ĐIỀU KIỆN VÀ QUANG MINH THỊ HIỆN ĐẢN SANH CỦA ĐỨC THẾ TÔN

07 Tháng Tư 202209:47(Xem: 1873)
ĐIỀU KIỆN VÀ QUANG MINH
THỊ HIỆN ĐẢN SANH CỦA ĐỨC THẾ TÔN
Thích Nữ Giới Hương

Cuộc sống nhân loại trải qua nhiều thời kỳ, con người không ngừng biến đổi để thích nghi với hoàn cảnh sống, từ đó cũng thay đổi tâm tính của mình, từng giai đọan hình thành của lịch sử nhân lọai, con người sống được vui vẻ hơn, hạnh phúc hơn hoặc đau khổ hơn vì đắm chìm trong ngũ dục. Khi tam tai (tai họa về dịch bệnh, chiến tranh binh đao, đói kém), tám nạn (nạn đọa trong địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ, cõi trời Trường thọ thiên, biên địa, sáu căn không đầy đủ, tà kiến và sinh thời không có Phật) diễn ra trên cõi đời, thì lúc đó chư Phật và bồ tát sẽ xuất hiện để điểm thị giúp chúng sanh thoát nẽo khổ sanh tử luân hồi.  

Cách đây hơn 2600 năm, tại đất nước Ấn Độ (nay là Nepal), Bồ tát Hộ Minh (tiền thân của Đức Phật Thích Ca) từ cung trời Đâu Suất giáng sanh xuống thế giới ta bà, trong hình thức voi trắng sáu ngà, nhập thai Mẫu Hậu Maya, phu nhân của Vua Tịnh Phạn Vương, đang cai trì đất nước Ca-tỳ-la-vệ.



blank

Bồ tát Hộ Minh từ cõi trời Đâu Suất giáng sanh

Sự giáng trần của Bồ-tát Hộ Minh được miêu tả chi tiết trong cuốn Mi-Tiên Vấn Đáp (Milinda Panha). Vào kiếp áp chót tại cung trời Đẩu-suất-đà, Bồ tát Hộ Minh trước khi giáng thế, ngài quán xét nơi nào và khi nào thích hợp để đản sanh để cứu độ muôn loài. Ngài đúc kết với 8 điều kiện như sau:

  1. Thời kỳ thích hợp (Kàlam viloketi): Trong thời kỳ này có quá nhiều chúng sanh mê dại không biết phải trái, đắm chìm trong khổ đau của ngũ dục. Đây là lúc ngài ra đời độ sanh. 

  2. Khi Tuổi thọ của chúng sanh thích hợp (chiều giảm) (Ayum viloketi): Dân chúng cõi Ta bà (trái đất hành tinh xanh này) sống trung bình khoảng một trăm tuổi, chứ không phải 84 ngàn tuổi, trường thọ như Kinh Di Lặc thường nói. Như vậy, tuổi thọ của chúng sanh đang giảm xuống, vì ít làm thiện, tạo nhiều ác nghiệp, nên ngài cần phải thị hiện để hướng dẫn chúng sanh tu tập, tăng phước, tăng thọ.

  3. Trong bốn châu (châu nào thích hợp - Dìpam viloketi): ngài chọn Nam Thiện bộ Châu là nơi thích hợp để đản sanh.  

  4. Quốc gia nào thích hợp (Desam viloketi):  Ngài chọn Ấn độ bởi lẽ Ấn Độ đông dân, nghèo khổ, nhưng biết hướng đến tâm linh, nên nhiều bậc thánh hiền và triết gia phát nguyện tái sanh sinh tại đây để cứu khổ.

  5. Gia tộc thích hợp (Kulam viloketi): Ngài chọn sanh trong giòng họ Sakya Thích Ca. Một dòng tộc nhiều đời nhiều kiếp tu tập và có đầy đủ phước báu của loài người.

  6. Chọn Phụ Mẫu thích hợp (Janettim viloketi): Ngài chọn Hoàng hậu Maya làm Phật Mẫu và Vua Tịnh Phạn làm phụ thân. Vì Vua và Hoàng hậu trong nhiều kiếp quá khứ và hiện tại phát nguyện tu trì và muốn con cái sống trí huệ.

  7. Chọn ngày đản sinh (Màsam viloketi):  ngài chọn Mồng 8 tháng 4 âm lịch (Phật giáo Nguyên Thủy cho rằng ngày rằm tháng 4). Đây là nùa xuân, thời tiết tốt đẹp, mùa màng xanh tươi trăm hoa đua nở, là thời điểm tốt để đản sanh trong vườn thượng uyển Lâm-tì-ni, dưới bóng cây vô ưu.  

  8. Chọn nơi nào để ngài xuất gia tu học thích hợp và sẽ giúp đưa đến chứng quả giác ngộ (Nekkhamma viloketi): Ngài chọn Bồ-đề-đạo-tràng, Bihar, Ấn Độ, vì nơi đây được xem là lỗ rúng, và là trung tâm của trái đất, nơi có khí thiêng linh địa.

Trong Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh, phẩm 38, đã mô tả mười Quang Minh Thị Hiện của Đức Phật Thích Ca (tức Bồ tát Hộ Minh) từ cõi Đâu Suất khi đản sanh nơi thế giới Ta bà như sau:


  1. Đại quang minh “An lạc trang nghiêm” được phóng ra từ dưới chân của Ngài, chiếu khắp cõi Đại Thiên thế giới. Tất cả ác đạo và những chúng sanh hoạn nạn được quang minh chạm đến, đều khỏi khổ, được an lạc. Được an lạc rồi và biết sắp có bực đại nhơn kỳ đặc xuất hiện tại thế gian. 

  2. Biết đại Bồ Tát sắp giáng sanh, chư thiên đem vô lượng thực phẩm và lễ vật đến cúng dường. 

  3. Đại quang minh “Thanh Tịnh Cảnh Giới” được phóng ra từ bàn tay phải của Ngài, mang đến sự trang nghiêm thanh tịnh cho tất cả Đại Thiên thế giới.

  4. Đại quang minh “Thanh tịnh trang nghiêm” được phóng ra từ đầu gối của đại bồ tát, chiếu sáng khắp cung điện của chư Thiên. Chư Thiên hội tựu đem tràng hoa, y phục và phẩm vật đến cúng dường, và theo hộ trì Bồ Tát từ lúc hạ sanh nhẫn đến nhập Niết bàn. 

  5. Đại quang minh “Vô năng thắng tràng” được phóng ra từ trong tâm trang nghiêm của chữ "Vạn", chiếu khắp tất cả thế giới mười phương đến thân của tất cả Kim Cang lực sĩ. Bấy giờ có trăm ức Kim Cang lực sĩ đều vân tập theo hầu hạ Ngài đại Bồ Tát từ lúc giáng sanh nhẫn đến lúc nhập Niết bàn. 

  6. Đại quang “Phân biệt chúng sanh” được phóng ra từ tất cả lỗ lông trên thân thể của Ngài, chiếu khắp Đại Thiên thế giới, chạm đến thân thể của tất cả Bồ Tát. Và các vị Chư Bồ Tát đó theo cúng dường và hộ trì đức Như Lai giáo hóa chúng sanh. 

  7. Đại quang minh “Thiện trụ quán sát” chiếu đến nơi các vị Bồ Tát sẽ sanh ra. Khi quang minh này đã chiếu xong, những Bồ Tát quán sát Diêm Phù Đề, nơi nào thích hợp mà hiện thọ sanh, để giáo hoá các chúng sanh.   

  8. Đại quang minh “Nhứt thiết cung điện thanh tịnh trang nghiêm” được chiếu đến bụng của hoàng hậu và ngài sẽ thác sanh vào đó. Quang minh chiếu xong, Hoàng Hậu yên vui, thành tựu đầy đủ tất cả công đức, và trong thai mẫu có các quảng đại trang nghiêm với đại ma ni bửu, để cưu mang hình thể hài nhi của đại Bồ Tát. 

  9. Đại quang minh “Thiện Trụ” chiếu sáng.  Từ chư Thiên Tử đến các Phạm Thiên khi sắp lâm chung được quang minh chạm đến thân thể, đều được trụ thọ mạng, kéo dài mạng sống để có thời gian cúng dường đại Bồ Tát từ lúc mới hạ sanh nhẫn đến nhập Niết bàn. 

  10. Đại quang minh “Nhựt nguyệt trang nghiêm” thị hiện những hạnh nghiệp của Bồ Tát chiếu sáng để trời và người lúc bấy giờ được hiển thị được hạnh nghiệp của Bồ Tát ở cung Đâu Suất, ở thai nhi, ở sơ sanh, hoặc ở cuộc sống xuất gia, hay đã Thành đạo, hoặc thấy chuyển Pháp luân, ở hàng ma, và nhập Niết bàn.

 

blank

Trời người chào đón Đức Thế Tôn đản sanh

 


Khi mười hiển thị đã xảy ra cũng là lúc Phật giáng thế hoằng dương Phật Pháp cứu độ muôn loài. Chúng sanh nào chạm được quang minh đó, thời cảm an lạc, tinh tấn hành đạo. 

 

Hạnh phúc thay! Thế giới tà bà của chúng ta đã có đủ tám điều kiện và mười quang minh thị hiện thích hợp để bậc thánh nhân từ bi thị hiện với vô lượng quang minh hy hữu cứu khổ sáu đạo trầm luân. 

 

Hạnh phúc và may mắn thay! chúng ta được nhận thông điệp giải thoát của Ngài và được sống cùng tăng đoàn, được học Phật pháp, và tu học để được giải thoát.


Mùa Phật đản lại về trên đất khách

Chút tâm thành con xin chúc Thế Tôn

Thêm một năm Phật Đạo được vuông tròn

Giúp nhân thế xa lìa nơi bể khổ…

 

 

Nam Mô Lâm-tì-ni, Vô ưu thọ hạ, thị hiện Đản sanh,

Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật tác đại chứng minh.

 

Chùa Hương Sen, mùa Phật đản PL 2566, tháng 4 năm 2022

Thích Nữ Giới Hương

Huongsentemple@gmail.com

 
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
13 Tháng Sáu 2015(Xem: 7272)
Đây là bài nhận định tổng hợp của giáo sư Heinz Bechert, tóm tắt 21 bài viết đăng trong tuyển tập When Did the Buddha Live? được chính giáo sư làm tổng biên tập. Bài tóm tắt vô cùng công phu này đã đặt lại các vấn đề biên niên sử Tích Lan, Ấn Độ và các nước Phật giáo có liên hệ về cách tính niên đại của đức Phật.
07 Tháng Sáu 2015(Xem: 7113)
Mặc dù đã 2500 năm trôi qua, nhờ có Đức Phật, chúng ta đã hưởng được nhiều phước lợi qua sự cao cả, cùng sự vĩ đại của ngài về lòng từ bi, sự trí tuệ, và lòng trong sạch. Chúng ta còn đợi chờ thêm điều gì nữa?
01 Tháng Sáu 2015(Xem: 6711)
Bất cứ một tư tưởng triết học nào cũng đều chịu ảnh hưởng của bối cảnh xã hội, của nền văn hoá và của những tư tưởng triết học khác. Từ đó, tư tưởng của một triết gia có khi chịu ảnh hưởng của những người đi trước hoặc đương thời mà phát triển và quảng diễn thêm, nhưng cũng có khi phản kháng lại, hoặc phê bình để đi đến chỗ toàn thiện, hoặc để bênh vực cho tư tưởng của mình.
26 Tháng Năm 2015(Xem: 5404)
Con người sống qui tụ lại thành một xã hội, và phát triển tập thể này rộng lớn dần dần thành một quốc gia. Mỗi cá nhân trong tập thể đó không thể tự sống riêng mà cũng không thể có tự do hoàn toàn để muốn làm gì thì làm. Cá nhân trong tập thể phải tuân theo một số qui luật mà tập thể đưa ra để lấy nó làm tiêu chuẩn hướng dẩn đời sống của mình, và chính những tiêu chuẩn sống này sẽ giúp cá nhân hòa hợp được giữa cá nhân mình với người khác sống trong cùng một xã hội.
22 Tháng Năm 2015(Xem: 8245)
Có nhiều bằng chứng cho thấy Phật giáo được du nhập một cách hài hoà vào Việt Nam rất sớm, nhất là từ cuối thế kỷ thứ II đến đầu thế kỷ thứ III Tây Lịch qua hai ngả giao thương với các nhà buôn Ấn Độ bằng đường thủy và giao lưu văn hoá với Trung Hoa bằng đường bộ.
01 Tháng Giêng 2015(Xem: 6744)
Sự khởi nguyên của Phật giáo Đại Thừa (Mahāyāna Buddhism) bị bao phủ trong bức màng quá khứ xa xôi, mãi ẩn khuất trong những tài liệu khảo cổ và những áng văn chương đã bị thất lạc. Nhiều nhà nghiên cứu Phật giáo vẫn duy trì quan điểm rằng Phật giáo Đại Thừa bắt nguồn từ Đại Chúng Bộ (Mahāsāṁghika School).
07 Tháng Mười Một 2014(Xem: 14330)
Biểu đồ I.1: Thiền tông Ấn Độ Biểu đồ I.2: Thiền Ấn Độ Đến Trung Quốc Biểu đồ I.3: Thiền Trung Quốc – Huệ Năng và Môn Đệ Biểu đồ II.1: Dòng Mã Tổ Biểu đồ II.2: Dòng Mã Tổ Biểu đồ III.1: Tông Tào Động Biểu đồ IV.1: Tông Lâm Tế Biểu đồ IV.3: Dòng Lâm Tế – Viên Ngộ Biểu đồ V: Tông Vân Môn & Pháp Nhãn
16 Tháng Mười 2014(Xem: 8168)
...Điều cuối cùng đáng nói nữa, là chẳng có tư liệu nào là chính xác hoàn toàn, do các vị kết tập sư viết sau cả 500 năm, và cũng khó tránh khỏi sự hư cấu, thêm bớt của hàng sa-môn hậu học. Ta học Phật, tu Phật là học và tu theo giáo pháp. “Khi Như Lai diệt độ rồi thì Pháp và Luật là thầy của các ông”. Và, “Ai thấy Pháp là thấy Như Lai!” Vậy, Pháp mới là quan trọng!...