Tgđ Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến - Trần Uy Dũng Và Con Đường Thực Hiện Tâm Linh

18 Tháng Mười Hai 201000:00(Xem: 51589)

TGĐ LẠC CẢNH ĐẠI NAM VĂN HIẾN
Trần Uy Dũng và con đường thực hiện tâm linh

Bằng Lăng Tím (thực hiện)

laccanh-dainamvanhien-01Là một trong những doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam, nắm giữ trong tay bao quyền hành, tiền của, vật chất… Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến là một minh chứng, thế nhưng, doanh nhân tài ba ấy bây giờ ngoài công việc tại Đại Nam, ông đã dành tất cả thời gian về tâm linh, làm thơ, viết sách, để lại hàng chục ngàn bài thơ có ý nghĩa cho đời. Điều gì khiến ông có khuynh hướng như vậy? Đạo Phật Ngày Nay đã có buổi trò chuyện cùng ông.

Nhân duyên nào khiến ông có ý tưởng xây dựng Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến? Ông có thể cho bạn đọc gần xa biết lối kiến trúc về văn hóa Việt Nam của Đại Nam?

Cuộc đời mỗi người như tour du lịch, tham quan rồi về lại nơi chúng ta đã lên đường. Do vậy, cái gì thấy có lợi ích cho số đông thì tôi làm ngay. Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến là một trong các công trình đó. Đối với Đại Nam thì mới làm khoảng 50% hoài bão của tôi thôi, và tôi luôn xem đó như bổn phận, sứ mạng của mình với đất nước, với dân tộc. Điều này tôi đã ấp ủ nhiều năm rồi. Nhưng để có được ngày hôm nay thì phải đầu tư hơn 20 năm trước, công trình xây dựng Đại Nam xem ra là khá nhanh. Tôi còn phải làm thêm 4 công trình thờ phụ nằm bốn hướng của Điện chính.

Về phong cách văn hóa, tôi muốn thể hiện nét truyền thống Việt Nam, qua đó cho thấy, đây là cả một quá trình lịch sử của dân tộc. Con người Việt Nam lúc nào cũng phải phấn đấu để đi về với chân, thiện, mỹ. Thông điệp từ, bi, hỷ, xả của đạo Phật được thấm nhuần trong nếp sinh hoạt của người Việt Nam. Chính nhờ đạo lý đó mà nhân dân Việt Nam được mọi người tôn vinh. Nhờ hun đúc tứ bất tử trong lòng nên khi đất nước hoạn nạn, chỉ có trái tim từ bi mới cứu độ được chúng sanh, giữ gìn bờ cõi. “Một là khắc phục thiên tai, hai là đánh đuổi giặc ngoại xâm, ba là tình nghĩa trăm năm, bốn là rạng rỡ trăng rằm từ bi”. Chính bốn thứ bất tử này hun đúc, mà dân tộc Việt Nam không bị đồng hóa bởi giặc ngoại xâm, giữ được những gì thiêng liêng nhất của văn hóa Việt Nam. Nên mục đích của Đại Nam là khuyến khích mọi người luôn nhớ về cội nguồn, luôn luôn nhớ ơn các bậc tổ tiên đã hy sinh xương máu, công lao để chúng ta có cuộc sống thanh bình như ngày hôm nay.

Ông có thể cho bạn đọc biết thêm về lý do thờ Phật, Bồ tát và trăm họ tại chánh điện (đền thờ) Đại Nam?

Đức Phật có mặt ở trần gian là vì có con người. Vì loài người lúc nào cũng có thiện, có ác. Đức Phật khuyên mọi người tu sửa thân tâm, trở về với chính mình. Từ ý nghĩa đó ta nên thờ Phật, Bồ tát, các anh hùng dân tộc và tổ tiên để tưởng nhớ và học theo gương hạnh của họ. Như đức vua Trần Nhân Tông, khi cần cứu dân sẵn sàng bỏ áo đạo về làm thường dân, gánh vác sơn hà, nhưng khi đánh đuổi giặc ngoại xâm xong, ngài lại bỏ ngôi vua lên núi tu hành. Vì muốn cho mọi người hướng lòng về từ, bi, hỷ, xả, muốn cho bách gia trăm họ cùng sống chung với nhau trong hoà bình, tất cả họ đã được thờ chung trong điện thờ này.

Ông có thể nói đôi nét về đại lễ Phật đản liên Hợp Quốc 2008 được tổ chức tại Đại Nam?

Đơn vị đứng ra tổ chức Đại lễ này chính là Ban trị sự Phật giáo tỉnh Bình Dương, tôi chỉ là phát tâm lo về hậu cần, phụ giúp chi phí tổ chức để Đại lễ mang ý nghĩa quốc tế được thành công viên mãn. Khi GS. Lê Mạnh Thát lúc đó là Trưởng ban Tổ chức quốc tế của Đại lễ, ĐĐ. Thích Nhật Từ, tổng thư ký Đại lễ, Ban trị sự Phật giáo Bình Dương gồm có HT. Thích Minh Thiện (trưởng ban) và TT. Thích Huệ Thông (Phó thường trực) trình bày về kế hoạch, tôi hoan hỷ và phát tâm nhận lời liền. Đại lễ Phật đản 2008 là một mầu nhiệm, hơn chục ngàn người tham dự. Ở khu vực phụ cận mưa nhiều nhưng trong Đại Nam lại không mưa. Đại lễ này rất tốt, rất hay, rất ý nghĩa, cùng hướng mọi người quay về con đường thánh thiện của Đức Phật Bổn Sư, về đức hạnh từ, bi, hỷ, xả, những gì thánh thiện nhất trong cuộc đời của Ngài. Nói chung, khi thấy sự kiện nào có lợi ích cho dân, làm tốt đời đẹp đạo thì tôi ủng hộ, đóng góp.

Có phải từ sau Đại lễ này mà những sáng tác thơ của ông luôn tuôn trào? Ông có thể cho biết những chủ đề và số lượng sáng tác của mình từ đó?

Đại lễ Phật đản 2008 như là một nhân duyên lớn đối với tôi, nhờ đó, những mạch thơ trong tôi trở nên lai láng. Từ sự hữu duyên đó tôi đã diễn thơ nhiều bộ kinh Phật. Trong đó, có bộ Thi Vịnh Pháp Hoa kinh 3 cuốn, mỗi cuốn có 1.080 câu song thất lục bát. Bộ Sám Nguyện An Tịnh dành để siêu độ cho các vong linh, đồng thời cầu an cho đất nước vào những ngày Đại lễ, gồm 1.080 câu song thất lục bát. Bộ kinh Vu Lan Đại Nam, 1.080 câu. Bộ kinh Tại 1.080 câu. Bộ kinh Những Bước Về Tâm 1.080 câu, bộ kinh Những Bước Về Linh 1.080 câu. Về lịch sử có quyển quốc tổ, 1.080 câu. Về các bậc anh hùng dân tộc, có Huyền Ca Hồ Chí Minh gồm 1.080 câu và Thiên Tài Quân Sự Võ Nguyên Giáp gồm 1.080 câu. Ngoài ra, tôi đã viết được 8 cuốn Long Hoa Trẩy Hội, và đang viết tiếp hai cuốn còn lại, mỗi cuốn 1.080 câu. Dự tính phát hành trong mùa Vu lan năm nay. Bên cạnh đó còn có những bộ kinh ngắn sử dụng vào những ngày Đại lễ. Tôi xem Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến là tặng phẩm cho đời nay và nhiều đời sau. Những áng thơ kinh trên chính là món ăn tinh thần, liều thuốc tâm linh tôi muốn để lại đời sau và cho con cháu.

Năm 2009 Đại Nam tổ chức Đại lễ Trai đàn Bạt độ. Vậy mục đích, ý nghĩa của Đại lễ này là gì?

Thứ nhất, tôi muốn cầu cho quốc thái dân an, người sống được cơm no, áo ấm trong tình yêu thương, đoàn kết. Thứ hai, tôi muốn siêu độ cho các vong linh trăm họ, những chiến sĩ bỏ mạng giữa sa trường, những đồng bào tử nạn... Tóm lại, muốn cho dương thịnh thì âm phải siêu, nhờ đó, mọi thứ mới hanh thông được. Làm trai đàn này là cách tri ân những người đã hy sinh cho tổ quốc, cho các hương hồn bất hạnh được siêu thoát.

Vừa qua, ông đã hỗ trợ nhiệt tình cho Hội trại Hè Lý Công Uẩn 2010 với số lượng tham dự trên 3.000 trại sinh. Vào ngày 13-15/8/2010, Đại Nam lại có Đại lễ Vu Lan báo hiếu với số lượng tăng gấp đôi, ba lần. Ông có thể cho biết mục đích của lễ hội này?

Mùa Vu Lan nhắc ta nhớ nghĩ về đạo hiếu và sống hiếu, tôn vinh công sinh thành dưỡng dục của mẹ cha hiện tiền và ông bà quá vãng. Đạo hiếu của Phật giáo phù hợp với văn hoá hiếu thảo của dân tộc Việt Nam; tuy hai mà là một. Trong suốt chiều dài lịch sử mấy ngàn năm qua, Việt Nam luôn gắn đạo trung hiếu với nhau. Giữ được hiếu đạo thì cương thường xã hội mới được duy trì.

Gia đình là một đơn vị của đất nước, khi đạo hiếu được thiết lập thì gia đình yên ổn, chắc chắn đất nước đó sẽ được bình an. Dưới sự cố vấn của HT. Thích Trí Quảng, Ban trị sự Phật giáo tỉnh Bình Dương đứng ra tổ chức... Tôi muốn biến lễ hội báo hiếu này thành ngày lễ hội của Đại Nam hằng năm. Tôi tin rằng nếu mọi người sống hiếu thảo với cha mẹ, quay về nẻo thiện, thì cuộc đời này hạnh phúc biết dường nào. Nghĩ đến điều này, tôi phát tâm ủng hộ Ban tổ chức làm tốt các phương diện tọa đàm, văn hóa, kinh tụng, mừng thọ. Đây chính là nguyện ước của tôi.

Năm 2011 là năm tỉnh Bình Dương được vinh hạnh đăng cai tổ chức Hội thảo Hoằng pháp toàn quốc. Là người ủng hộ hậu cần của hội thảo này, ông có ý kiến gì về vấn đề này?

Tại Bình Dương, tôi cho rằng Đại Nam là nơi thuận lợi nhất để tổ chức thành công Đại hội Hoằng pháp toàn quốc năm 2011. Tôi sẽ ủng hộ Ban Hoằng pháp TƯ, Ban trị sự Phật giáo Bình Dương để thực hiện thật thành công hội thảo này. Hiện tại, Thủ tướng chính phủ đã ký giấy phép, Đại Nam chúng tôi sẽ phụ trách công tác như hậu cần, cơ sở vật chất… Tuy nhiên, điều đó không quan trọng bằng nội dung Đại lễ và giá trị của nó sau Đại lễ. Tôi rất vui mừng khi được đóng góp sức mình vào hội thảo sắp tới tại Đại Nam.

Giá trị Phật giáo trong cuộc đời ông là gì?

Nhờ hiểu được Phật pháp, biết được mọi thứ là do nhân duyên. Nhờ sự hiểu biết đó tôi đã tìm về con đường tự tu sửa bản thân, tìm lại chính mình, nỗ lực làm các việc có giá trị cho xã hội và cộng đồng. Mọi người cố gắng bỏ đi cái “tôi” (bản ngã), chấp trước, bỏ đi những tập khí tham, sân, si, mạn, nghi (Ngũ độc)… Chính 5 thứ này hành hạ con người và làm cuộc đời đau khổ. Nếu bỏ được chúng, ta sẽ thấy rất nhẹ nhàng. Phật giáo giúp tôi hiểu được cuộc đời này là phù du tạm bợ, chết không mang được gì. Tôi phát nguyện rằng những gì tôi làm tại Đại Nam là vì cuộc đời, vì văn hóa dân tộc. Từ khi thực tập lời Phật, tôi thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn, hạnh phúc hơn, năng động làm việc nghĩa hơn.

Cám ơn ông rất nhiều. Chúc ông luôn có đầy đủ sức khỏe, niềm vui, hạnh phúc để cống hiến nhiều hơn nữa cho cuộc đời.

(Trích: Tạp chí Đạo Phật Ngày Nay - số 04)

MỘT SỐ HÌNH ẢNH
(Nguồn: Internet)

laccanh-dainamvanhien-16laccanh-dainamvanhien-15laccanh-dainamvanhien-14laccanh-dainamvanhien-13laccanh-dainamvanhien-11
Đại điện: trên cùng: Đức Phật, giữa: vua Hùng và vua Trần Nhân Tông
laccanh-dainamvanhien-10laccanh-dainamvanhien-09laccanh-dainamvanhien-08laccanh-dainamvanhien-07laccanh-dainamvanhien-06laccanh-dainamvanhien-05laccanh-dainamvanhien-03laccanh-dainamvanhien-02


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
12 Tháng Bảy 2016(Xem: 6864)
Hình như trong các tôn giáo hiện nay, giáo lý, kinh tạng, nghi lễ, sắc phục, pháp phục, văn ngôn thuật ngữ, kiến trúc thờ tự... đa dạng nhất, có lẽ chỉ có Phật giáo Bắc truyền.
30 Tháng Sáu 2016(Xem: 6001)
vuon thien nhat ban 2Liên quan đến ý thức tôn giáo của người Nhật Bản trung bình, ta thường thấy từ nhiều cửa miệng một nhận xét gây sốc đại ý như sau: "Họ là những kẻ trong cuộc sống thường xuyên lui tới đền thần đạo nhưng tổ chức đám cưới ở một nhà thờ Ki-Tô và lúc chết làm tang lễ theo nghi thức Phật giáo". Thoạt nghe qua, ai cũng có ấn tượng là ý thức về tôn giáo của dân tộc Nhật rất hời hợt và nông nổi. Tuy nhiên, nếu vin vào lời đó, ta không thể nào hiểu tại sao người Nhật vẫn hãnh diện cho mình là con dân của một quốc gia Phật giáo đại thừa vốn có dòng lịch sử tôn giáo lâu dài. Phải chăng ở Nhật Bản, nếu ta chỉ nhìn những gì nổi cộm trên bề mặt như con số chùa chiền, tăng lữ và tín hữu … để đánh giá ảnh hưởng của một tôn giáo lớn như Phật giáo đối với quần chúng thì sẽ là một điều thiếu sót?
29 Tháng Sáu 2016(Xem: 5764)
Sự kết hợp giữa Phật giáo và văn hóa Ấn Độ dường như đương nhiên, bởi vì Phật giáo sanh ra tại Ấn Độ vào khoảng giữa thiên niên kỷ thứ nhất trước CN. Hơn nữa với thời gian, nó đã trở thành một trong những tôn giáo lớn của Ấn Độ, một tôn giáo đã để lại dấu ấn lâu dài, có thể nói là không phải chỉ riêng về mặt tín ngưỡng mà còn trong nhiều lãnh vực khác như triết học, văn học, nghệ thuật và kiến trúc.
29 Tháng Sáu 2016(Xem: 5157)
Phật giáo ở đâu trên bản đồ văn hóa Việt Nam? Đây là câu hỏi mà nhiều người thường hay nêu lên từ lâu lắm rồi, đặc biệt trong những thế kỷ mà những người Phật tử Việt Nam nắm trọn quyền chính trị, kinh tế và văn hóa của đất nước một cách minh nhiên và được công khai thừa nhận, thí dụ, từ thế kỷ thứ X đến thế kỷ thứ XIV chẳng hạn. Đây là những thế kỷ mà mọi người đồng ý là Phật giáo đã chi phối toàn bộ cuộc sống của người Việt Nam.
09 Tháng Năm 2016(Xem: 5148)
Los Angeles (AP) – Vào hôm thứ Bảy, ngày 07/05/2016 tại Los Angeles, Hoa Kỳ đã diễn ra lễ Khai mạc cuộc Triển lãm nghệ thuật Phật giáo về hang động Đôn Hoàng Mạc Cao nổi tiếng thế giới. Triển lãm sẽ kéo dài cho đến tháng 09/2016, cung cấp du khách cơ hội để tìm hiểu về nghệ thuật và lịch sử của hang động Mạc Cao, di tích này phát triển mạnh như một trung tâm Phật giáo ở Trung Quốc từ thứ 4 đến thế kỷ thứ 14.
18 Tháng Tư 2016(Xem: 4913)
LOS ANGELES - Trong tháng Năm 2016, Viện Bảo Tàng Getty tại Los Angeles sẽ giới thiệu du khách đến thăm các hang động Mạc Cao nằm trên con đường tơ lụa có niên đại từ thế kỷ thứ 4 đến thế kỷ thứ 14. Quan khách sẽ khám phá những ý nghĩa lớn lao của nghệ thuật đa dạng và hiện vật từ di sản thế giới của UNESCO này, và tìm hiểu về những thách thức phải đối mặt trong việc bảo tồn chúng. Bản sao của ba trong số những ngôi chùa hang động Phật giáo với gần 500 bức trang trí còn tồn tại đến ngày nay sẽ cho phép du khách trải nghiệm những gì nó giống như là đến thăm hang động thực sự
14 Tháng Ba 2016(Xem: 4920)
Tượng Phật là đối tượng sùng kính lễ bái của giáo đồ Phật giáo, nên việc tạo ra những hình tượng Phật góp phần không nhỏ cho sự nghiệp hoằng dương giáo lý Phật giáo; đó chính là tài năng sáng tạo nghệ thuật và thành quả lao động của những nhà nghệ thuật dân gian kiệt xuất. Tuy nhiên, để có được diện mạo và hình thể của Đức Phật trên điện thờ, các tín đồ Phật giáo đã trải qua quá trình lâu dài hàng thế kỷ đấu tranh về mặt tư tưởng.