Đoàn Xe Đạp Rước Phật

25 Tháng Năm 201300:00(Xem: 28398)
phatdan-title

ĐOÀN XE ĐẠP RƯỚC PHẬT
Huyền Lam

Xa quê hương đã hơn 30 năm, nhưng mỗi lần đến mùa Phật đản, tôi lại nhớ đến kỷ niệm đầu tiên thuở ấu thơ. Buổi sáng sớm mùa sen nở, tôi lên năm lên sáu, mẹ cầm tay dẫn ra lề đường chờ đoàn rước Phật đi qua.

Trong nắng ấm ban mai, lũ trẻ con chúng tôi nô nức chờ, riêng tôi chưa bao giờ được xem. Nghe mấy đứa nhỏ đứng cạnh khoe năm ngoái có này, có kia... làm tôi càng tò mò, tưởng tượng thích thú.

xeruocphat5
Đạp xe mừng Phật đản của chùa Giác Tâm (Q.5, TP.HCM)

Cô bé hàng xóm bỗng khẽ nhắc: - Tới rồi kìa, chắp tay, chắp tay!

Mẹ nhìn tôi mỉm cười, tay búp sen chụm lại. Tôi vụng về bắt chước, trố mắt nhìn xa xa cuối đường. Một đoàn xe đạp khoảng 20 chiếc trang hoàng cờ xướng được các anh chị mặc áo lam đạp từ chùa khuôn hội (phường xã) lên chùa tỉnh hội (thành phố), báo hiệu đoàn rước Phật sắp sửa đi qua. Khoảng 5 phút sau, đoàn rước Phật vô cùng trang nghiêm xuất hiện, dẫn đầu là các em nhỏ chia làm hai hàng, tay nâng giỏ hoa nhỏ, kế tiếp là kiệu Phật trang hoàng rất uy nghi, mỹ thuật được các anh lớn gánh trên vai, theo sau là đoàn thanh nam, thanh nữ cả trăm người chắp tay, chậm rãi bước từng bước một...

Không khí thánh tịnh uy nghi ấy gieo vào tâm hồn non trẻ của tôi cảm giác gần gũi Đức Phật, giúp tôi mạnh dạn gia nhập Gia đình Phật tử và hoạt động trong lãnh vực Phật giáo cho đến ngày nay. Đã mấy mươi năm qua, tôi chưa có dịp đón mừng Phật đản trên quê hương, dù có về thăm vài lần. Từng năm tháng, theo dõi hoạt động Phật giáo bên nhà lắm lúc bùi ngùi lo lắng không biết tương lai Phật giáo Việt Nam sẽ đi về đâu. Trên mặt nổi, người trẻ như ngày càng thờ ơ với đạo Phật vốn gắn bó, góp phần gìn giữ đất nước Việt Nam hơn ngàn năm qua.

Vài năm trở lại đây, một số hoạt động của giới trẻ giúp tôi tin rằng nếu được hỗ trợ tinh thần, người trẻ sẽ đến với đạo Phật thiết thực nhiệt tình, đem tinh hoa Phật giáo xây dựng xã hội lành mạnh về mọi mặt. Tôi thật sự xúc động khi tình cờ xem hình ảnh người trẻ đi xe đạp thành đoàn dài chào đón ngày Phật đản vào năm 2011.

Đoàn xe được kết hoa, mang biểu tượng Phật sơ sinh cùng cờ phướn tạo nên không khí Phật đản vui tươi sống động nhưng không kém phần trang nghiêm trật tự. Người dân chứng kiến đoàn xe, ít nhiều cảm nhận được năng lượng hân hoan, thánh thiện đoàn xe mang lại, nhiều em bé sẽ được gieo duyên với Phật khi đoàn xe đi qua như thuở ấu thơ của tôi.

Đoàn xe đạp rước Phật bên cạnh chào đón ngày Phật ra đời, còn mang thông điệp vô cùng quan trọng: một cuộc sống lành mạnh bảo vệ môi trường. Đây là cốt tủy đạo Phật vì muôn người, muôn loài, đồng thời đáp ứng vấn đề cấp thiết hiện nay trên toàn thế giới trước sự phá hoại môi trường do loài người gây ra từ phát triển kinh tế và các nền công nghiệp.

xeruocphat1
Đoàn xe rước Phật

Các nước văn minh trên thế giới hiện đang nỗ lực vận động người dân đi xe đạp và có nhiều chính sách hỗ trợ như: lấy một phần đường dành riêng cho xe đạp, xe buýt có gắn thêm công cụ chở xe đạp phía sau để người dân có thể đi xe buýt tuyến đường xa, đạp xe cho tuyến gần. Học sinh, công nhân viên đi xe đạp được thêm tiền vì giảm thiểu chi phí xây bãi đậu xe, kẹt xe v.v...

Tôi hiện đang công tác tại Bộ Môi trường cho một tiểu bang tại Hoa Kỳ. Ngày đem khoe hình ảnh đoàn xe đạp rước Phật cho đồng nghiệp xem, các chuyên gia môi trường cảm động, trầm trồ thán phục: - Đây là việc chào mừng Phật đản tốt đẹp nhất, nhân văn nhất, tốt cho trái đất nhất!

Không có gì đẹp hơn khi vào ngày Phật đản, hoặc thứ Bảy, Chủ nhật trước ngày Phật đản (nếu không trùng ngày, để tránh kẹt xe và thuận tiện tham gia), buổi sáng sớm cả nước đúng vào giờ ấn định, nhiều đoàn xe đạp chia nhiều tuyến đường đi khắp nơi chào mừng Phật đản. Đoàn thành phố đi những tuyến đường chính. Đoàn quận, phường xã đi những tuyến địa phương.

Các em đạp xe đến mỗi chùa trong khu vực đã định, vào lễ Tam bảo thăm chùa đôi phút rồi đạp xe sang thăm chùa khác. Tùy hoàn cảnh, sự vận động tại mỗi địa phương, đoàn xe đạp có thể xen thêm xe đạp thồ có chiếc thùng to để dân chúng trên tuyến đường có cơ hội phát tâm từ, tặng áo quần thực phẩm cho cô nhi viện, người nghèo khó. Đất nước sẽ được tưới tẩm một mùa Phật đản sinh động, lành mạnh, tràn đầy sức sống, tràn đầy hân hoan được toàn thể Phật tử góp phần.

Vào các trang mạng diễn đàn, đọc những cảm xúc các em từng tham gia ghi lại, của những người từng chứng kiến đoàn xe đạp rước Phật, thiết nghĩ đây là một duyên lành cho Phật giáo nước nhà tạo nên nét đặc trưng văn hóa vô cùng ý nghĩa cho mùa Phật đản. Từ hải ngoại xa xôi nhớ thương Phật giáo quê nhà như “mái chùa che chở hồn dân tộc”, uớc mong chư tôn đức cùng góp tay vận động để mô hình đoàn xe đạp rước Phật được tổ chức khắp mọi miền đất nước để cúng dường lên Đức Từ phụ Thích Ca Mâu Ni nhân mùa Phật đản

Huyền Lam
(Giác Ngộ)

Mục Lục
Tuyển Tập Kính Mừng Phật Đản


DƯỚI ĐÂY LÀ MỘT SỐ HÌNH ẢNH ĐOÀN XE ĐẠP RƯỚC PHẬT TẠI HÀ NỘI VÀ TP. HỒ CHÍ MINH

xedapruocphat_06xedapruocphat_05xedapruocphat_04xedapruocphat_03xedapruocphat_02xedapruocphat_01xedapruocphat_07

Ý KIẾN

Diễu hành bằng xe đạp hoa không phải là một hình thức mới. Cái mới ở đây là các bạn đã thổi luồng sinh khí trẻ của mình vào các hoạt động chào mừng ngày Đức Phật đản sanh, vốn được các tự viện thực hiện thiên về nghi thức và có phần già nua.

xeruocphat3
Bạn trẻ tham gia đoàn đạp xe mừng Phật đản

Tôi thật sự cảm phục sự tinh tế của các em, ngoài sự tôn vinh Đức Bổn sư, còn cổ động cho việc sử dụng xe đạp vì môi trường xanh, thông qua các khẩu hiệu được dán trang trọng ở mặt trước giỏ xe. 

Mong rằng hình thức hoạt động thiết thực, ít tốn kém này được Ban Trị sự Phật giáo các tỉnh thành cũng như các cấp chính quyền quan tâm, cổ vũ và ủng hộ. 

Vương Nguyên 

Một minh chứng cho thấy sức trẻ và lòng nhiệt thành hướng Phật có thể làm nên những điều thiêng liêng tràn đầy ý nghĩa. Tuổi trẻ với sự năng động sáng tạo đã làm cho đạo Phật có một sức sống mới, một diện mạo mới. Các bạn đã làm thay đổi cách tổ chức Phật đản truyền thống lâu nay chỉ gói gọn trong khuôn viên tự viện. Các bạn đã làm cho ngày Phật đản trở thành lễ hội của đường phố, lễ hội của toàn dân có sức lan tỏa và truyền đạt tình yêu đạo Phật đến đông đảo quần chúng có cơ duyên được chứng kiến. 

Nguyễn Hữu Đức

 xeruocphat4

Đức Phật đản sinh trang trí ở xe đạp

Rất cần hình ảnh Phật giáo tương lai là hình ảnh Phật giáo trẻ trung, sôi nổi như vậy. Các em hãy luôn giữ trang nghiêm, trật tự để thể hiện sự tôn kính của mình đối với Đức Phật. Tương lai đạo pháp nằm trong tay các em. Các em hãy là những sứ giả Như Lai mang đạo vào đời, để đạo pháp và dân tộc mãi mãi trường tồn cùng giang sơn. Cần nhiều hơn nữa những hình thức cúng dường Phật đản như thế.

Trần Mạnh Đức


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
22 Tháng Giêng 2015(Xem: 10102)
06 Tháng Giêng 2015(Xem: 5963)
Một vị Hòa thượng đã nói đùa: “Chùa thờ linh lúc nào cũng đông đúc Phật tử đến sinh hoạt, việc điều hành chùa tuy bận rộn nhưng dễ dàng vì có phương tiện cúng dường của Phật tử. Trái lại, những ngôi chùa chỉ đào tạo Tăng Ni có trình độ giáo lý cao như cử nhân, tiến sĩ thì phần lớn không có chúng, không có Phật tử”, và vị này đã kết luận: “tiến linh có phần ‘hơn’ tiến sĩ!!!”.
16 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 19340)
Con người Tây phương khám phá ra rằng cách đặt vấn đề của đạo Phật đáp ứng nhu cầu của thời đại mới. Tây phương đang chối từ Thượng Đế thì đạo Phật giải thích không có Thượng Đế. Tây phương phải nhờ Darwin để cắt nghĩa rằng vũ trụ không phải do một Đấng nào sáng tạo ra cả trong bảy ngày thì đạo Phật đã nói cách đây hơn 2500 năm rằng thời gian là vô thủy vô chung, vũ trụ là vô cùng vô tận. Tây phương ngay ngáy lo sợ về ngày phán xét cuối cùng của Thượng Đế thì Phật giáo nói: không có ai phán xét ta cả, chỉ có con người phán xét con người thôi.
19 Tháng Mười Một 2014(Xem: 5253)
Vị trí địa lí và các sinh hoạt văn hóa kinh tế giữa Trung Quốc (TQ) và Việt Nam (VN) đã để lại nhiều dấu ấn trong ngôn ngữ theo dòng thời gian, nhất là khi Phật giáo (PG) du nhập vào Đông Nam Á và TQ. Phần này chú trọng vào các cách đọc (âm Hán Việt) của chữ 梵 phạn hay phạm trong các tài liệu cổ TQ và các dữ kiện tương ứng trong tiếng Việt.
19 Tháng Mười Một 2014(Xem: 6017)
Tôi không có ý định nói tiếp ý của câu ca dao thứ hai “ra đường lắm kẻ còn giòn hơn ta” vì mình chưa đủ trải nghiệm và hiểu biết để đoan chắc rằng “lắm kẻ” đó có “giòn” hơn hay không “giòn” hơn ta. Tôi chỉ xin nói về một vài trải nghiệm nho nhỏ khi “ra đường” để có dịp nhìn lại mình khi “ở nhà” với những mối quan hệ “mẹ con” thân thuộc.
03 Tháng Mười Một 2014(Xem: 4635)
Nghệ thuật Phạm-bối của Phật giáo ra đời trong không gian kỳ ảo của nhiều cung bậc âm thanh, từ các thể tán ca, ngâm vịnh của những tôn giáo mang ảnh hưởng Vệ-đà. Mặc dù Đức Phật đã mở một lối đi riêng mang tính tiên phong về phương diện tư tưởng nói chung và lãnh vực nghệ thuật nói riêng; tuy vậy, vẫn có những giao thoa nhất định trong hành hoạt đời thường, vì cùng sinh hoạt và tồn tại trong một không gian văn hóa.
29 Tháng Mười 2014(Xem: 5315)
Theo các nguồn sử liệu đáng tin cậy, đạo Phật truyền vào Việt Nam vào khoảng đầu kỷ nguyên Tây lịch, cho đến Khương Tăng Hội là vị tăng sĩ có sử tích đầu tiên trong lịch sử (sanh khoảng năm 190 - mất năm 280 sau tây lịch) và để lại nhiều tài liệu viết dịch;[1]từ ấy đến nay đã gần hai ngàn năm.
14 Tháng Mười 2014(Xem: 5767)
Hằng năm, sau ba tháng an cư, nhập hạ trước, từ ngày 16/6 đến 16/9, suốt một tháng, tức là từ ngày 16/9 đến ngày 16/10 ÂL. trùng với ba tháng mùa mưa ở Ấn Độ, chư tăng được phép thọ nhận y Kaṭhina do thí chủ cúng dường. Truyền thống này có sự tích và nhân duyên từ thời đức Phật:
27 Tháng Chín 2014(Xem: 7116)
Như thường lệ, đúng vào ngày Chủ nhật hàng tuần, chư tôn đức Phật giáo Nam Tông tỉnh Thừa Thiên Huế đều có pháp khất thực trên những con đường êm ả của xứ Huế thơ mộng. Những bước chân nhẹ nhàng, thong thả với chánh niệm, pháp khất thực đã thể hiện nét đẹp văn hóa của Phật giáo xứ Huế và dần trở thành thân thuộc với người dân.
01 Tháng Chín 2014(Xem: 10555)
Trong Tứ Diệu Đế của đạo Phật, chân lý đầu tiên là khổ đế. Khổ đế là một đề tài rất phổ thông trong nhạc Trịnh Công Sơn: “Tin buồn từ ngày mẹ cho mang nặng kiếp người”, ông đã hát trong Gọi tên bốn mùa. Cuộc đời đầy khổ và buồn vì không có gì trường cửu cả.