17 Từ Giã Cõi Đời

28 Tháng Mười Hai 201000:00(Xem: 12285)

ĐƯỜNG TAM TẠNG THỈNH KINH
Võ Đình Cường
(In lần thứ ba, năm 2000 TP. Hồ Chí Minh)

TỪ GIÃ CÕI ĐỜI

Sau khi phiên dịch tổng cộng 75 bộ kinh chữ Phạn, gồm 1.335 quyển, Ngài Huyền Trang nhận thấy sức lực mình đến đây đã suy nhược lắm rồi, và ngày từ giã cõi đời cũng không còn bao lâu nữa.

Nhưng vào cuối tháng Giêng năm Lân Đức nguyên niên (664), các vị đại đức dịch kinh và đồ chúng ân cần xin Ngài dịch tiếp bộ kinh Đại Bảo Tích. Mặc dù đã 69 tuổi và trong mình đã suy yếu lắm rồi, Ngài vẫn nắm bút gắng gượng dịch để khỏi phụ lòng tha thiết của chúng Tăng. Dịch được ít dòng, Ngài đặt bút xuống, xếp bản sách chữ Phạn lại mà bảo đại chúng rằng:

"Số lượng bộ kinh này cũng bằng số lượng kinh Đại Bát Nhã, Huyền Trang tự lượng khí lực không còn dịch nổi. Giờ chết đến, thế không lâu nữa. Nay ta muốn qua hang Chi Lan lễ từ Phật tượng mà thôi".

Môn nhân tăng chúng liền cùng đi với Ngài, vừa đi vừa nhìn nhau ứa lệ. Lễ Phật xong, Ngài trở về chùa, nghỉ hẳn việc dịch, chỉ chuyên tinh hành đạo. Nửa đêm mồng Năm tháng Hai, Ngài viên tịch.

Trước khi tịch, Ngài hội đệ tử lại dạy rằng:

"Ta nhận biết ngày lâm chung của ta sắp đến rồi. Sau khi ta mất, các người hãy tống táng ta một cách đơn sơ, giản dị. Hãy bó di hài ta vào một manh chiếu và an táng ở một nơi nào thâm u tĩnh mịch, chứ đừng bày vẽ nhiều điều vô ích".

Vài giờ trước khi mất, sau một giấc ngủ, Ngài thức dậy và hoan hỷ kể cho các đệ tử nghe rằng Ngài vừa nhận thấy một tòa sen rất lớn và vô cùng đẹp đẽ nở ra trước mắt. Ngài lại chiêm bao thấy những người rất cao lớn ăn mặc toàn gấm vóc, nắm những giải lụa thêu hoa và thất bảo, từ phòng Ngài đi sang phòng phiên dịch để trang hoàng, từ trong cho đến ngoài phòng. Ngài lại nói với các đệ tử:

"Các người hãy bình tĩnh và hoan hỷ từ giã cái thân giả tạm này sau khi nó đã làm xong nhiệm vụ. Ta nguyện đem công đức này hồi hướng khắp tất cả chúng sanh, và cùng chúng sanh chứng nhập cung trời Đao Lỵ. Ta nguyện, trong những kiếp sau, trở về cõi Ta bà này để hóa độ chúng sanh cho đến khi được giác ngộ hoàn toàn.

"Nam Mô Di Lặc Tôn Phật, xin Ngài hãy thị hiện trong cõi Ta bà này để đệ tử và chúng sanh được chiêm ngưỡng. Nam Mô Di Lặc Tôn Phật, xin Ngài hãy độ cho đệ tử được vào hàng thánh chúng của Ngài".

Pháp sư Huyền Trang nhập định và trút hơi thở cuối cùng. Sắc mặt Ngài vẫn hồng hào và nét mặt Ngài phản chiếu một niềm hoan lạc vô biên.

Ngài mất vào giữa đêm mồng 5 tháng 2 năm 664, tại Ngọc Hoa Cung, hưởng thọ 69 tuổi. Nghe tin Ngài từ trần, vua Đường Cao Tông không cầm được nước mắt, bãi triều ba ngày và nói với các quan cận thần:

"Trẫm nay mất một quốc bảo!"

Lễ an táng của Ngài cử hành vào ngày 14 tháng 4 tại Bạch Lộc Nguyên, với sự tham dự của hơn 1 triệu người (1.000.000) ở Tràng An và các miền phụ cận; trong số ấy có ba mươi ngàn người làm lều ở cạnh mộ Ngài mà ở.

Chỉ với con số người hộ táng ấy cũng đủ hình dung được sự cảm phục và thương mến của người đồng thời đối với Ngài thiết tha biết bao nhiêu!

- Hết-
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
13 Tháng Sáu 2015(Xem: 7316)
Đây là bài nhận định tổng hợp của giáo sư Heinz Bechert, tóm tắt 21 bài viết đăng trong tuyển tập When Did the Buddha Live? được chính giáo sư làm tổng biên tập. Bài tóm tắt vô cùng công phu này đã đặt lại các vấn đề biên niên sử Tích Lan, Ấn Độ và các nước Phật giáo có liên hệ về cách tính niên đại của đức Phật.
07 Tháng Sáu 2015(Xem: 7157)
Mặc dù đã 2500 năm trôi qua, nhờ có Đức Phật, chúng ta đã hưởng được nhiều phước lợi qua sự cao cả, cùng sự vĩ đại của ngài về lòng từ bi, sự trí tuệ, và lòng trong sạch. Chúng ta còn đợi chờ thêm điều gì nữa?
01 Tháng Sáu 2015(Xem: 6781)
Bất cứ một tư tưởng triết học nào cũng đều chịu ảnh hưởng của bối cảnh xã hội, của nền văn hoá và của những tư tưởng triết học khác. Từ đó, tư tưởng của một triết gia có khi chịu ảnh hưởng của những người đi trước hoặc đương thời mà phát triển và quảng diễn thêm, nhưng cũng có khi phản kháng lại, hoặc phê bình để đi đến chỗ toàn thiện, hoặc để bênh vực cho tư tưởng của mình.
26 Tháng Năm 2015(Xem: 5432)
Con người sống qui tụ lại thành một xã hội, và phát triển tập thể này rộng lớn dần dần thành một quốc gia. Mỗi cá nhân trong tập thể đó không thể tự sống riêng mà cũng không thể có tự do hoàn toàn để muốn làm gì thì làm. Cá nhân trong tập thể phải tuân theo một số qui luật mà tập thể đưa ra để lấy nó làm tiêu chuẩn hướng dẩn đời sống của mình, và chính những tiêu chuẩn sống này sẽ giúp cá nhân hòa hợp được giữa cá nhân mình với người khác sống trong cùng một xã hội.
22 Tháng Năm 2015(Xem: 8317)
Có nhiều bằng chứng cho thấy Phật giáo được du nhập một cách hài hoà vào Việt Nam rất sớm, nhất là từ cuối thế kỷ thứ II đến đầu thế kỷ thứ III Tây Lịch qua hai ngả giao thương với các nhà buôn Ấn Độ bằng đường thủy và giao lưu văn hoá với Trung Hoa bằng đường bộ.
01 Tháng Giêng 2015(Xem: 6802)
Sự khởi nguyên của Phật giáo Đại Thừa (Mahāyāna Buddhism) bị bao phủ trong bức màng quá khứ xa xôi, mãi ẩn khuất trong những tài liệu khảo cổ và những áng văn chương đã bị thất lạc. Nhiều nhà nghiên cứu Phật giáo vẫn duy trì quan điểm rằng Phật giáo Đại Thừa bắt nguồn từ Đại Chúng Bộ (Mahāsāṁghika School).
07 Tháng Mười Một 2014(Xem: 14412)
Biểu đồ I.1: Thiền tông Ấn Độ Biểu đồ I.2: Thiền Ấn Độ Đến Trung Quốc Biểu đồ I.3: Thiền Trung Quốc – Huệ Năng và Môn Đệ Biểu đồ II.1: Dòng Mã Tổ Biểu đồ II.2: Dòng Mã Tổ Biểu đồ III.1: Tông Tào Động Biểu đồ IV.1: Tông Lâm Tế Biểu đồ IV.3: Dòng Lâm Tế – Viên Ngộ Biểu đồ V: Tông Vân Môn & Pháp Nhãn