- Bài Tựa Bằng Bạch Thọai
- Thích-ca Mâu-ni Văn Phật
- Sơ Tổ: Tôn Giả Ma-Ha Ca-Diếp
- Nhị Tổ: Tôn Giả A-Nan-Đà
- Tam Tổ: Tôn Giả Thương Na Hòa Tu
- Tổ thứ tư Tôn Giả Ưu-Bà-Cúc-Đa
- Tổ thứ năm: TÔN GIẢ ĐỀ-ĐA-CA
- Tổ thứ sáu: TÔN GIẢ DI-GIÀ-CA
- Tổ thứ bảy: TÔN GIẢ BÀ-TU-MẬT
- Tổ thứ 8: TÔN GIẢ PHẬT-ĐÀ-NAN-ĐỀ
- Tổ thứ chín: TÔN GIẢ PHỤC-ĐÀ-MẬT-ĐA
- Tổ thứ mười: HIẾP TÔN GIẢ
- Tổ thứ mười một: TÔN GIẢ PHÚ-NA-DẠ-XA
- Tổ thứ mười hai: ĐẠI SĨ MÃ MINH (Mahasattva Ashvagosha)
- Tổ thứ mười ba: TÔN GIẢ CA-TỲ-MA-LA (Kapimala)
- Tổ thứ mười bốn: BỒ-TÁT LONG THỌ (Nagarjuna)
- Tổ thứ 15: TÔN GIẢ CA-NA-ĐỀ-BÀ (Kanadeva)
- Tổ thứ 16: TÔN GIẢ LA-HẦU-ĐA-LA (RAHULATA)
- Tổ thứ mười bảy: TÔN GIẢ TĂNG GIÀ NAN ĐỀ (Sanghanandi)
- Tổ thứ 18: TÔN GIẢ GIÀ-DA-XÁ-ĐA (Gayasata)
- Tổ thứ mười chín: Tôn giả Cưu-Ma-La-Đa
- Tổ thứ hai mươi: Tôn giả Xà-Dạ-Đa
Tổ thứ mười một: TÔN GIẢ PHÚ-NA-DẠ-XA
Tôn giả, Hoa Thị quốc nhân. Nhân Thập Tổ hành hóa chí kỳ quốc, khế nhất thọ hạ. Tôn giả thích lai, hợp chưởng tiền lập. Tổ vấn: “Nhữ tùng hà lai?” Đáp viết: “Ngã tâm phi vãng.” Tổ viết: “Nhữ hà xứ trụ?” Đáp viết: “Ngã tâm phi chỉ.” Tổ viết: “Nhữ bất định da?” Đáp viết: “Chư Phật diệc nhiên.” Tổ viết: “Nhữ phi chư Phật.” Đáp viết: “Chư Phật diệc phi.” Tổ nhân thuyết kệ viết: “Thử địa biến kim sắc, dự tri hữu thánh chí; đương tọa Bồ-đề thọ, giác hoa nhi thành dĩ.” Tổ tri kỳ ý, tức vi thế lạc thọ cụ, nhân phó dĩ Đại Pháp. Tôn giả đắc pháp dĩ, hành hóa chí Ba-la-nại quốc, chuyển phó pháp ư Mã Minh, tức hiện thần biến, trạm nhiên viên tịch. Chúng kiếnbảo tháp, bí kỳ toàn thân.
Dịch :
Tôn giả người nước Hoa Thị. Nhân lúc Tổ thứ mười (Hiếp Tôn giả) du hóa đến nước này, đang nghỉ dưới bóng cây, Ngài đến chắp tay đứng trước Tổ. Tổ hỏi:
- Ông từ đâu đến?
Tôn giả thưa:
- Dạ! Tâm con chẳng phải đến.
- Ông trụ ở đâu?
- Tâm con chẳng dừng.
- Ông chẳng định sao?
- Chư Phật cũng vậy.
- Ông chẳng phải Chư Phật.
- Chư Phật cũng chẳng có.
Nhân đó Tổ nói kệ:
Thử địa biến kim sắc,
Dự tri hữu thánh chí;
Đương tọa Bồ-đề thọ,
Giác hoa nhi thành dĩ[1].
Dịch:
Đất này đổi màu vàng
Dự biết có Thánh sang
Cội Bồ-đề an tọa
Hoa giác nở hoàn toàn.
Tổ biết ý tôn giả liền cho Ngài xuống tóc, thọ giới Cụ túc và truyền trao Đại Pháp. Đắc pháp rồi, Tôn giả du hóa đến nước Ba-la-nại và truyền chánh pháp cho Bồ-tát Mã Minh. Ngay sau đó, Tôn giả hiện thần biến, rồi thản nhiên thị tịch. Đồ chúng xây tháp báu tôn trí nhục thân Ngài.
Tán viết :
Chư Phật diệc phi
Thánh phàm hà lập?
Phu tọa thọ hạ
Địa hiện kim sắc
Đàm chân thật nghĩa
Nhân thiên võng trắc
Giác hoa nhất khai
Cao huyền tuệ nhật[2]
Dịch :
Chư Phật vốn không
Thánh phàm nào có
Dưới cây trải tòa
Đất hiện vàng chói
Luận tỏ nghĩa chân
Trời người không lường
Hoa giác vừa nở
Trời tuệ treo cao.
Hoặc thuyết kệ viết :
Bổn vô lai vãng Diệu giác sơn
Ly chư chỉ tướng vạn Phật truyền
Địa hiện kim sắc cát tường triệu
Thiên vũ bảo hoa thụy ứng tiên
Thánh nhân giáng thế hóa quần phẩm
Thần long ủng vệ dự cảm triệu
Chư Phật dĩ phi hà sở hữu?
Như thị như thị mạc thanh cao[3]
(Tuyên Công Thượng Nhân tác)
Dịch :
Diệu giác xưa nay chẳng động dao
Xa lìa các tướng vạn Phật trao
Sắc vàng hiện đất điềm lành ứng
Hoa báu tuôn rơi cảm tướng mầu
Thánh nhân giáng thế vì muôn loại
Long thần hộ vệ ứng duyên mau
Chư Phật vốn không làm sao có
Như vậy như vậy chớ truyền rao.
(Tuyên Công Thượng Nhân)
Giảng:
Tôn giả, Hoa Thị quốc nhân: Tên của Tôn giả này là Phú-na-dạ-xa (Punyayasashas). Ấn Độ có một nước tên Hoa Thị (Patna), Ngài là người nước đó.
Nhân Thập Tổ hành hóa chí kỳ quốc: Tổ thứ mười chính là Hiếp tôn giả, tức là vị tôn giả hông không dính chiếu. Ngài đến nước này, gọi là nước Hoa Thị. Tôi chưa từng đến nước Hoa Thị, chẳng hiểu quý vị đã đến chỗ này chưa? Nói chung đây là một địa danh cổ xưa tại Ấn độ, biết hay không chẳng thành vấn đề. Ta chỉ cần nhớ Ngài không phải người Trung Hoa là đủ rồi, đúng không? Ngài là người Ấn Độ. Nếu bây giờ quý vị cứ nhất định bảo nước đó là nước Hoa Thị thì thử hỏi ngày nay nơi đó có địa danh là gì? Vậy có phải là thêm phiền phức không? Mất công khảo cứu theo lối đó chỉ là vô ích! Khảo cổ, khảo kim, khảo tới, khảo lui, khảo tới chết! Đúng vậy không? Khảo chết, kiếp sau lại khảo, càng khảo càng mù mịt!
Khế nhất thọ hạ: Ngài đang nghỉ dưới bóng cây. Vì hông Ngài không dính chiếu, nên cũng không cần vào trong nhà mà chỉ ở bên ngoài. Mỗi ngày Ngài chỉ ăn một bữa, đêm nghỉ bên gốc cây, giống như chúng ta bây giờ. Lúc ấy, Ngài dùng tay phải chỉ xuống đất bảo đồ chúng: “Đất này hóa thành màu vàng sẽ có thánh nhân xuất hiện”. Ngài vừa nói xong, mặt đất lập tức biến thành màu vàng.
Tôn giả thích lai, hợp chưởng tiền lập: Tôn giả này chính là Tổ thứ mười một- Phú-na-dạ-xa, lúc ấy cũng vừa đi đến chỗ gốc cây. Khi thấy Hiếp tôn giả đương tĩnh tọa, Ngài bèn bước tới, đối diện với Hiếp tôn giả rồi đứng chấp tay, bất động, y như một khúc gỗ. Ồ! Đây chẳng phải là ý nói xấu vị Tổ sư đâu, có điều dáng điệu của Ngài lúc đó là như vậy!
(Phần sau này bản cảo thất lạc, nên các đệ tử bổ sung phần giảng bạch thoại).
Tổ vấn: “Nhữ tùng hà lai?”: Tổ thứ mười hỏi Ngài: “Ông từ nơi nào đến?”
Đáp viết: “Ngã tâm phi vãng.”: Ngài thưa: “Dạ! Tâm con không từ chỗ nào đến?”
Tổ viết: “Nhữ hà xứ trụ?”: Tổ thứ mười lại hỏi Ngài: “Ông trú ở nơi nào?”
Đáp viết: “Ngã tâm phi chỉ.”: Ngài liền thưa: “Tâm con không có trụ ở chỗ nào. Chữ “dừng” - dịch nghĩa của chữ chỉ “止”- chính là chữ trụ “住” của kinh Kim Cang trong câu: “Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm”. Trụ cũng chính là chấp trước “執 著”. Hai vị này đã dùng cơ phong[4] đối đáp qua lại với nhau.
Tổ viết: “Nhữ bất định da?”: Tổ thứ mười nói: “Ông không có một nơi cố định sao?”
Đáp viết: “
Tổ viết: “Nhữ phi chư Phật.”: Tổ thứ mười nói: “Ông không phải là chư Phật!” Ý nói Ngài chưa thành Phật!
Đáp viết: “
Tổ nhân thuyết kệ viết: Nghe vậy, Tổ thứ mười biết Ngài là bậc pháp khí, liền nói kệ: “Thử địa biến kim sắc, dự tri hữu thánh chí: Đất ở đây biến thành màu vàng, ta biết có thánh nhân xuất hiện; đương tọa Bồ-đề thọ, giác hoa nhi thành dĩ.”: Này hiền giả! Chỗ của ông phải là cội Bồ-đề, ông sẽ giác ngộ thành đạo!
Phú-na-dạ-xa liền đáp kệ:
Sư tọa kim sắc địa,
Thường thuyết chân thật nghĩa
Hồi quang nhi chiếu ngã,
Linh nhập tam-ma-đề[5]
Dịch:
Thầy trụ đất vàng ròng
Thường nói nghĩa chân thật
Ánh sáng chiếu thân con
Nhập vào tam-ma-đế[6]
“Sư tọa kim sắc địa, Thường thuyết chân thật nghĩa”, Sư phụ, Ngài trụ trên đất vàng ròng, những lời Ngài nói ra đều chân thật, lời nói đi đôi với việc làm.“Hồi quang nhi chiếu ngã, Linh nhập tam-ma-đề”, xin Ngài dạy con phương pháp hồi quang phản chiếu, khiến con đạt đến chánh định chánh thọ[7].
Tổ tri kỳ ý, tức vi thế lạc thọ cụ: Tổ thứ mười biết được tâm ý của tôn giả muốn xuất gia học đạo, liền cho Ngài xuống tóc, truyền giới Cụ túc. nhân phó dĩ Đại Pháp: Tổ truyền đại pháp cho Ngài. Đại Pháp là diệu pháp dùng tâm ấn tâm, không lập văn tự. Đại Pháp chính là “cái đó”! Quý vị mà hiểu được “cái đó” tức là biết tu đạo! Đồng thời Tổ đọc cho Ngài bài kệ như sau:
Chân thể tự nhiên chân
Nhân chân thuyết hữu lý
Lĩnh đắc chân chân pháp
Vô hành diệc vô chỉ [8]
Dịch:
Thể chân tự nhiên chân
Nhờ chân nói có lý
Lãnh hội được pháp chân
Không đi cũng không dừng
Tôn giả đắc pháp dĩ, hành hóa chí Ba-la-nại quốc, chuyển phó pháp ư Mã Minh: Tôn giả chính là Tổ thứ mười một. Sau khi thọ pháp và được ấn chứng, Ngài đến nước Ba-la-nại hoằng pháp, rồi truyền pháp cho Bồ-tát Mã Minh (Ashvaghosha). Tức hiện thần biến, trạm nhiên viên tịch: Ngài liền hiện mười tám thứ thần biến của bậc A-la-hán, rồi thản nhiên thị tịch. Ngài là người rất trong sáng, không một chút nhiễm ô, sạch như gương, trong như nước, có thể nhìn thấu tận đáy. Chúng kiến bảo tháp, bí kỳ toàn thân: Mọi người xây tháp, an táng toàn thân Ngài và thành kính cúng dường.
Bài tán
Phu tọa thọ hạ, Địa hiện kim sắc: Hiếp tôn giả ngồi dưới cây, tay Ngài chỉ xuống đất, lúc ấy mặt đất biến thành màu vàng, giống như trong kinh Pháp Hoa, có chỗ nói tới lúc Phật thị hiện ‘tam biến thổ điền’[9], tất cả đại địa lúc đó đều biến thành mầu vàng.
Đàm chân thật nghĩa, Nhân thiên võng trắc: Những lời Ngài bàn luận đều chân thật, người và chư thiên đều nghe nhưng không hiểu được.
Giác hoa nhất khai, Cao huyền tuệ nhật: Tổ thứ mười một ngộ đạo, trí tuệ của Ngài như mặt trời mới mọc giữa không trung.
(Chúng đệ tử bổ sung phần giảng bạch thoại đến chỗ này).
Bài kệ:
Bổn vô lai vãng Diệu giác sơn: Cái gì mà vốn không đến không đi? Đó là núi Diệu giác. Núi đó nó ở đâu? Quý vị thử nói coi!
Ly chư chỉ tướng vạn Phật truyền: Không trụ, không dừng, không có chỗ trụ. Đó là tâm pháp của muôn vạn chư Phật truyền trao. Vì vậy, tâm pháp truyền thừa của Vạn Phật Thánh Thành chính là “không có chỗ trụ”!
Địa hiện kim sắc cát tường triệu: Điềm lành này báo hiệu có thánh nhân xuất hiện, vậy chúng ta phải dọn dẹp nơi ấy cho sạch sẽ. Bình thường chúng ta trải thảm đỏ để biểu lộ sự cung kính, như trải thảm đỏ từ sân bay thẳng đến phòng tiếp tân chẳng hạn, một lễ nghi mỗi khi nghênh đón quốc vương, đại thần. Nay, đất biến thành màu vàng như thế, tức là biểu lộ sự vui mừng nghênh đón một vị thánh nhân, bởi vậy mới gọi là “cát tường triệu” (điềm lành).
Thiên vũ bảo hoa thụy ứng tiên: Trên trời cũng mưa hoa báu rơi lả tả.
Thánh nhân giáng thế hóa quần phẩm: Thánh nhân này ra đời giáo hóa hết thảy chúng sinh, vì vậy mới có quang cảnh như vậy.
Thần long ủng vệ dự cảm triệu: Đó là một biểu hiện của thần và rồng đến ủng hộ thánh nhân này. Tiên đoán tình hình này sớm có cảm ứng đạo giao[10].
Chư Phật dĩ phi hà sở hữu?: Chư Phật đều không, vậy thì có gì?
Như thị như thị mạc thanh cao: “Chính là như vậy! Chính là như vậy! Như vậy là đúng rồi! Mọi người đều dùng tâm ấn tâm, hiểu nhau không nói thành lời, việc gì cũng không cần nói ra.
(Tuyên Công Thượng Nhân giảng ngày 03, tháng 05, năm 1978)
[1] 「此地變金色,預知有聖至;當坐菩提樹,覺華而成已。」
[2] 諸佛亦非 聖凡何立 敷坐樹下 地現金色
談真實義 人天罔測 覺花一開 高懸慧日
[3] 本無來往妙覺山 離諸止相萬佛傳
地現金色吉祥兆 天雨寶華瑞應先
聖人降世化群品 神龍擁衛預感召
諸佛已非何所有 如是如是莫聲高
[4] Cơ phong 機鋒 : chỗ vi diệu sâu kín, sắc sảo của thiền cơ. Tính cách sắc bén của thiền sư khi tiếp hoá người học, hoặc của thiền tăng khi khảo nghiệm lẫn nhau. Đặc điểm của nó là: thường dùng ý sâu sắc mà không để lại dấu vết.
[5]師坐金色地,常說真實義
迴光而照我,令入三摩諦
[6] Tam-ma-đế 三摩諦 (Cg: tam-ma-địa,; Cd: tam-muội): thiền định.
[7] Chính định chính thụ 正定正受: tức chỉ cho (trạng thái) thiền định.
[8]真體自然真 因真說有理
領得真真法 無行亦無止
[9] Xem Phẩm “Kiến Bảo Tháp” trong Kinh Pháp Hoa quyển 4.
[10] Cảm ứng đạo giao 感應道交: mối tương giao và cảm ứng giữa chư Phật với chúng sinh. Quan hệ giữa chư Phật và chúng sinh như tình mẹ con. Đây là do cơ duyên của chúng sinh đã thành thục, khiến được chư Phật hưởng ứng, nên cảm của chúng sinh và ứng của chư Phật xen nhau. Hơn nữa căn tính của chúng sinh nhiều đến trăm nghìn, nên sự ứng hiện khéo léo của chư Phật cũng vô lượng.