong,
Nguyện cầu, dâng cúng chư vong thánh thần.
Sửa vườn, tưới nước, vun phân,
Kêu người ăn ở chia phân việc làm.
Giữa trưa chồng thiếp đi nằm,
Đầu kê bụng vợ đương cầm quạt quơ.
Trời chiều phẳng lặng như tờ, 
Vợ chồng đoàn tụ, thiếp đưa bánh mời.
Dưới đèn chong ánh sao trời, 
Nguyện cầu, chuyện vãn rồi thời ngủ nghê.
Sống đầy hạnh phúc, phải lề,
Tôi còn roi chút trai kề lửa hương.
Trong Kinh có dạy rõ ràng:
Ai trồng cây mát che đàng mà đi,
Cùng là đào giếng cứu nguy, 
Sanh trai tuấn tú, thác thì siêu thăng.
Tôi tin Kinh điển lẽ bằng,
Vốn không trí tuệ cho bằng Thánh xưa;
Các Ngài biết rõ huyền cơ, 
Luận đàm đạo lý với chư linh thần.
Tôi nay suy xét cân phân,
Thiện thì thiện đến, ác lần ác theo.
Sự tình như vậy thảy đều,
Xưa nay khắp chốn một chiều như trên.
Cội lành, trái ngọt mọc lên,
Cây loài độc địa, quả nên đắng chằng.
Tôi xem: dữ tạo thù hằn,
Làm lành vầy bạn, nhẫn bằng yên thân.
Đến khi mình tách cõi trần,
Cũng là có đủ phước phần như nay,
Biết đâu càng được thêm hay,
Lúa gieo một hột, sanh rày năm mươi.
Trong rừng cây nhỏ yếu lười,
Ẩn hoa chiêm-bặc, sắc tươi trắng vàng.
Có khi sự khổ đa mang, 
Người không nhẫn nỗi lang thang bụi hồng. 
Tỷ như con thiếp mạng chung,
Tim này sẽ nát, mà không tiếc gì!
Bấy giờ hôn hít tử thi, 
Rồi theo phu tướng mà đi khắp cùng.
Cam lòng giữ vẹn chữ tòng,
Chờ chồng thác trước mới mong tới mình.
Một mai nếu mất bạn tình,
Tôi lên giàn hỏa, hai hình đồng thiêu.
Kinh xưa có chép dạy điều:
Phụ nhơn tử tiết mà theo với chồng,
Tình yêu như vậy đắc công,
Muôn năm chồng hưởng phước trong Thiên đường.
Cho nên lòng thiếp vui thường,
Không lo, không sợ, xót thương nghèo hèn,
Làm lành tùy phận nhỏ nhen,
Tuân theo pháp luật, giữ bền lạc quan."
Thế Tôn ứng tỏ lời ban;
"Ngươi cho bài học cả ngàn vị sư;
Dầu cho giản dị danh từ,
Nhưng còn thông rõ hơn chư khóa trình.
Thà ngươi không có học hành,
Miễn là nghĩa vụ, công bình vẹn xong.
Sống đời như một cụm bông,
Bóng ngươi che mát, giữ trông trẻ nầy.
Ánh quang Chơn lý gắt gay,
Không dùng chiếu diệu lá cây mịn màng;
Phải chờ nhiều thuở khác sang,
Lá hoa sẽ trổ vinh quang dưới trời.
Ngươi tôn ta bực đức tài,
Ta nay kính trọng ngươi thời hảo tâm;
Ngươi thông đường lối chẳng lầm,
Như chim câu nọ xa xăm biết về.
Giúp người hy vọng giữ bề,
Ngươi còn chỉ cách tu tề chí cao.
Nguyện ngươi được phước dồi dào,
Nguyện ta thành đạt công lao cứu trần!
Vốn ngươi tưởng mỗ là Thần;
Xin ngươi hộ niệm ân cần cho ta."

***

Nàng rằng: "Tôi rất thiết tha
Cầu Ngài Đạo nghiệp cao xa mau thành!"
Nàng vừa nhìn đứa con mình,
Nó đưa hai cánh hoan nghinh đức Thầy!
Bấy giờ, Ngài khoẻ khoắn ngay,
Nhờ dùng món bổ vừa dâng của nàng. 
Ăn xong, đứng dậy gọn gàng,
Ngài đi đến một cội tàng lớn kia;
 Cây nầy, sau gọi Bồ-Đề (14)
Tươi xanh muôn thuở chứng ghi Đạo Lành.
Cội cây, Chơn lý viên thành,
Đó là tiền định sẵn dành Thánh ngôi.
Đức Thầy vẫn biết vậy rồi,
Nghiêm trang bước tới, sắp ngồi dưới cây.
Ớ nầy trần thế đó đây!
Tỏ niềm vui thoả vì Thầy đến nơi!
Tàng cao giăng rộng trên khơi,
Rễ như cột trụ điện đài thông nhau;
Đất đai cảm động Lẽ mầu,
Trổ sanh hoa đẹp, cỏ màu xanh tươi.
Cành cây hạ xuống che Người,
Gió sông thổi tới, đượm rười mùi sen.
Cọp, beo, heo, lộc lẫn xen,
Đêm nay hòa thuận, nhìn xem mặt Ngài.
Một con rắn độc hiện lai,
Tỏ niềm cung kính mà quơi cái đầu.
Mấy con bướm đẹp đủ màu,
Lắc lư đôi cánh, quạt hầu Thế-tôn.
Chim diều đánh rớt mồi ngon,
Sóc rằn chuyền nhánh, ngó dòm Như lai.
Chim hoành hoạch dựa ổ dài,
Kêu lên vui vẻ, chào Ngài Thích Ca.
Giống bay, giống chạy xướng ca,
Đến loài bò lết cũng là hân hoan.
Dưới mặt đất, trên không gian,
Hòa đồng tiếng hát, ngân loan mấy lời:
"Kính chào Cứu thế Thương đời!
Giận, Kiêu, Dục, Sợ, Nghi ngờ dẹp lui!
Hiến thân cho thế hẳn rồi,
Vậy Ngài bước tới mà ngồi Cội cây;
Thế trần hộ niệm Ngài đây,
Chúng nhờ đức Phật dứt dây khổ nàn.
Ngài nên chinh phục hoàn toàn!
Nay là đêm chót thế gian trông chờ!"

***

Màn đêm vừa phủ bụi mờ,
Cội cây đại thọ bấy giờ ngồi yên.
Ma-vương rất đổi ưu phiền,
Biết Ngài là Phật tới phiên đắc thành;
Ngài toan giải thoát chúng sanh,
Ra đi cứu độ hữu-tình trần ai.
Ma-vương liền phát lệnh sai
Âm binh, quỉ-mỵ các nơi tụ về.
Trích-Na, Ra-Gá, Ra-ti (15),
Các đoàn mê dục, ngu si, tham tàn,
Những phường u-ám, nhát gan,
Chúng sanh ghét Phật, mưu toan bất tường.
Dầu ai trí huệ phi thường,
Cũng không biết được chiến trường ra sao.
Quỷ ma dùng cách thế nào,
Đêm nay dẹp phá Lý cao Phật-đà?
Có khi giữa cuộc bão sa,
Sấm vang, sét giáng, chớp lòa bao giăng,
Dường như chỉa nhọn nhiều răng,
Bầu trời đỏ rực đứt phăng đủ chiều.
Khi dùng mưu chước mỹ miều,
Chúng cho xuất hiện sắc nhiều cảm mê.
Trỗi câu hát xướng tình huê,
Đem lời rủ rỉ dựa kề gợi duyên!
Có khi hứa hẹn oai quyền,
Hoặc cho Chơn-lý là phiền luống công.
Giặc ma như vậy ở trong,
Hay là cảnh tượng ngoài vòng thân tâm?
Các ngài thử xét thậm thâm,
Tôi theo Kinh cổ chép cầm thi ca.

***

Mười điều tội lỗi hiện ra,
Có nhiều thế lực, Vua Ma kết bè.
Tội đầu, Vị-ngã (16) chẳng e,
Miễn mình cao vượt, há dè đến ai!
Xướng rằng: "Ngài tới Phật đài,
Mặc cho kẻ khác miệt mài âm u,
Miễn Ngài đầy đủ công tu,
Mau lên Thiên Thượng mặc dầu hưởng Vui."
Phật rằng: "Lẽ đó là tồi,
Bất công đưa lại lôi thôi tai nàn, 
Gạt ta, ngươi chớ có toan,
Hãy đi lừa kẻ chỉ an phận mình."
Tội hai, Nghi-hoặc (17) hẳn đành,
Kề bên tai Phật dỗ dành khúc nôi:
"Việc chi cũng ảnh bào thôi, 
Thấy xa hiểu rộng, than ôi ích gì!
Ngài theo bóng dáng đó chi,
Hãy đi cho khỏi chốn nầy còn hơn.
Đành cam, chẳng cứu người trần,
Làm sao cản được xa luân quay hoài?"
Phật rằng: "Nghi-hoặc chàng ơi!
Gã là nghịch tặc tinh bai hại người!
Ngụy tài đó đến vẹn mười,
Ta không bị gạt bởi ngươi đâu mà."
Chấp nê giới cấm (18) tội ba,
Tín tâm mù quáng, mê sa lạy quì;
Hiện thân phụ nữ một khi,
Có hai chìa khóa cầm tay lù lù:
Chìa nầy đóng cửa Ngục tù,
Chìa kia mở nẻo lên khu Thiên đường.
Nàng rằng: "Nếu đó can trường,
Dẹp như Kinh Kệ, phế hàng Thần Tiên,
Bỏ đi tượng ảnh trong đền,
Phá luôn tôn giáo từng phen hộ trì."
Phật rằng: "Ngươi xúi bỏ đi, 
Chẳng qua bỏ cái hình hay đổi dời:
Nhưng còn Chơn lý đời đời,
Vậy ngươi mau trở vào nơi tối mò."
Thứ tư, một gã thử dò,
Có tuồng dạn dĩ, ra trò lẳng lơ;
Ca-ma Vua cả tình tơ (19)
Tiên, Người kính phục, trông chờ duyên may.
Tươi cười, bước đến dưới cây,
Cung vàng cầm sẵn, kết dây hoa hồng;
Mang theo dục tiễn lòng thòng,
Mũi là năm ngọn lửa nồng đốt tâm.
Quanh chàng, trong khoảng sơn lâm,
Nhiều đoàn mỹ nữ mày tằm, mắt xinh,
Tay trổi nhạc, miệng ca tình,
Đêm thanh lẳng lặng nghe trình bản hay;
Chị Hằng, tinh tú ngừng xây,
Lắng nghe giọng hát tỏ bày, nguyệt hoa.
Các nàng cám dỗ Phật-đà,
Ca rằng: "Tam giới, đàn bà là hơn;
Mông thơm ngát, ngực hoa hờn,
Vóc mình đề đạm, cân phân thấy thèm,
Máu sôi vì mảnh thân em,
Lòng chàng nên chuộng, mà xem tót vời;
Thiên đường hẳn thật là nơi,
Người trần vui thỏa phước đời như Tiên.
Dầu cho lao khổ há phiền, 
Miễn là thú hứng liền liền đổi thay!
Khi cùng bạn ngọc choàng tay,
Trăm ngàn khổ não cũng bay mất rồi!
Một hơi thở sướng đủ thôi,
Trần-gian phó mặc, kề môi với nàng."
Miệng ca, tay múa dịu dàng,
Mắt ngời tình tứ, môi hường cười duyên.
Khiêu dâm vũ khúc tiếp liền,
Trích đôi hán ngọc, chơn tiên, tay mềm,
Dường như hoa lú lom lem,
Lộ màu, nhưng nhụy còn kèm ở trong 
Đêm thanh vũ nữ trổ hồng,
Há còn cảnh sắc mặn nồng hơn đây?
Mỗi cô lần đến cội cây, 
Cô sau càng đẹp, càng gây men tình.
Thưa Rằng: "Tất-Đạt đại huynh,
Em hầu bên bạn, miệng xinh hiến chàng;
Bạn nên nhìn thiếp rõ ràng,
Xuân xanh hương vị em đang vừa thì."
Thế Tôn trí chẳng lung lay,
Ca-ma thấy vậy, quơ cây cung thần.
Cả đoàn vũ nữ lui chân, 
Một hình tuyệt đẹp bước lần tới nơi:
Da-Du hiền nội của Ngài,
Mắt sa giọt thảm, đưa hai tay bầu.
Nàng rên ngọt dịu, ưu sầu,
Kêu tên Thái tử, yêu cầu thở than:
"Thưa Ngài em khổ muôn ngàn,
Xa nhau, em những lệ tràn vì ai!
Nhớ chăng hạnh phúc cả hai,
Cảnh nhà khoái lạc, sông dài Rô-hi ?
Nhiều năm chàng đã ra đi, 
Nay xin trở lại xum vầy với nhau!
Kề môi, dựa má, nghiêng đầu,
Dứt cơn mơ mộng, héo xàu đó đi.
Chàng nên đoái tới thiếp đây,
Vẫn là bạn ngọc những ngày ấp yêu!"
Phật rằng: "Hỡi bóng mỹ miều!
Giả làm hiền nội, đánh liều gạt ta.
 Không đành quở mắng đó a,
Vậy ngươi vội vã lánh xa cho rồi."
Trong rừng, dội tiếng như lôi,
Trọn đoàn mỹ nữ đều lui gót hài.
Đương khi mưa gió mịt trời,
Tội tình tiếp tục tới nơi đủ mười:
Thứ năm, Sân (20) hiện ra người,
Ngực đầy những rắn bám bươi vú nàng;
Giận nhau hút gió kêu vang,
Xen cùng tiếng chửi rủa quàng chửi xiên.
Nàng Sân sức chẳng đáng kiêng,
Thánh nhơn nhìn tới, nàng liền nín ngay;
Rắn kia thun lại tức thì,
Răng tua lưỡi nhọn một khi thụt vào.
Sáu là Luyến Sắc giới (21) cao,
Hiện ra Thiên thượng cảnh nào cũng xuê.
Bảy là Vô-sắc ái (22) kia,
Mối lòng tham trước của bề siêu linh;
Công tu Giải thoát sắp thành,
Nhưng còn mong hưởng Thiên đình vô biên,
Tám là Kiêu-mạn (23) chẳng hiền,
Chín là Tự ái ưa thiên trong mình,
Thứ mười nữ tặc vô minh (24),
Dắc theo một lũ dị hình gớm ghê,
Lết bò, bay nhảy, cà tê,
Cũng như cóc nhái, dơi kia đen sì.
Vô minh, nữ quái xấu hì,
Màn đêm vì nó, càng dày mịt thêm;
Núi non rúng động dưới thềm,
Gió gào, mây lủng, mưa đêm dầm dề.
Sao băng, đất động bốn bề,
Bầu trời chớp nháng, tiếng ghê vang rền:
Hăm he, nguyền rủa, kêu rên,
Quỉ thần Hắc-ám ứng lên phá Thầy.
 Phật-đà chẳng kể đếm chi,
Ngài ngồi an tĩnh, đức dày chở che ;
Giữ cơn giông tố nặng đè,
Cây Bồ-đề vẫn không hề động diêu,
Lá êm chiếu ánh đều đều, 
Cũng như những buổi trời chiều trăng trong, 
Hét la, chấn động hãi hùng,
Đạo tràng yên ổn như không việc gì.

***

Canh ba, cảnh vật thanh di,
Quỷ ma tản lạc, gió lay mát trời. 
Tam-Bồ-đề định (25) tới nơi, 
Thế Tôn nhìn thấy mọi đời đã qua;
Thấy gần rồi lại thấy xa,
Năm trăm năm chục số là tiền-thân.
Tỷ như người nọ đăng sơn,
Quay nhìn cảnh vật dưới chơn của mình:
Đây là đường nhỏ uốn quanh,
Dài theo vực, hố, rừng xanh rậm rì.
Nọ là mấy chỗ bưng, lầy,
Người từng mỏi mệt trở xây dưới bùn.
Kìa là mấy đảnh hãi hùng.
Thiếu đều trật té nhưng vùng gượng lên.
Dưới kia, đồng cỏ tươi bền, 
Động hang, thác nước gần bên ao hồ.
Ruộng đồng mút mắt tít mù,
Đó là khởi điểm lộ đồ non cao.
Lịch trình Phật chẳng khác nào,
Ngoái nhìn những thuở lao nhao, thấp hèn,
Lần lên đời đẹp đáng khen,
Đến nay đạt Cảnh cao ven trọn lành.
Tiền thân gieo giống đã đành,
Hậu thân gặt hái quả mình tạo ra.
Tạm ngừng, rồi lướt đường xa,
Duy trì phước cũ, lỗi qua phải đền;
Mỗi đời, lành tạo việc hên,
Dữ thì chuyện xấu theo bên thân mình.
Chết rồi chẳng dứt sự tình,
Thiếu, thừa tạm gác để dành về sau,
Đó là toán thuật rất mầu,
Phước kia tội nọ ghi sâu chẳng lầm;
Đến khi đời khác tái lâm,
Được, thua, thân, ý do mầm thuở xưa.

***

Nửa đêm khi ấy cũng vừa,
A-bì-nhã (26) trí thừa ưa đắc liền;
Phật nhìn khắp cả các miền :
Địa cầu, nhựt, nguyệt tiếp liên tinh thần;
Vô lường, vô số khó phân,
Thảy đều tuần tự chuyển vần tự nhiên.
Tỷ như biển cả vô biên,
Chứa nhiều hải đảo đứng yên ngàn đời;
Không gian ví tợ biển khơi,
Hoàn cầu như đảo số thời biết bao!
Thế Tôn thấy các ngôi sao,
Cái nào vua chúa, cái nào quan, dân;
Nhỏ hầu theo lớn hưởng ân,
Ở trong vũ trụ, tách phân từng đoàn,
Cùng nhau dìu dắt, bảo toàn,
Đem nguồn ánh sáng chiếu tràn lẫn nhau.
Ngài nhìn thấy cõi xa sâu,
Những ngôi nhỏ bé xây hầu ngôi to,
Cứ theo thế ấy lần dò,
Mà sanh năm, tháng, ngày, giờ phân minh.
Ngài tường tuổi thọ chư tinh,
Đó là kiếp số (27) nhơn tình khó thông.
Các ngôi tinh tú đều đồng :
Sanh rồi Trụ, Dị, Diệt cùng nối nhau.
Phật nhìn từ chỗ chí sâu,
Lần lên đỉnh thượng hoàn cầu mỗi nơi ;
Lặng xem hình thức, chuyển dời,
Pháp nghi chế-định khiến sai âm thầm,
Pháp nầy thế lực cao thâm,
Tối tăm nhờ đó đi tầm quang minh;
Tử rồi thì lại hoàn sinh,
Trống không thành có, sắc hình hiện ra;
Vật chi trước đã xấu xa,
Lần hồi tốt đẹp, sau là toàn chân.
Pháp nầy có trật tự ngầm,
Không ai ban bố, cản ngăn được nào;
Còn hơn các vị Tiên cao,
Toàn quyền, bất biến, không sao luận bàn.
Quyền nầy tạo tác, phá tan, 
Tạo ra trở lại, trị an muôn loài.
Tốt xinh, thành thật, ích đời,
Là ba lẽ Đạo hạp nơi quyền hành.
Thuận theo đạo ấy là lành,
Ví bằng chống nghịch, chẳng thành công đâu.
Côn trùng tùy phận há cầu?
Chim diều xớt thịt để hầu nuôi con;
Sương mai chói, ánh sao tròn,
Cũng đem công tác xen bò việc chung,
Sanh rồi, kế đến tử vong,
Con người phải biết thác trong nhơn nghì;
Ở ăn hạp lễ chúng vì,
Giúp nhơn cứu vật trong khi lâm nàn;
Đừng làm trở ngại Tuần-hoàn,
Chớ ngăn sức tiến muôn ngàn tánh linh.
Lý như vậy, Ngài thấy rành,
Giữa đêm ngồi tĩnh dưới cành cây cao.

***

Canh tư vừa mới bước vào,
Phật tường khổ não mạng nào cũng mang.
Ác tà với khổ dựa nương,
Làm cho đình trệ bước đường chánh chơn.
Tỷ như khói với bợn nhờn,
Làm cho nghẹt lửa trong cơn luyện vàng.
Trước là Khổ đế (27) hiện tuờng,
Khổ là cái bóng, đời thường mang đeo,
Mình đi cái Khổ đi theo,
Khổ mà lìa được, mạng teo dứt liền.
Có nhiều trạng thái Khổ phiền:
Mới sanh, khôn lớn, tật nguyền, già nua.
Yêu thương với lại oán thù,
Vui chơi cực nhọc, được thua, giựt giành,
Không ai khỏi bị khổ hành, 
Nều mình chẳng có Đạo lành đón ngăn.
Hết vui thì khổ lằn-nhằn,
Bề ngoài sung sướng, tâm căn khổ sầu.
Vô-minh, lẽ ấy hiểu sâu,
Tức là xa lánh mưu mô gạt mình;
Chẳng còn yêu thích đời sanh,
Mà người có thể tự mình thoát ly.
Mắt bền chiếu thấy như vầy:
Vô-minh (28) duyên trước, Hành (29) nầy tới sau;
Thức (30) rồi Danh Sắc (31) nối nhau,
Kế là Lục-Nhập (32) , Xúc (33) câu, Thọ (34) tình.
Giận, mừng, vui, não, ghét, ganh.
Kế là cái Ái (35) phát sanh, mong cầu :
Thanh nhàn, phước lạc, sang, giàu,
Danh cao, nghiệp cả, gồm thâu nước nhà,
Thiếp thê, tình ái mặn mà,
Món ngon, vật lạ, tố sa, đền đài,
Dòng quí phái, há nhường ai,
Đấu tranh mau dễ hoặc dài thời gian.
Thánh hiền cắt Ái dây oan,
Chẳng tầm, chẳng hại, chẳng toan tranh giành;
Dằn lòng trả nợ tiền sanh,
Dứt trừ phiền não, Nghiệp (36) mình sạch trong;
Bấy giờ người chẳng cần mong,
Cuộc đời sẽ tới ở trong Tiên, Người;
Hoặc là tạo một đời tươi,
Khổ sầu vi tế lần hồi tiêu tan.
Con Đường đi đã vẹn toàn,
Chẳng còn bị gạt bởi đoàn ảo hư ;
Ngũ-ấm (37) há dối nữa ư?
Các dây trói buộc (38) , cắt trừ đã xong,
Chẳng còn luẩn quẩn trong Vòng,
Một phen tỉnh giác, toại lòng, hết mê.
Lớn hơn đại đế ngôi xuê,
Các Trời há dễ sánh bề phước an;
Dứt rồi kiếp sống lầm than,
Được Đời sống mới : Niết bàn viễn miên,
Cảnh nầy khoái lạc hơn Tiên,
Lìa xa khổ não, ưu phiền, đổi thay.

***

Rạng đông bỗng hiện ra ngay,
Chiến công của Phật tô bày hiển vang.
Kìa chòm lửa rực Đông Phương.
Phủng qua những bức nhung trường tối đen.
Sao mai mờ mịt lặn chen,
Những lằn ánh tỏ túa xen nhiều vùng. 
Núi non mờ ám xa trông,
Là nơi chào đón vầng hồng trước tiên.
Trăm hoa còn hãy ngủ yên,
 Dưới lằn gió ấm, mắt hiền hé ra.
Quang minh lẹ bước đến ta,
Lướt theo ngọn cỏ là đà dưới sương ;
Đêm rồi hạt lệ thảm thương,
Sáng nay, sương hóa kim-cương chói ngời.
Ánh vui tỏa khắp đất đai,
Vàng ròng viền ở phía ngoài mây đen.
Tàu dừa như tụi tò-ten,
Cúi mình niềm nở đón khen ánh vàng;
Ánh soi khoảng trống rừng hoang,
Soi dòng sông rộng xem dường bửu châu ;
Chiếu sang nai lộc bụi sâu,
Bảo rằng : Trời đã bắt đầu ban mai.
Ở trong tổ ấm trên khơi,
Chim còn gục mỏ dưới hai cánh mình,
Hào quang phớt mặt, nhủ rành :
"Các con! Hãy ngắm cảnh xinh ban ngày."
Muôn chim khởi sự trình bày,
Bản ca điệu hát đó đây chào mừng :
Tiếng nầy như sáo xa chừng,
Tiếng kia như trổi vang lừng quốc ca ;
Tiếng như đờn ngọt phớt qua,
Tiếng như chát chúa, tiếng la vang rền ;
Có con rủ rỉ êm đềm,
Có con như tỏ nổi niềm ái ân.

***

Đêm rồi Phật thắng Ma quân,
Sáng nay cảnh vật hỷ hân trong ngoài.
Nhứt là ở giữa nhơn loài,
Hiện ra khí hậu hòa hài, thanh cao,
Kẻ hung bạo cất con dao,
Những tay trộm cướp bỏ bao ngọc vàng ;
Kẻ buôn bạc đếm đàng hoàng,
Ác thì hóa thiện, thiện đương trọn lành.
Các vua chiến đấu tạm đình,
Kẻ mang bệnh hoạn cất mình cười reo ;
Mạng chung hơi thở cheo leo,
Hở môi cười nụ, tuân theo số phần.
Bình minh đem lại vẻ hân,
Cảnh vui dường ấy do căn lạ thường.
Da-Du (39) ngồi ở bên giường,
Nét vui bỗng hiện trên gương mặt sầu,
Dường như bà cảm lẽ sâu:
Hết cơn bỉ cực, bắt đầu thới lai.
An vui khắp cả mọi nơi,
Thần linh mừng rỡ tỏ lời xướng ca.
Chư thiên ở cõi cao xa,
Hô rằng: "Công việc hẳn là xong xuôi!"
Thầy tu, dân chúng nối đuôi,
Cho là đại sự mà vui vẻ nhìn.
Từ nơi rừng bụi, lầy sình,
Tấm lòng Bác Ái mặc tình phát huy.
Hươu rằn ăn cỏ chẳng nghi,
Gần bên cọp mẹ, con bầy bú đeo;
Đoàn heo lại với đoàn cheo,
Cùng nhau uống nước quanh theo bờ hồ.
Thỏ nương gọp đá ra vô,
Chim ưng đứng đó mỏ đùa dưới lông.
Rắn nằm hơ dưới ánh nồng,
Da ngời như ngọc, móc không ló ngoài.
Diều ngơ cho cưởng vãng lai,
Cò xanh mơ mộng, cá chơi gần mình.
Chim sâu đậu nghỉ trên cành,
Để cho doàn bướm mặc tình trở xây.
Tinh thần đức Phật cảm lây,
Loài người thú vật, chim bay bốn bề.
Ngài còn ngồi cội Bồ đề,
Thắng rồi giặc Quỷ, phước về Nhơn gian.
Quang minh của Phật lan tràn,
Sánh cùng mặt nhựt, cả ngàn lần hơn.

***

Thế Tôn đứng dậy, hân hân,
Xướng lên tiếng Kệ, xa gần nghe qua:
"Ta đà ở khắp từng nhà,
Mảng tìm gia chủ cất tòa ngục giam;
Đấu tranh cực mãi phải cam,
Nay ta biết được người làm nhà đây.
Người ôi! thôi chớ đắp xây,
Vách tường chứa đựng những bầy khổ đau;
Từ nay, chớ dựng nóc lầu,
Đừng đâm đà nữa, vì đâu còn nhà!
Cột rường gãy hết rồi mà!
Vô minh huyễn hoặc tạo ra môn đình!
Nay ta đến chỗ cao vinh,
Mục tiêu Giải thoát đã tranh đoạt rồi."(40)

Chú Thích
(1) Già-da (Gâya).
(2) Bà-ra-ba (Barabar).
(3) Phan-gu (Phalgou).
(4) Ứu-lâu-tần-loa (Ourouvelaya).
(5) Xớ-ná-ni ( Senânni).
(6) Cuộc sống nối liền cho hai cảnh cách nhau: cảnh thanh tĩnh và cảnh u-minh vừa nói trên.
(7) Bên Ấn-độ theo tục lệ Bà-la-môn, người giai cấp dưới chẳng dám đụng người giai cấp trên, e mình làm hoen ố sự trong sạch của người.
(8) Thủ-đà (Soudra): Bên Ấn-độ theo truyền thống Bà-la-môn, có bốn hạng người; Tứ chủng : 1. Bà-la-Môn chủng; 2. Sát-đế-lỵ chủng; 3. Phệ-xá chủng; 4. Thủ đà chủng. Thủ-đà cũng viết: Thú-đà-la, là giai cấp làm ruộng rẫy, nông dân. Ngoài ra còn có giai cấp cùng đinh (chiên-đà-la).
(9) Người hạng Bà-la-môn và hạng Sát-đế-lỵ có vẽ giữa trán một điểm đỏ, để tượng trưng; điểm đỏ ấy kêu là Tin-ca (Tilka).
(10) Tu-xà-da (Soudjâta, Sujata).
(11) Lục-mi (loukshmi), nữ thần ban bố sự phong phú thạnh vượng, vợ của Thần Vishou (Tỳ-nữu).
(12) Linh-gam (lingam) đá nhọn đầu, biểu hiện Sức tạo tác.
(13) Ra-da (Radha).
(14) Bồ-đề (Boudhi) : Vì Phật đắc Bồ-đề (Đạo) nơi cội cây ấy, nên về sau người ta gọi là cây Bồ-đề. Ấy là cây Pipal, ficus religiousa, hiện còn ở gần tỉnh Bihar ngày nay (Bodh Gaya, Bồ đề đạo tràng).
(15) Trishna, Raga, Arati.
(16) Vị-Ngã, Ngã-kiến, Pháp : Égoisme, Moi; Phạn : Attavâda ; chỉ kể mình là trọng.
(17) Nghi-hoặc: Pháp : Doute; Phạn : Visikitcha; Hồ nghi đối với chánh pháp.
(18) Chấp-nê Giới cấm (Phạn: Silabbat-paramâsa) : chấp nệ giới hạnh nhỏ mà bỏ Đại-đạo, ham lễ bái cầu nguyện mà không tĩnh tâm Giải-thoát.
(19) Phạn : Kama, lòng ái-dục, mong cuộc vui sướng tình ái vợ chồng, vui thích Năm dục (Sắc, Thinh, Hương, Vị, Xúc) trong Dục-giới, từ cảnh Người tới cảnh Tiên.
(20) Sân : Pháp : Haine ; Phạn : Patigha.
(21) Luyến Sắc-giới, Phạn: Rouparaga, Thích hưởng các cảnh Thần Tiên trong cõi Sắc giới, cao hơn Dục-giới (Kama).
(22) Vô-sắc-ái tức Vô-sắc-giới-ái, Vô-sắc-giới-dục ; Phạn : Arouparaga. Lòng mong hưởng cảnh Tiên Vô-sắc giới. Vô-sắc giới có bốn cảnh từ thấp đến cao là : 1) Không-vô biên xứ 2) Thức vô-biên xứ 3) Vô-sở hữu xứ 4) Phi tưởng phi phi tưởng xứ.
(23) Kiêu mạn : Phạn : Mano ; Pháp : Orgueil.
(24) Tự-ái: Phạn : Ouddhatcha ; Pháp : Amour-propre.
(25) Vô-minh : Phạn : Avidya ; Pháp : Ignorance.
(26) Tam-Bồ-đề-định: Phạn : Sammâ-Sambouddh. Cũng viết : Tam- miệu Tam-Bồ-đề ; Dịch nghĩa: Chánh-đẳng Chánh-giác.
(27) A-bì-nhã: Abhidjna. Đắc cảnh trí nầy, Phật nhìn thấy các thế giới, các tinh tú trong hoàn vũ. Cũng như đắc phép định Sammâ-Sambouddh nói trên, Phật thấy đủ các tiền thân của Ngài. 
(28) Kiếp hay Kiếp ba (Kalpa); Dịch-giả Arnold chú giải: Một Kiếp có 4.320 triệu năm. Có Tiểu kiếp, Trung kiếp, Đại kiếp. Theo Phật học từ điển : 1 Tiểu kiếp: 16.800.000 năm ; 1 Trung kiếp: 336.000.000 năm; 1 Đại kiếp: 1.344.000.000 năm.
(29) Khổ đế: Chơn lý của sự Khổ : Phạn : Doukha-Sarya. Tất cả là Bốn đế (Tứ đế, Tứ diệu đế): Khổ đế, Tập đế, Diệt đế, Đạo đế.
(30) Vô-minh: Phạn: Avidya ; Pháp : Ignorance, Illusion.
(31) Hành: Phạn: Sankhâra, Samskàrà ; Pháp: Impression, Penchant pervers ; Sự chuyển động trong tâm, sự toan tính nơi lòng.
(31) Thức: Phạn : Vijnànà ; Pháp: Conscience ; Sự biết.
(32) Danh sắc: Phạn: Nâma-Rupa ; Pháp: Nom et Forme ; Tức là thân tâm, ngũ uẩn : gồm Thọ, Tưởng, Hành, Thức, kêu là Danh; Sắc-tướng, hình chất, kêu là Sắc.
(33) Lục-nhập: Phạn : Sadâyatana ; Pháp: Six sens ; Sáu căn trong nhập với Sáu trần ngoài.
(34) Xúc: Phạn: Sparca ; Pháp: Contact ; Sự đụng chạm.
(35) Thọ: Phạn: Védana ; Pháp: Sensation, Vie des sens ; Thọ cảm thường tình của các căn.
(36) Ái: Phạn: Trisnà ; Pháp: Désir ; Ham muốn, ưa thích. Từ Vô-minh tới Ái là tám nhân duyên đầu trong Thập-nhị nhơn-duyên ; Còn bốn nhơn duyên nữa là: Thủ, Hữu, Sanh, Tử, Lão Bệnh.
(37) Nghiệp: Phạn: Karma. Tư tưởng và hành động từ các đời trước đến đời nầy hiệp thành một Sức, có thiện, có ác, hoặc toàn thiện.
(38) Ngũ-ấm, ngũ uẩn: Phạn: Skandas; Pháp: Cinq agrégats; Năm món ( Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức) hiệp lại mà che khuất chơn lý, tự thể, làm cho chúng sanh luân-hồi.
(39) Dây trói buộc: Phạn: Oupâdânas; Pháp: Liens.
(40) Da-Du (Yasôdhara): Vợ cũ của đức Thích-Ca.
(41) Bài kệ trên đây mà tôi đã dịch nghĩa rộng, do theo chữ Pháp. Kinh chữ Hán gọi là "Tứ cú thành Đạo". Vừa khi thành La-hán hoặc thành Phật, mỗi vị đều có đọc bài Kệ nầy:
Chư lậu dĩ tận, 
Mọi sự phiền não đã hết,
Phạm hạnh dĩ lập; 
Đức hạnh thanh tịnh đã lập;
Sở tác dĩ biện, 
Việc làm của mình đã xong,
Bất thọ hậu hữu. 
Chẳng còn chịu thân sau nữa.

Thou who wouldst see where dawned the light at last,
North-westwards from the "Thousand Gardens" go
By Gunga's valley till thy steps be set
On the green hills where those twin streamlets spring
Nilâjan and Mohâna; follow them,
Winding beneath broad-leaved mahúa-trees,
'Mid thickets of the sansár and the bir,
Till on the plain the shining sisters meet
In Phalgú's bed, flowing by rocky banks
To Gâya and the red Barabar hills.
Hard by that river spreads a thorny waste,
Uruwelaya named in ancient days,
With sandhills broken; on its verge a wood
Waves sea-green plumes and tassels 'thwart the sky,
With undergrowth wherethrough a still flood steals,
Dappled with lotus-blossoms, blue and white,
And peopled with quick fish and tortoises.
Near it the village of Senáni reared
Its roofs of grass, nestled amid the palms, 
Peaceful with simple folk and pastoral toils.

There in the sylvan solitudes once more 
Lord Buddha lived, musing the woes of men, 
The ways of fate, the doctrines of the books, 
The lessons of the creatures of the brake, 
The secrets of the silence whence all come, 
The secrets of the gloom whereto all go, 
The life which lies between, like that arch flung 
From cloud to cloud across the sky, which hath 
Mists for its masonry and vapory piers, 
Melting to void again which was so fair 
With sapphire hues, garnet, and chrysoprase. 
Moon after moon our Lord sate in the wood, 
So meditating these that he forgot
Ofttimes the hour of food, rising from thoughts
Prolonged beyond the sunrise and the noon
To see his bowl unfilled, and eat perforce
Of wild fruit fallen from the boughs o'erhead,
Shaken to earth by chattering ape or plucked
By purple parokeet. Therefore his grace
Faded; his body, worn by stress of soul,
Lost day by day the marks, thirty and two,
Which testify the Buddha. Scarce that leaf,
Fluttering so dry and withered to his feet
From off the sâl-branch, bore less likeliness
Of spring's soft greenery than he of him
Who was the princely flower of all his land.

***

And once at such a time the o'erwrought Prince 
Fell to the earth in deadly swoon, all spent, 
Even as one slain, who hath no longer breath 
Nor any stir of blood; so wan he was,
So motionless. But there came by that way
A shepherd-boy, who saw Siddârtha lie
With lids fast-closed, and lines of nameless pain
Fixed on his lips -- the fiery noonday sun
Beating upon his head -- who, plucking boughs
From wild rose-apple trees, knitted them thick
Into a bower to shade the sacred face.
Also he poured upon the Master's lips
Drops of warm milk, pressed from his she-goat's bag,
Lest, being of low caste, he do wrong to one
So high and holy seeming. But the books
Tell how the jambu-branches, planted thus,
Shot with quick life in wealth of leaf and flower
And glowing fruitage interlaced and close,
So that the bower grew like a tent of silk
Pitched for a king at hunting, decked with studs
Of silver-work and bosses of red gold.

And the boy worshipped, deeming him some God;
But our Lord gaining breath, arose and asked
Milk in the shepherd's lota. "Ah, my Lord,
I cannot give thee," quoth the lad; "thou seest
I am a Sudra, and my touch defiles!"
Then the World-honored spake: "Pity and need
Make all flesh kin. There is no caste in blood,
Which runneth of one hue, nor caste in tears,
Which trickle salt with all; neither comes man
To birth with tilka-mark stamped on the brow,
Nor sacred thread on neck. Who doth right deeds
Is twice-born, and who doeth ill deeds vile.
Give me to drink, my brother; when I come
Unto my quest it shall be good for thee."
Thereat the peasant's heart was glad, and gave.

And on another day there passed that road
A band of tinselled girls, the nautch-dancers
Of Indra's temple in the town, with those
Who made their music -- one that beat a drum
Set round with peacock-feathers, one that blew
The piping bánsuli, and one that twitched
A three-string sitar. Lightly tripped they down
From ledge to ledge and through the chequered paths
To some gay festival, the silver bells
Chiming soft peals about the small brown feet,
Armlets and wrist-rings tattling answer shrill;
While he that bore the sitar thrummed and twanged
His threads of brass, and she beside him sang –

"Fair goes the dancing when the sitar's tuned;
Tune us the sitar neither low nor high,
And we will dance away the hearts of men.
The string overstretched breaks, and the music flies
The string o'erslack is dumb, and music dies;
Tune us the sitar neither low nor high."

So sang the nautch-girl to the pipe and wires,
Fluttering like some vain, painted butterfly
From glade to glade along the forest path,
Nor dreamed her light words echoed on the ear
Of him, that holy man, who sate so rapt
Under the fig-tree by the path. But Buddh
Lifted his great brow as the wantons passed,
And spake: "The foolish ofttimes teach the wise
I strain too much this string of life, belike,
Meaning to make such music as shall save.
Mine eyes are dim now that they see the truth,
My strength is waned now that my need is most;
Would that I had such help as man must have,
For I shall die, whose life was all men's hope."

***

Now, by that river dwelt a landholder
Pious and rich, master of many herds,
A goodly chief, the friend of all the poor;
And from his house the village drew its name --
"Senáni." Pleasant and in peace he lived,
Having for wife Sujâta, loveliest
Of all the dark-eyed daughters of the plain;
Gentle and true, simple and kind was she,
Noble of mien, with gracious speech to all
And gladsome looks -- a pearl of womanhood --
Passing calm years of household happiness
Beside her lord in that still Indian home,
Save that no male child blessed their wedded love.

Wherefore with many prayers she had besought
Lukshmi; and many nights at full-moon gone
Round the great Lingam, nine times nine, with gifts
Of rice and jasmine wreaths and sandal oil,
Praying a boy; also Sujâta vowed --
If this should be -- an offering of food
Unto the Wood-God, plenteous, delicate,
Set in a bowl of gold under his tree,
Such as the lips of Devs may taste and take.
And this had been: for there was born to her
A beauteous boy, now three months old, who lay
Between Sujâta's breasts, while she did pace
With grateful foot-steps to the Wood-God's shrine,
One arm clasping her crimson sari close
To wrap the babe, that jewel of her joys,
The other lifted high in comely curve
To steady on her head the bowl and dish
Which held the dainty victuals for the God.
But Radha, sent before to sweep the ground
And tie the scarlet threads around the tree,
Came eager, crying, "Ah, dear Mistress! look!
There is the Wood-God sitting in his place,
Revealed, with folded hands upon his knees.
See how the light shines round about his brow!
How mild and great he seems, with heavenly eyes!
Good fortune is it thus to meet the gods."
So, -- thinking him divine, -- Sujâta drew 
Tremblingly nigh, and kissed the earth and said, 
With sweet face bent "Would that the Holy One 
Inhabiting this grove, Giver of good,
Merciful unto me his handmaiden,
Vouchsafing now his presence, might accept
These our poor gifts of snowy curds, fresh-made,
With milk as white as new-carved ivory!"

Therewith into the golden bowl she poured 
The curds and milk, and on the hands of Buddh 
Dropped attar from a crystal flask -- distilled
Out of the hearts of roses: and he ate,
Speaking no word, while the glad mother stood
In reverence apart. But of that meal
So wondrous was the virtue that our Lord
Felt strength and life return as though the nights
Of watching and the days of fast had passed
In dream, as though the spirit with the flesh
Shared that fine meat and plumed its wings anew,
Like some delighted bird at sudden streams
Weary with flight o'er endless wastes of sand,
Which laves the desert dust from neck and crest.
And more Sujâta worshipped, seeing our Lord
Grow fairer and his countenance more bright:
"Art thou indeed the God?" she lowly asked,
And hath my gift found favor?

But Buddh said,
"What is it thou dost bring me?"
"Holy one!"
Answered Sujâta, "from our droves I took
Milk of a hundred mothers, newly-calved,
And with that milk I fed fifty white cows,
And with their milk twenty-and-five, and then
With theirs twelve more, and yet again with theirs
The six noblest and best of all our herds. 
That yield I boiled with sandal and fine spice
In silver lotas, adding rice, well grown
From chosen seed, set in new-broken ground,
So picked that every grain was like a pearl.
This did I of true heart, because I vowed
Under thy tree, if I should bear a boy
I would make offering for my joy, and now
I have my son and all my life is bliss!"
Softly our Lord drew down the crimson fold, 
And, laying on the little head those hands 
Which help the worlds, he said, "Long be thy bliss 
And lightly fall on him the load of life! 
For thou hast holpen me who am no God, 
But one, thy Brother; heretofore a Prince
And now a wanderer, seeking night and day
These six hard years that light which somewhere shines
To lighten all men's darkness, if they knew!
And I shall find the light; yea, now it dawned
Glorious and helpful, when my weak flesh failed
Which this pure food, fair Sister, hath restored,
Drawn manifold through lives to quicken life
As life itself passes by many births
To happier heights and purging off of sins.
Yet dost thou truly find it sweet enough
Only to live? Can life and love suffice?"

Answered Sujâta, "Worshipful! my heart
Is little, and a little rain will fill
The lily's cup which hardly moists the field.
It is enough for me to feel life's sun
Shine in my Lord's grace and my baby's smile,
Making the loving summer of our home.
Pleasant my days pass filled with household cares
From sunrise when I wake to praise the gods,
And give forth grain, and trim the tulsi-plant,
And set my handmaids to their tasks, till noon,
When my Lord lays his head upon my lap
Lulled by soft songs and wavings of the fan;
And so to supper-time at quiet eve,
When by his side I stand and serve the cakes.
Then the stars light their silver lamps for sleep,
After the temple and the talk with friends.
How should I not be happy, blest so much,
And bearing him this boy whose tiny hand
Shall lead his soul to Swerga, if it need?
For holy books teach when a man shall plant
Trees for the travellers' shade, and dig a well
For the folks' comfort, and beget a son,
It shall be good for such after their death;
And what the books say that I humbly take,
Being not wiser than those great of old
Who spake with gods, and knew the hymns and charms,
And all the ways of virtue and of peace.

Also I think that good must come of good
And ill of evil -- surely -- unto all --
In every place and time -- seeing sweet fruit
Groweth from wholesome roots, and bitter things
From poison-stocks; yea, seeing too, how spite
Breeds hate, and kindness friends, and patience peace
Even while we live; and when 'tis willed we die
Shall there not be as good a 'Then' as 'Now'?
Haply much better! since one grain of rice
Shoots a green feather gemmed with fifty pearls,
And all the starry champak's white and gold
Lurks in those little, naked, grey spring-buds.
Ah, Sir! I know there might be woes to bear
Would lay fond Patience with her face in dust;
If this my babe pass first I think my heart
Would break -- almost I hope my heart would break!
That I might clasp him dead and wait my Lord --
In whatsoever world holds faithful wives --
Duteous, attending till his hour should come.
But if Death called Senáni, I should mount
The pile and lay that dear head in my lap,
My daily way, rejoicing when the torch
Lit the quick flame and rolled the choking smoke.

For it is written if an Indian wife
Die so, her love shall give her husband's soul
For every hair upon her head a crore
Of years in Swerga. Therefore fear I not.
And therefore, Holy Sir! my life is glad,
Nowise forgetting yet those other lives
Painful and poor, wicked and miserable,
Whereon the gods grant pity! but for me,
What good I see humbly I seek to do,
And live obedient to the law, in trust
That what will come, and must come, shall come well."

Then spake our Lord, "Thou teachest them who teach,
Wiser than wisdom in thy simple lore.
Be thou content to know not, knowing thus
Thy way of right and duty: grow, thou flower!
With thy sweet kind in peaceful shade -- the light
Of Truth's high noon is not for tender leaves
Which must spread broad in other suns and lift
In later lives a crowned head to the sky.
Thou who hast worshipped me, I worship thee
Excellent heart! learnéd unknowingly.
As the dove is which flieth home by love.
In thee is seen why there is hope for man
And where we hold the wheel of life at will.
Peace go with thee, and comfort all thy days
As thou accomplishest, may I achieve!
He whom thou thoughtest God bids thee wish this."

"May'st thou achieve," she said, with earnest eyes 
Bent on her babe, who reached its tender hands 
To Buddh -- knowing, belike, as children know, 
More than we deem, and reverencing our Lord; 
But he arose -- made strong with that pure meat --
And bent his footsteps where a great Tree grew, 
The Bôdhi-tree (thenceforward in all years 
Never to fade, and ever to be kept
In homage of the world), beneath whose leaves
It was ordained that Truth should come to Buddh:
Which now the Master knew; wherefore he went
With measured pace, steadfast, majestical,
Unto the Tree of Wisdom. Oh, ye Worlds!
Rejoice! our Lord wended unto the Tree!
Whom -- as he passed into its ample shade,
Cloistered with columned dropping stems, and roofed
With vaults of glistening green -- the conscious earth
Worshipped with waving grass and sudden flush
Of flowers about his feet. The forest-boughs
Bent down to shade him; from the river sighed
Cool wafts of wind laden with lotus-scents
Breathed by the water-gods. Large wondering eyes
Of woodland creatures -- panther, boar, and deer --
At peace that eve, gazed on his face benign
From cave and thicket. From its cold cleft wound
The mottled deadly snake, dancing its hood
In honor of our Lord; bright butterflies
Fluttered their vans, azure and green and gold,
To be his fan-bearers; the fierce kite dropped
Its prey and screamed; the striped palm-squirrel raced
From stem to stem to see; the weaver-bird
Chirped from her swinging nest; the lizard ran;
The koïl sang her hymn; the doves flocked round;
Even the creeping things were 'ware and glad.
Voices of earth and air joined in one song,
Which unto ears that hear said, "Lord and Friend
Lover and Saviour! Thou who hast subdued
Angers and prides, desires and fears and doubts,
Thou that for each and all hast given thyself,
Pass to the Tree! The sad world blesseth thee
Who art the Buddh that shall assuage her woes.
Pass, Hailed and Honored! strive thy last for us,
King and high Conqueror! thine hour is come;
This is the Night the ages waited for!"

***

Then fell the night even as our Master sate 
Under that Tree. But he who is the Prince 
Of Darkness, Mara -- knowing this was Buddh
Who should deliver men, and now the hour
When he should find the Truth and save the worlds --
Gave unto all his evil powers command.
Wherefore there trooped from every deepest pit
The fiends who war with Wisdom and the Light,
Arati, Trishna, Raga, and their crew
Of passions, horrors, ignorances, lusts,
The brood of gloom and dread; all hating Buddh,
Seeking to shake his mind; nor knoweth one, 
Not even the wisest, how those fiends of Hell 
Battled that night to keep the Truth from Buddh: 
Sometimes with terrors of the tempest, blasts 
Of demon-armies clouding all the wind,
With thunder, and with blinding lightning flung
In jagged javelins of purple wrath
From splitting skies; sometimes with wiles and words
Fair-sounding, 'mid hushed leaves and softened airs
From shapes of witching beauty; wanton songs,
Whispers of love; sometimes with royal allures
Of proffered rule; sometimes with mocking doubts.

Making truth vain. But whether these befell
Without and visible, or whether Buddh
Strove with fell spirits in his inmost heart,
Judge ye: -- I write what ancient books have writ.
The ten chief Sins came -- Mara's mighty ones,
Angels of evil -- Attavâda first,
The Sin of Self, who in the Universe
As in a mirror sees her fond face shown,
And crying "I" would have the world say "I,"
And all things perish so if she endure.
"If thou be'st Buddh," she said, "let others grope
Lightless; it is enough that thou art Thou
Changelessly; rise and take the bliss of gods
Who change not, heed not, strive not." But Buddh spake
"The right in thee is base, the wrong a curse;
Cheat such as love themselves." Then came wan Doubt
He that denies -- the mocking Sin -- and this
Hissed in the Master's ear, "All things are shows,
And vain the knowledge of their vanity;
Thou dost but chase the shadow of thyself;
Rise and go hence, there is no better way
Than patient scorn, nor any help for man,
Nor any staying of his whirling wheel."
But quoth our Lord, "Thou hast no part with me,
False Visikitcha, subtlest of man's foes."

And third came she who gives dark creeds their power,
Sîlabbat-paramâsa, sorceress,
Draped fair in many lands as lowly Faith,
But ever juggling souls with rites and prayers;
The keeper of those keys which lock up Hells
And open Heavens. "Wilt thou dare," she said,
Put by our sacred books, dethrone our gods,
Unpeople all the temples, shaking down
That law which feeds the priests and props the realms?
But Buddha answered, "What thou bidd'st me keep
Is form which passes, but the free Truth stands;
Get thee unto thy darkness." Next there drew
Gallantly nigh a braver Tempter, he,
Kama, the King of passions, who hath sway
Over the gods themselves, Lord of all loves,
Ruler of Pleasure's realm. Laughing he came
Unto the Tree, bearing his bow of gold
Wreathed with red blooms, and arrows of desire
Pointed with five-tongued delicate flame which stings
The heart it smites sharper than poisoned barb:
And round him came into that lonely place
Bands of bright shapes with heavenly eyes and lips
Singing in lovely words the praise of Love
To music of invisible sweet chords,
So witching, that it seemed the night stood still
To hear them, and the listening stars and moon
Paused in their orbits while these hymned to Buddh
Of lost delights, and how a mortal man
Findeth nought dearer in the three wide worlds
Than are the yielded loving fragrant breasts
Of Beauty and the rosy breast-blossoms,
Love's rubies; nay, and toucheth nought more high
Than is that dulcet harmony of form
Seen in the fines and charms of loveliness
Unspeakable, yet speaking, soul to soul,
Owned by the bounding blood, worshipped by will
Which leaps to seize it, knowing this is best,
This the true heaven where mortals are like gods,
Makers and Masters, this the gift of gifts
Ever renewed and worth a thousand woes.

For who hath grieved when soft arms shut him safe,
And all life melted to a happy sigh,
And all the world was given in one warm kiss?
So sang they with soft float of beckoning hands,
Eyes lighted with love-flames, alluring smiles;
In dainty dance their supple sides and limbs
Revealing and concealing like burst buds
Which tell their color, but hide yet their hearts.
Never so matchless grace delighted eye
As troop by troop these midnight-dancers swept
Nearer the Tree, each daintier than the last,
Murmuring "O great Siddârtha! I am thine,
Taste of my mouth and see if youth is sweet!"

Also, when nothing moved our Master's mind,
Lo! Kama waved his magic bow, and lo!
The band of dancers opened, and a shape
Fairest and stateliest of the throng came forth
Wearing the guise of sweet Yasôdhara.
Tender the passion of those dark eyes seemed
Brimming with tears; yearning those outspread arms
Opened towards him; musical that moan
Wherewith the beauteous shadow named his name,
Sighing "My Prince! I die for lack of thee
What heaven hast thou found like that we knew
By bright Rohini in the Pleasure-house,
Where all these weary years I weep for thee?
Return, Siddârtha! ah! return. But touch
My lips again, but let me to thy breast
Once, and these fruitless dreams will end! Ah, look!
Am I not she thou lovedst?" But Buddh said,
"For that sweet sake of her thou playest thus
Fair and false Shadow! is thy playing vain;
I curse thee not who wear'st a form so dear,
Yet as thou art so are all earthly shows.
Melt to thy void again!" Thereat a cry
Thrilled through the grove, and all that comely rout
Faded with flickering wafts of flame, and trail
Of vaporous robes.

Next under darkening skies
And noise of rising storm came fiercer Sins,
The rearmost of the Ten; Patigha -- Hate --
With serpents coiled about her waist, which suck
Poisonous milk from both her hanging dugs,
And with her curses mix their angry hiss.
Little wrought she upon that Holy One
Who with his calm eyes dumbed her bitter lips
And made her black snakes writhe to hide their fangs.
Then followed Ruparaga -- Lust of days --
That sensual Sin which out of greed for life
Forgets to live; and next him Lust of Fame,
Nobler Aruparaga, she whose spell
Beguiles the wise, mother of daring deeds,
Battles and toils. And haughty Mano came,
The Fiend of Pride; and smooth Self-Righteousness,
Uddhachcha; and -- with many a hideous band
Of vile and formless things, which crept and flapped
Toad-like and bat-like -- Ignorance, the Dam
Of Fear and Wrong, Avidya, hideous hag,
Whose footsteps left the midnight darker, while
The rooted mountains shook, the wild winds howled,
The broken clouds shed from their caverns streams
Of levin-lighted rain; stars shot from heaven,
The solid earth shuddered as if one laid
Flame to her gaping wounds; the torn black air
Was full of whistling wings, of screams and yells,
Of evil faces peering, of vast fronts
Terrible and majestic, Lords of Hell
Who from a thousand Limbos led their troops
To tempt the Master.

***

But Buddh heeded not,
Sitting serene, with perfect virtue walled
As is a stronghold by its gates and ramps;
Also the Sacred Tree -- the Bôdhi-tree --
Amid that tumult stirred not, but each leaf
Glistened as still as when on moonlit eves
No zephyr spills the glittering gems of dew;
For all this clamor raged outside the shade
Spread by those cloistered stems:
In the third watch,
The earth being still, the hellish legions fled,
A soft air breathing from the sinking moon,
Our Lord attained Sammâ-sambuddh; he saw
By light which shines beyond our mortal ken
The line of all his lives in all the worlds,
Far back and farther back and farthest yet,
Five hundred lives and fifty. Even as one,
At rest upon a mountain-summit, marks
His path wind up by precipice and crag,
Past thick-set woods shrunk to a patch; through bogs,
Glittering false-green; down hollows where he toiled
Breathless; on dizzy ridges where his feet
Had well-nigh slipped; beyond the sunny lawns,
The cataract and the cavern and the pool,
Backward to those dim flats wherefrom he sprang
To reach the blue; thus Buddha did behold
Life's upward steps long-linked, from levels low
Where breath is base, to higher slopes and higher
Whereon the ten great Virtues wait to lead
The climber skyward. Also, Buddha saw
How new life reaps what the old life did sow:
How where its march breaks off its march begins;
Holding the gain and answering for the loss;
And how in each life good begets more good,
Evil fresh evil; Death but casting up
Debit or credit, whereupon th' account
In merits or demerits stamps itself
By sure arithmic -- where no tittle drops --
Certain and just, on some new-springing life
Wherein are packed and scored past thoughts and deeds,
Strivings and triumphs, memories and marks
Of lives foregone:

And in the middle watch
Our Lord attained Abhidjna -- insight vast
Ranging beyond this sphere to spheres unnamed,
System on system, countless worlds and suns
Moving in splendid measures, band by band
Linked in division, one yet separate,
The silver islands of a sapphire sea
Shoreless unfathomed, undiminished, stirred
With waves which roll in restless tides of change.
He saw those Lords of Light who hold their worlds
By bonds invisible, how they themselves
Circle obedient round mightier orbs
Which serve profounder splendors, star to star
Flashing the ceaseless radiance of life
From centres ever shifting unto cirques
Knowing no uttermost. These he beheld
With unsealed vision, and of all those worlds,
Cycle on epicycle, all their tale
Of Kalpas, Mahakalpas -- terms of time
Which no man grasps, yea, though he knew to count
The drops in Gunga from her springs to the sea,
Measureless unto speech -- whereby these wax
And wane; whereby each of this heavenly host
Fulfils its shining life and darkling dies.

Sakwal by Sakwal, depths and heights he passed
Transported through the blue infinitudes,
Marking -- behind all modes, above all spheres,
Beyond the burning impulse of each orb --
That fixed decree at silent work which wills
Evolve the dark to light, the dead to life,
To fulness void, to form the yet unformed,
Good unto better, better unto best, 
By wordless edict; having none to bid,
None to forbid; for this is past all gods
Immutable, unspeakable, supreme,
A Power which builds, unbuilds, and builds again,
Ruling all things accordant to the rule
Of virtue, which is beauty, truth, and use.
So that all things do well which serve the Power,
And ill which hinder; nay, the worm does well
Obedient to its kind; the hawk does well
Which carries bleeding quarries to its young;
The dewdrop and the star shine sisterly,
Globing together in the common work;
And man who lives to die, dies to live well
So if he guide his ways by blamelessness
And earnest will to hinder not but help
All things both great and small which suffer life.

These did our Lord see in the middle watch.
But when the fourth watch came the secret came 
Of Sorrow, which with evil mars the law, 
As damp and dross hold back the goldsmith's fire. 
Then was the Dukha-satya opened him
First of the "Noble Truths;" how Sorrow is
Shadow to life, moving where life doth move;
Not to be laid aside until one lays
Living aside, with all its changing states,
Birth, growth, decay, love, hatred, pleasure, pain
Being and doing. How that none strips off
These sad delights and pleasant griefs who lacks
Knowledge to know them snares; but he who knows
Avidya -- Delusion -- sets those snares,
Loves life no longer but ensues escape.

The eyes of such a one are wide, he sees
Delusion breeds Sankhâra, Tendency
Perverse: Tendency Energy -- Vidnnân --
Whereby comes Namarûpa, local form
And name and bodiment, bringing the man
With senses naked to the sensible,
A helpless mirror of all shows which pass
Across his heart; and so Vedanâ grows --
'Sense-life' -- false in its gladness, fell in sadness,
But sad or glad, the Mother of Desire,
Trishna, that thirst which makes the living drink
Deeper and deeper of the false salt waves
Whereon they float, pleasures, ambitions, wealth,
Praise, fame, or domination, conquest, love;
Rich meats and robes, and fair abodes, and pride
Of ancient lines, and lust of days, and strife
To live, and sins that flow from strife, some sweet,
Some bitter. Thus Life's thirst quenches itself
With draughts which double thirst, but who is wise
Tears from his soul this Trishna, feeds his sense
No longer on false shows, files his firm mind
To seek not, strive not, wrong not; bearing meek
All ills which flow from foregone wrongfulness,
And so constraining passions that they die
Famished; till all the sum of ended life –

The Karma -- all that total of a soul
Which is the things it did, the thoughts it had,
The 'Self' it wove -- with woof of viewless time,
Crossed on the warp invisible of acts --
The outcome of him on the Universe,
Grows pure and sinless; either never more
Needing to find a body and a place,
Or so informing what fresh frame it takes
In new existence that the new toils prove
Lighter and lighter not to be at all,
Thus "finishing the Path;" free from Earth's cheats;
Broken from ties -- from Upâdânas -- saved
From whirling on the wheel; aroused and sane
As is a man wakened from hateful dreams.
Until -- greater than Kings, than Gods more glad! --
The aching craze to live ends, and life glides --
Lifeless -- to nameless quiet, nameless joy,
Blessed NIRVANA -- sinless, stirless rest --
That change which never changes!

Lo! the Dawn
Sprang with Buddh's Victory! lo! in the East
Flamed the first fires of beauteous day, poured forth
Through fleeting folds of Night's black drapery.
High in the widening blue the herald-star
Faded to paler silver as there shot
Brighter and brightest bars of rosy gleam
Across the grey. Far off the shadowy hills
Saw the great Sun, before the world was 'ware,
And donned their crowns of crimson; flower by flower
Felt the warm breath of Mom and 'gan unfold
Their tender lids. Over the spangled grass
Swept the swift footsteps of the lovely Light,
Turning the tears of Night to joyous gems,
Decking the earth with radiance 'broidering.

The sinking storm-clouds with a golden fringe,
Gilding the feathers of the palms, which waved
Glad salutation; darting beams of gold
Into the glades; touching with magic wand
The stream to rippled ruby; in the brake
Finding the mild eyes of the antelopes
And saying "it is day;" in nested sleep
Touching the small heads under many a wing
And whispering, "Children, praise the light of day!"
Whereat there piped anthems of all the birds,
The Köil's fluted song, the Bulbul's hymn,
The "morning, morning" of the painted thrush,
The twitter of the sunbirds starting forth
To find the honey ere the bees be out
The grey crow's caw, the parrot's scream, the strokes
Of the green hammersmith, the myna's chirp,
The never finished love-talk of the doves:
Yea! and so holy was the influence
Of that high Dawn which came with victory
That, far and near, in homes of men there spread
An unknown peace. The slayer hid his knife;
The robber laid his plunder back; the shroff
Counted full tale of coins; all evil hearts
Grew gentle, kind hearts gentler, as the balm
Of that divinest Daybreak lightened Earth.

Kings at fierce war called truce; the sick men leaped
Laughing from beds of pain; the dying smiled
As though they knew that happy Morn was sprung
From fountains farther than the utmost East;
And o'er the heart of sad Yasôdhara,
Sitting forlorn at Prince Siddârtha's bed,
Came sudden bliss, as if love should not fail
Nor such vast sorrow miss to end in joy.
So glad the World was -- though it wist not why
That over desolate wastes went swooning songs
Of mirth, the voice of bodiless Prets and Bhuts
Foreseeing Buddh; and Devas in the air
Cried "It is finished, finished!" and the priests 
Stood with the wondering people in the streets 
Watching those golden splendors flood the sky 
And saying "There hath happed some mighty thing."

Also in Ran and Jungle grew that day
Friendship amongst the creatures; spotted deer
Browsed fearless where the tigress fed her cubs,
And cheetahs lapped the pool beside the bucks;
Under the eagle's rock the brown hares scoured
While his fierce beak but preened an idle wing;
The snake sunned all his jewels in the beam
With deadly fangs in sheath; the shrike let pass
The nestling-finch; the emerald halcyons
Sate dreaming while the fishes played beneath,
Nor hawked the merops, though the butterflies --
Crimson and blue and amber -- flitted thick
Around his perch; the Spirit of our Lord
Lay potent upon man and bird and beast,
Even while he mused under that Bôdhi-tree,
Glorified with the Conquest gained for all
And lightened by a Light greater than Day's.
Then he arose -- radiant, rejoicing, strong --
Beneath the Tree, and lifting high his voice 
Spake this, in hearing of all Times and Worlds: --

Anékajátisangsârang
Sandhdwissang anibhisang
Gahakárakangawesanto
Dukkhájátipunappunang.
Gahakárakadithósi;
Punagehang nakáhasi;
Sabhátephásukhábhaggá,
Gahakútangwisang khitang;
Wisangkháragatang chittang;
Janhánangkhayamajhagá.

MANY A HOUSE OF LIFE
HATH HELD ME -- SEEKING EVER HIM WHO WROUGHT
THESE PRISONS OF THE SENSES, SORROW-FRAUGHT;
SORE WAS MY CEASELESS STRife!
BUT NOW,
THOU BUILDER OF THIS TABERNACLE -- THOU!
I KNOW THEE! NEVER SHALT THOU BUILD AGAIN 
THESE WALLS OF PAIN,
NOR RAISE THE ROOF-TREE OF DECEITS, NOR LAY
FRESH RAFTERS ON THE CLAY;
BROKEN THY HOUSE IS, AND THE RIDGE-POLE SPLIT!
DELUSION FASHIONED IT!
SAFE PASS I THENCE -- DELIVERANCE TO OBTAIN.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
30 Tháng Tư 2016(Xem: 5165)
Giới Thiệu: Đức Đạt Lai Lạt Ma là nhà lãnh đạo tinh thần của người dân Tây Tạng, là người đã nhận giải Nobel Hòa Bình năm 1989, và là người cổ võ từ bi và hòa bình khắp thế giới. Ngài khuyến khích sự hòa hợp giữa các tôn giáo trên thế giới và tham gia vào nhiều cuộc đối thoại với các nhà khoa học hàng đầu. Xuất gia làm tu sĩ từ thơ ấu, Tỳ Kheo Tenzin Gyantso đã hoàn tất các chương trình học Phật theo truyền thống và tốt nghiệp bằng geshe, tương đương Tiến Sĩ Phật Học. Nổi tiếng với sự thông thái và tấm lòng độ lượng, chứng đắc thiền định, và khiêm tốn, Đức Đạt Lai Lạt Ma vẫn nói, “Tôi chỉ là một tu sĩ Phật Giáo đơn giản.”
11 Tháng Ba 2016(Xem: 5178)
Lời Ban Biên Tập: Hàng năm, cứ đến ngày Rằm tháng Hai Âm lịch, đại gia đình Phật tử thế giới lại thành tâm tưởng niệm ngày Đức Bổn sư Từ phụ Thích Ca Mâu Ni Phật Nhập Niết bàn. Nhân ngày tưởng niệm này, chúng tôi xin lược trích giới thiệu nội dung cơ bản nửa sau bài Ba, khoá I “Phật học phổ thông” của cố HT Thích Thiện Hoa, về sự kiện Lịch sử Phật giáo quan trọng này.
06 Tháng Mười 2015(Xem: 5368)
Tự ngã và sự cố chấp vào tự ngã là một trong những nguyên nhân dẫn đến khổ đau, tang thương và mất mát. Khi tự ngã được đề cao thì con người thỏa mãn, hạnh phúc, nhưng một khi tự ngã bị xúc phạm thì sự bực bội, và thậm chí là thù hận sẽ khởi sanh.