Từ Đàm Quê Hương Tôi

21 Tháng Năm 201300:00(Xem: 8422)

TỪ ĐÀM QUÊ HƯƠNG TÔI
Tình Em Biển Rộng Sông Dài *
Viết để tưởng nhớ người anh trong GĐPT và nhạc sỹ Văn Giảng (Thông Đạt)


vangiang_thongdatTuần trước nhà văn và hoạ sỹ Trần Thị Lai Hồng có chuyển tin về nhạc sỹ Văn Giảng (Thông Đạt) tác giả bài hát bất hủ Ai Về Sông Tương vừa qua đời bên Úc, từ tấm bé chúng tôi có nghe bài này rất nhiều lần. Rồi chị cả Tâm Minh Vương Thuý Nga cho biết nhạc sỹ Văn Giảng và vợ cũng đã từng sinh hoạt trong tổ chức GĐPT (trong đoàn của chị Hoàng Thị Kim Cúc) và có pháp danh Nguyên Thông để viết nhạc. Nhưng mãi khi đọc lời chia buồn của anh Trần Trung Đạo trên facebook, mới biết nhạc sĩ Văn Giảng cũng là tác giả bài nhạc Từ Đàm Quê Hương Tôi, một bài hát mà chúng tôi những người huynh trưởng hoặc đoàn sinh GĐPT ai cũng biết. 

Từ Đàm Quê Hương Tôi
Tác giả: Nguyên Thông

Quê hương tôi miền Trung 
Sớm hôm chuông chùa nhẹ rung 
Tiếng muôn đời hồn tổ tiên kiêu hùng 
Ôi uy nghiêm bóng chùa Từ Đàm 
Nơi yêu thương phát nguồn đạo vàng 
Qua bao dông tố chùa Từ Đàm tôi vẫn còn 

Quê hương tôi là đây 
Sớm hôm hương trầm nhẹ bay 
Vấn vương lời kinh chiều nay vơi đầy 
Ôi thân yêu bóng chùa Từ Đàm 
Nơi Bắc Nam nối liền một nhà 
Tay trong tay quyết vì loài người đời lầm than 

Bóng ai, từng đêm, đêm về 
Còn nhớ thuở nào đây 
Câu thề cùng ước nguyện cứu đời 

Tiếng ai, chiều nay u hoài 
Trầm lắng vọng về theo 
Câu thề nguyện hiến mình cho đời 

Ai đi qua miền Trung 
Khoan khoan ơi người dừng chân 
Lắng nghe về đây hồn ai u hoài 
Ôi anh linh bóng chùa Từ Đàm 
Ôi nơi đây nắng chiều dịu dàng 
Ai hy sinh cứu đời phũ phàng, Từ Đàm ơi!

Hãy lắng nghe nhà thơ Trần Trung Đạo tâm sự:

"Tôi có một ước mơ nho nhỏ. Mai mốt khi trở về, tôi sẽ đi thăm chùa Từ Đàm. Tôi sẽ ngồi trong yên lặng trên thềm chùa, để lắng nghe từ trong lời kinh, từ trong tiếng chuông ngân, từ trong lòng đất, những lời nhắc nhở, những lời dặn dò, những tiếng chân của bao bậc tôn sư và các anh chị trưởng đang vang vọng lại trong tâm hồn tôi.

Tương tự, tôi cũng tin sẽ có một ngày, các em, các cháu đoàn viên Gia Đình Phật Tử, vừa mới sinh ra, sẽ sinh ra và lớn lên trên nước Mỹ, Đức, Pháp, Anh, Úc …. cũng trở về. Các em lại như tôi, ngồi bên bậc thềm chùa Từ Đàm và nói với nhau bằng tiếng Việt Nam không dấu 'Tại đây, chính từ nơi này, một trăm năm trước, hai trăm năm trước, ba trăm năm trước, có những người huynh trưởng Gia Đình Phật Tử Việt Nam với những chiếc áo lam giống như chúng ta và phương châm Bi Trí Dũng giống như chúng ta, đã bắt đầu hành trình đào tạo Thanh, Thiếu, Đồng Niên trở thành những Phật Tử chân chánh và góp phần vào việc cải tạo xã hội theo tinh thần Phật Giáo, nhờ thế mà có chúng ta.' Và trong số các em, thế nào chẳng có em sẽ khe khẻ hát Quê hương tôi là đây….”.

Nghe và hát Từ Đàm Quê Hương Tôi nhưng tôi chưa bao giờ thắc mắc hay đi tìm hỏi tác giả Nguyên Thông của bài hát là ai, mãi đến hôm nay, khi tác giả qua đời. Người viết bản nhạc là nhạc sĩ Văn Giảng. Ông cũng là tác giả của tình ca nỗi tiếng Ai Về Sông Tương viết vào năm 1949. 

Ai có về bên bến sông Tương
Nhắn người duyên dáng tôi thương
Bao ngày ôm mối tơ vương
Tháng với ngày mơ nhuốm đau thương
Tâm hồn mơ bóng em luôn
Mong vài lời em ngập hương...

Và một bài hát mà không một người lính Việt Nam Cộng Hòa Nào mà không biết, đó là bài Lục Quân Việt Nam.

Đường trường xa muôn vó câu bay dập dồn
Đoàn hùng binh trong sương lướt gió reo vang
Đi đi đi, lời thề nguyền, tung gươm thiêng, thi gan trai
Đời hùng cường quyết chiến đấu đoàn quân ra đi…"

Thêm vào đó, đọc bài ‘Giấc mơ ở hai đầu biển rộng' của anh Uyên Nguyên mới biết, nhạc sỹ cũng là tác giả một bài hát bất hủ khác: "Tình Em Biển Rộng Sông Dài" mà chúng tôi đã nghe không biết bao nhiêu lần từ khi còn nhỏ cho mãi đến bây giờ.

Hãy nghe Uyên Nguyên kể: 

"Đêm choàng trở giấc mơ ở hai đầu biển rộng, tôi thấy sông và cây cầu tương tư trong nhạc của Văn Giảng chỉ là một, là nỗi khát khao Việt Nam hòa bình, giục dã, ngân dài:"

Hòa bình ơi,
Tình yêu em như sông biển rộng.
Tình yêu em như lúa ngoài đồng.
Tình yêu em tát cạn biển đông.

Hòa Bình ơi, ơi hòa bình ơi
Sao em nỡ lòng kẻ đợi người trông.
Sao em nỡ lòng lúa khô ngoài đồng.
Sao em nỡ lòng.

Người về đây xin may áo cuới
Tặng người yêu vui trong lúa mới.
Tôi đón em đi về. Tôi đón em đi về.
Xây dựng lại tình quê.

Hòa bình ơi, chờ trông nhau như con chờ mẹ
Chờ trông nhau như gió mùa hè
Chờ trông nhau nắng đẹp tình quê
Hòa bình ơi, ơi hòa bình ơi
Ba muơi tuổi đời thoát từ vành nôi
Ba muơi năm truờng khổ đau nhiều rồi.
Về đây hỡi người ơi! Về đây hỡi người ơi…!
(Thông Đạt, tức Nhạc sĩ Văn Giảng - Tình Em Biển Rộng Sông Dài)

Vì mến mộ những bài nhạc trên của nhạc sỹ, nên hôm nay viết bài thơ ngắn này để tưởng đưa một người anh trong tổ chức GĐPT, một nhạc sỹ tài hoa và khiêm tốn của quê hương Việt Nam.

Tiễn nhạc sỹ NGUYÊN THÔNG - Văn Giảng
Tác giả bài Từ Đàm - Quê Hương Tôi

Nguyên Bồ Đề tâm toả
Thông kinh điển mây bay
Ngô gia tề phước lộc
Văn Tư Tu đong đầy
Giảng cứu trầm luân khổ

Người thăm Tịnh Độ Ta Bà
Yêu thương để lại về nhà Như Lai

Có thể nói sự nghiệp âm nhạc của nhạc sỹ Văn Giảng (Nguyên Thông, Thông Đạt) rất đa dạng, trầm mặc, lờ lững và khắc khoải tựa sông Hương, thanh tao và sâu sắc như biểu tượng Hoa sen trong Phật giáo. Xin cúi đầu thành kính đưa tiễn Giác linh Người và xin chân thành phân ưu cùng tang gia hiếu quyến của nhạc sỹ Ngô Văn Giảng . 

Sacramento, May 14th, 2013.
* Tên của hai bài nhạc bất hủ nhạc sỹ Văn Giảng mà người viết rất đam mê từ nhỏ.

Video: Tu Dam Que Huong Toi, GDPT Truc Lam, Chicago
Video: Tình Em Biển Rộng Sông Dài. Hương Lan



Tham Khảo:

1. Giác Ngộ Online, Nhạc sĩ Văn Giảng (Nguyên Thông) 
Tác giả của ca khúc "Từ Đàm quê hương tôi" qua đời,
tải xuống ngày 14 tháng 5, 2013 tại http://giacngo.vn/vanhoa/2013/05/13/364049/

2. Trần Trung Đạo,
Kính tiễn hương linh nhạc sĩ Văn Giảng tác giả của Ai Về Sông Tương, Từ Đàm Quê Hương Tôi, Lục Quân Việt Nam..., tải xuống ngày 14 tháng 5, 2013 tại https://www.facebook.com/trantrungdao

3. Uyên Nguyên, Giấc mơ ở hai đầu biển rộng, tải xuống ngày 14 tháng 5, 2013 tại http://nguoivietblog.com/uyennguyen/?p=10589

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
22 Tháng Giêng 2015(Xem: 10106)
06 Tháng Giêng 2015(Xem: 5964)
Một vị Hòa thượng đã nói đùa: “Chùa thờ linh lúc nào cũng đông đúc Phật tử đến sinh hoạt, việc điều hành chùa tuy bận rộn nhưng dễ dàng vì có phương tiện cúng dường của Phật tử. Trái lại, những ngôi chùa chỉ đào tạo Tăng Ni có trình độ giáo lý cao như cử nhân, tiến sĩ thì phần lớn không có chúng, không có Phật tử”, và vị này đã kết luận: “tiến linh có phần ‘hơn’ tiến sĩ!!!”.
16 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 19344)
Con người Tây phương khám phá ra rằng cách đặt vấn đề của đạo Phật đáp ứng nhu cầu của thời đại mới. Tây phương đang chối từ Thượng Đế thì đạo Phật giải thích không có Thượng Đế. Tây phương phải nhờ Darwin để cắt nghĩa rằng vũ trụ không phải do một Đấng nào sáng tạo ra cả trong bảy ngày thì đạo Phật đã nói cách đây hơn 2500 năm rằng thời gian là vô thủy vô chung, vũ trụ là vô cùng vô tận. Tây phương ngay ngáy lo sợ về ngày phán xét cuối cùng của Thượng Đế thì Phật giáo nói: không có ai phán xét ta cả, chỉ có con người phán xét con người thôi.
19 Tháng Mười Một 2014(Xem: 5255)
Vị trí địa lí và các sinh hoạt văn hóa kinh tế giữa Trung Quốc (TQ) và Việt Nam (VN) đã để lại nhiều dấu ấn trong ngôn ngữ theo dòng thời gian, nhất là khi Phật giáo (PG) du nhập vào Đông Nam Á và TQ. Phần này chú trọng vào các cách đọc (âm Hán Việt) của chữ 梵 phạn hay phạm trong các tài liệu cổ TQ và các dữ kiện tương ứng trong tiếng Việt.
19 Tháng Mười Một 2014(Xem: 6021)
Tôi không có ý định nói tiếp ý của câu ca dao thứ hai “ra đường lắm kẻ còn giòn hơn ta” vì mình chưa đủ trải nghiệm và hiểu biết để đoan chắc rằng “lắm kẻ” đó có “giòn” hơn hay không “giòn” hơn ta. Tôi chỉ xin nói về một vài trải nghiệm nho nhỏ khi “ra đường” để có dịp nhìn lại mình khi “ở nhà” với những mối quan hệ “mẹ con” thân thuộc.
03 Tháng Mười Một 2014(Xem: 4636)
Nghệ thuật Phạm-bối của Phật giáo ra đời trong không gian kỳ ảo của nhiều cung bậc âm thanh, từ các thể tán ca, ngâm vịnh của những tôn giáo mang ảnh hưởng Vệ-đà. Mặc dù Đức Phật đã mở một lối đi riêng mang tính tiên phong về phương diện tư tưởng nói chung và lãnh vực nghệ thuật nói riêng; tuy vậy, vẫn có những giao thoa nhất định trong hành hoạt đời thường, vì cùng sinh hoạt và tồn tại trong một không gian văn hóa.
29 Tháng Mười 2014(Xem: 5320)
Theo các nguồn sử liệu đáng tin cậy, đạo Phật truyền vào Việt Nam vào khoảng đầu kỷ nguyên Tây lịch, cho đến Khương Tăng Hội là vị tăng sĩ có sử tích đầu tiên trong lịch sử (sanh khoảng năm 190 - mất năm 280 sau tây lịch) và để lại nhiều tài liệu viết dịch;[1]từ ấy đến nay đã gần hai ngàn năm.
14 Tháng Mười 2014(Xem: 5772)
Hằng năm, sau ba tháng an cư, nhập hạ trước, từ ngày 16/6 đến 16/9, suốt một tháng, tức là từ ngày 16/9 đến ngày 16/10 ÂL. trùng với ba tháng mùa mưa ở Ấn Độ, chư tăng được phép thọ nhận y Kaṭhina do thí chủ cúng dường. Truyền thống này có sự tích và nhân duyên từ thời đức Phật:
27 Tháng Chín 2014(Xem: 7122)
Như thường lệ, đúng vào ngày Chủ nhật hàng tuần, chư tôn đức Phật giáo Nam Tông tỉnh Thừa Thiên Huế đều có pháp khất thực trên những con đường êm ả của xứ Huế thơ mộng. Những bước chân nhẹ nhàng, thong thả với chánh niệm, pháp khất thực đã thể hiện nét đẹp văn hóa của Phật giáo xứ Huế và dần trở thành thân thuộc với người dân.
01 Tháng Chín 2014(Xem: 10560)
Trong Tứ Diệu Đế của đạo Phật, chân lý đầu tiên là khổ đế. Khổ đế là một đề tài rất phổ thông trong nhạc Trịnh Công Sơn: “Tin buồn từ ngày mẹ cho mang nặng kiếp người”, ông đã hát trong Gọi tên bốn mùa. Cuộc đời đầy khổ và buồn vì không có gì trường cửu cả.