TỔNG QUAN LỊCH SỬ PHẬT GIÁO THẾ GIỚI - Quyển I

16 Tháng Tư 202110:51(Xem: 4026)

Tổng Quan Lịch Sử Phật Giáo Thế Giới
QUYỂN I
Thích Viên Lý


LỜI TỰA 

Một cách phổ quát, lịch sử được hiểu là nghiên cứu  về quá khứ với tất cả những lựa chọn và sự kiện phức  tạp của nó mà đối tượng chủ yếu là con người và xã  hội. Mục tiêu nghiên cứu không chỉ giới hạn trong một  phạm trù hay lĩnh vực nào đó mà còn bao hàm tất cả 

xã hội loài người qua nhiều góc cạnh và bối cảnh lịch  sử mang nhiều hình thức khác nhau. Bản thân của lịch  sử không gì khác hơn chính là sự thật, một tổng hợp  về nhiều câu chuyện sinh động, do nhiều người thuộc  nhiều thế hệ mô tả bằng nhiều phương pháp qua cách  đánh giá khách quan hoặc chủ quan đôi lúc mâu thuẫn,  xung đột…  

Lịch sử Phật Giáo là một dòng chảy xuyên suốt mà  mối liên hệ gắn bó của nó không chỉ là những thời khắc  ngắn ngủi nhưng lại là một nối kết mật thiết được khởi  đi từ nhiều kiếp quá khứ. Chính thế, khi đặt bút để viết  về lịch sử Phật giáo Thế giới chúng tôi đã hết sức đắn  đo vì sự giới hạn về thời gian trước bao nhiêu trọng  trách cần phải hoàn tất. Thế nhưng, do nhu cầu tìm  hiểu bằng chính tầm nhìn của mình nhằm rút ra những bài học giá trị hầu soi sáng cho các hành hoạt qua tấm  gương lịch sử dù xấu hay tốt, đúng hay sai, thành hay  bại, hưng thịnh hay suy thoái, thái bình hay biến loạn…  tất thảy đều là những bài học giá trị cần chiêm nghiệm  và chiêm nghiệm một cách nghiêm túc, cẩn trọng. Đó  là lý do tại sao chúng tôi đã đầu tư thời gian cho bộ 

Tổng Quan Lịch Sử Phật Giáo Thế Giới được in thành ba tập này. 

Trải qua nhiều năm, khi tham dự các diễn đàn quốc  tế về nhân quyền cũng như vận động cho tự do và dân  chủ tại nhiều quốc hội của những quốc gia, trong đó  có quốc hội Hoa Kỳ, Âu Châu và Liên Hợp Quốc, đặc  biệt sau khi làm cố vấn cho Tổ chức Liên Hữu Phật  Giáo Thế Giới (WFB), tôi đã có ý nghĩ là cần phải viết  tên của các nhân vật, tổ chức và địa danh bằng chính  ngôn ngữ bản địa và phiên âm theo mẫu tự Latinh, vì  như thế sẽ giúp cho người đọc dễ dàng nhận diện một  cách nhanh chóng các địa danh, tên gọi v.v… thay vì  phải mất thì giờ để tra cứu xem “Cựu Kim Sơn” hay  “Hoa Thịnh Đốn” là thành phố nào và ở đâu, là ví dụ điển hình. 

Hiện nay, tại một số nước Phật giáo mới du nhập  với thời gian chưa lâu, nguồn tài liệu để tra cứu tương  đối khan hiếm, chính vì vậy mà chúng tôi chỉ viết một  cách tổng quát, tuy nhiên, khi tìm được những dữ liệu  liên hệ, chúng tôi sẽ cố gắng bổ sung thêm trong khả năng có thể. 

Mùa An Cư năm 2014 

TK Thích Viên Lý

blank

Ý kiến bạn đọc
22 Tháng Sáu 202217:31
Khách
Thank you so much
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
13 Tháng Mười 2014(Xem: 6588)
Phật giáo được truyền đi hai hướng: một hướng đi về phía Nam Ấn, truyền qua Tích Lan, Miến Điện, Thái Lan, Ai Lao, và Campuchia. Phật giáo truyền theo hướng này bằng ngôn ngữ Pali và được gọi là Phật giáo Nam Truyền. Một hướng khác đi về phía Bắc Ấn qua A Phú Hãn (Afghanistan) đến Trung Hoa. Từ Trung Hoa, Phật giáo truyền đến Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam.
26 Tháng Chín 2014(Xem: 9108)
Đức Phật - The Story of Siddhartha Gautama là một phim tài liệu của PBS thực hiện bởi nhà làm phim từng đoạt giải thưởng David Grubin và lời thuyết minh của tài tử điện ảnh Richard Gere, kể câu chuyện về cuộc đời Đức Phật... Phim nói tiếng Anh
03 Tháng Chín 2014(Xem: 11917)
Năm 2010, tại Sài Gòn diễn ra đại hội “Con gái đức Phật” quy tụ hội chúng tỳ-khưu-ni và cận sự nữ Nam Bắc tông trên khắp thế giới về tham dự. Tôi không biết gì về nội dung cũng như hình thức đại hội ấy, nhưng cụm từ “Con gái đức Phật” tôi nghe sao nó dễ thương, bình dị và rất gần gũi với ngôn ngữ đời thường. Từ đó, tôi khởi tâm biên soạn một cuốn sách để giới thiệu về những vị Thánh Ni và những cận sự nữ có hành trạng đặc biệt và thù thắng thời đức Phật và đặt tên đầu sách là “Con gái đức Phật”.
12 Tháng Tám 2014(Xem: 24265)
Đây là bộ sách nói về cuộc đời đức Phật Thích Ca từ khi ngài Đản sinh đến lúc ngài Nhập diệt, qua lối văn kể chuyện vừa “giàu tính văn chương nghệ thuật vừa đầy đủ những chi tiết khách quan và trung thực nhất về cuộc đời đức Phật”.
23 Tháng Bảy 2014(Xem: 6392)
Phật Tổ Đạo Ảnh, đúng theo danh xưng là một tác phẩm miêu họa pháp tướng cùng ghi chép đạo hạnh các lịch đại Tổ sư Ấn-độ và Trung Hoa, mong để lại cho kẻ tu hành đời sau những tấm gương soi, không ngoài ý nghĩa “kiến hiền tư tề”, tức nhằm mục đích khích lệ mọi người trông thấy gương các bậc thánh hiền mà khởi tâm nối gót theo .
18 Tháng Bảy 2014(Xem: 5142)
Sau khi viết bài “Những chi tiết dị, đồng về đức Phật lịch sử”, BBT. Thư Viện Hoa Sen gợi ý tôi xem lại trang Wikipedia Tiếng Việt cùng một đề tài liên hệ. Xem xong, tôi nghĩ, mình không dám và cả không có khả năng thò tay vào đấy để sửa hay điều chỉnh được; vả lại đấy là công việc của các nhà nghiên cứu, họ có chuyên môn về cách làm hơn. Tôi thì xin chịu. Do vậy, tôi bèn copy lại, dựa theo trang Wikipedia ấy, rồi thêm chỗ này, bớt chỗ kia, dĩ nhiên là theo chủ quan kiến thức Phật học của mình.
16 Tháng Bảy 2014(Xem: 5929)
Sau khi bộ đại sử đức Phật Sakyā Gotama “Một Cuộc Đời Một Vầng Nhật Nguyệt” 6 quyển, 3000 trang được in ấn và phổ biến trên các trang mạng Phật học, được đọc lại trên các trang Pháp Âm, và được độc giả đọc nhiều nhất là “thuvienhoasen.org” ở Mỹ và “quangduc.com” tức là Tu viện Quảng Đức ở Úc – tôi, tác giả, nhận được khá nhiều câu hỏi về những chi tiết lịch sử, có những dị biệt, mâu thuẫn nơi này và nơi khác.