Tết chữ

22 Tháng Giêng 201503:19(Xem: 10106)
tuyentaphuongphapmuaxuan 3
TẾT CHỮ
Hứa Xuyên Huỳnh

Cứ ngỡ chuyện “ăn Tết chữ” chỉ có trong trang viết của nhà văn Vũ Bằng từ  5 - 6 chục năm trước. Nhưng nhu cầu tâm linh (mùa xuân lên chùa) và nhu cầu văn hóa (xin chữ, xin thơ) vẫn còn tiếp nối ở Huyền Không sơn thượng, ngôi chùa danh tiếng xứ Huế qua thú tao nhã: bói thơ xuân.


Thiền soi nét bút…

tet chu 1
Thượng tọa Giới Đức giới thiệu thiếp thơ xuân với tác giả bài viết.

Chúng tôi mang theo những mẩu chuyện về Liễu Minh, Bất Đạt, Bất Ác, nhà sư già… mà tác giả Minh Đức Triều Tâm Ảnh viết trong cuốn "Chuyện cửa thiền" tìm đến Huyền Không sơn thượng. Nhưng những cái tên ấy không còn nữa vì đi học tận Thái Lan, Ấn Độ, Tích Lan. Nơi chốn cũng khác: Một chốn thanh tu rộng rãi, bài trí đẹp, gầy dựng công phu, khác hẳn khung cảnh hơn 17 năm trước khi chúng tôi từng lạc bước đến. Lúc đó, Huyền Không sơn thượng vào cuộc gầy dựng chưa lâu ở địa điểm mới, núi Triều Sơn Phương tại huyện Hương Trà, Thừa Thiên Huế. Liễu Minh, Bất Đạt, Bất Ác là đệ tử của thượng tọa Giới Đức - tức nhà thơ Minh Đức Triều Tâm Ảnh, một trong những người sáng lập chùa Huyền Không (Huế) từ mái chùa lá ở đèo Hải Vân trước năm 1978. Hiện tại, Huyền Không sơn thượng nhân số đông hơn với 9 sư, 11 chú tiểu. “Các đệ tử của 30 năm trở lại đây, giờ phần lớn hoàn tục hết rồi”, thượng tọa Giới Đức nói.

tet chu 2Những mẩu chuyện trong sách hé mở sinh hoạt thường nhật, từ lao động đến tu tập, ở các ngôi chùa cũ. Bây giờ, nhịp điệu sinh hoạt ở núi Triều Sơn Phương khác hẳn, với 50ha khai hoang vùng đồi để trồng cây gây rừng, lập trang trại, thiết kế không gian chùa viện, vườn cảnh… Tục khách đến viếng không khỏi thán phục trước không gian ngoại viện đẹp, tinh tế, cứ như một bài-thơ-thiên-nhiên gồm am Mây Tía (Tử Vân am), Nghinh Lương đình, Chúng Hòa đường, Quá Thiện đường. Các cốc liêu chư tăng – chư ni cũng được đặt tên rất thanh nhã, như Tùng Vân sơn cốc, Thạch Vân sơn cốc, Tử Vân sơn cốc, Tử Tiêu sơn cốc, Ngọa Vân sơn cốc, Lan Vân sơn cốc… Những phiến đá đặt dọc lối đi cũng được vị sư trụ trì tốt chữ chép thơ vào đấy. Ở vài kiến trúc khác lại thấy treo câu đối, như “Lãng đãng càn khôn, thơ thắp con tim, tình ấm lại/ Phiêu bồng nhật nguyệt, thiền soi nét bút, chữ trong hơn” (Nghinh Lương đình); “Bút ẩn sĩ, chút trăng soi giọt mực/ Trí sa môn, chút lửa cháy câu kinh” (Chúng Hòa đường); “Bình bát rừng sâu, chim cúng trái/ Tâm thiền khe vắng, gió dâng hương”…

Một không gian thơ đúng nghĩa. Và trong không gian ấy, đã 3 năm nay, cứ đến đầu xuân lại thêm sinh hoạt thú vị: bói thơ.

Bói thơ xuân

blankCâu chuyện bói xuân bằng thơ ở Huyền Không sơn thượng được khởi sự một phần bởi vị trụ trì tài hoa – nhà thơ Minh Đức Triều Tâm Ảnh rất mê thơ, phần nữa cũng bởi áp lực từ phía… người chơi hội. Mỗi dịp xuân mới, sơn thượng này đón 1.500 khách, mà thú chơi xuân cũng cần đến chút quà tao nhã như thơ kèm theo những lời dự báo đầu năm, nên trò “bói thơ” ra đời. Chùa in thiếp thơ, khách có nhu cầu bói thơ xuân thì chọn lấy, được nghe giải nghĩa và phát tâm cúng dường. Đó là những câu thơ tự suy tự đoán, những tứ thơ viết lúc cao hứng thường nhật lại gợi ý sâu xa trong ngày đầu xuân. Giao thừa, thầy trò ở Huyền Không sơn thượng tự “bói thơ” trước, rồi mới đến lượt khách chơi xuân. Những ngày đầu, khách chọn câu thơ nào sẽ được vị trụ trì mời uống trà và “đoán thơ”. Về sau, khách vãn cảnh chùa ngày một đông, sư tiếp không xuể nên mục “đoán thơ” chỉ dành cho những người đặc biệt, còn lại hoặc giao các đệ tử giải thích thêm hoặc… khách tự hiểu lấy.

Nghề chơi cũng lắm công phu. Mỗi “thiệp” thơ chỉ 2 câu, in trang trọng trên khung giấy kích cỡ chỉ bằng một tấm danh thiếp, do chính vị trụ trì viết với thảo bút đẹp. Thượng tọa Giới Đức không chỉ giỏi thơ văn mà còn am tường hội họa và trang trí mỹ thuật, nổi tiếng về nghệ thuật thư pháp tại Việt Nam. Cứ thủng thẳng, mỗi ngày thơ bất giác “hiện” ra thì sư chép lấy, để dành. Thoạt tiên chỉ có chừng 200 câu được trữ sẵn, sau thấy “nhu cầu bói thơ” của khách vãn cảnh chùa tăng dần nên sư trụ trì phải bổ túc mỗi năm vài trăm câu. Giờ thì gia tài thơ bói xuân của Minh Đức Triều Tâm Ảnh đã ngót 10.000 câu, nhưng thượng tọa khiêm tốn: “Cứ 9 câu hay, cũng sẽ có 1 câu dở. Mà thơ dành để bói xuân đẹp quá cũng… không tốt. Tôi phần lớn làm ra những câu chúc về những đức hay ở đời”.

tet chu 4
Thủ bút của thượng tọa Giới Đức
thi sĩ Minh Đức Triều Tâm Ảnh.

Địa chỉ nổi tiếng như Huyền Không sơn thượng luôn hút khách là chuyện không lạ, nhất là dịp đầu  xuân. Nhưng “kết hợp” chơi xuân - thú bói thơ - tâm cúng dường là cách nghĩ mới, mà nói như vị trụ trì là “cần có đầu óc tư duy chút, sáng tạo chút, làm được những cái người ta chưa làm”. Để thỏa mãn cả nhu cầu thăm thú lẫn tâm linh, thượng tọa tiết lộ với chúng tôi về kế hoạch tách khu lưu niệm (cho khách vãn cảnh) riêng rẽ với khu tâm linh (Phật tử đến chiêm bái), nhưng mọi chuyện hãy còn tùy duyên. Vậy là công cuộc trồng cây gây rừng, lập trang trại, thiết kế nội thất ngoại viện tại núi Triều Sơn Phương vẫn tiếp tục…

Ngồi trước am Mây Tía, đón từ tay thượng tọa - thi sĩ Minh Đức Triều Tâm Ảnh chén trà sen hồ Tây chính hiệu được gửi từ Hà Nội vào, nhìn đôi câu đối “Bút vẫy rừng không, mây gió bâng khuâng, trăng sáng chữ/ Thơ chơi lũng vắng, khói sương lãng đãng, đá ngời văn”, khung cảnh ngập ý thơ gợi nhắc về những thú tao nhã xưa mà nhà văn Nguyễn Tuân từng viết. Chợt nhớ đến mẩu chuyện đón tết mà ông chép trong cuốn "Chuyện cửa thiền". Chiều ba mươi, các đệ tử Bất Đạt, Bất Ác, Liễu Minh còn đang loay hoay không biết đống củi khô đào trên núi khuân về liệu có bán được để kiếm tiền lo tết, thì cả ba được sư phụ động viên nên cao hứng… làm câu đối mang đến nhờ thầy nhuận sắc. Chuyện viết từ năm 1977, ở Hải Vân - Lăng Cô, tình cảnh thật khác xa bây giờ nhưng ý thơ xuân vẫn chưa hề vơi bớt.

Xuân năm nay, lần thứ 4 Huyền Không sơn thượng lại có thú bói thơ…

HỨa Xuân Huỳnh
(Quảng Nam)

CHÚ THÍCH CỦA BAN BIÊN TẬP:
Ban biên tập có nhận được email của Thầy Giới Đức Minh Đức Triều Tâm Ảnh với nội dung như sau:

Kính cư sĩ Tâm Diệu cùng BBT/TVHS,

Bài “Tết chữ” tác giả viết rất hay, nhưng có 4 thông tin trong đó không được chính xác. Xin đính chính:

1- Câu: Chùa in thiếp thơ, khách có nhu cầu bói thơ xuân thì chọn lấy, được nghe giải nghĩa và phát tâm cúng dường!”

Xin thưa, mỗi ngày hằng ngàn người bốc, chẳng có ai ở chánh điện để giải nghĩa cho người ta phát tâm cúng dường cả! Tại hộp bói thơ có ghi: Tâm thành tất ứng. Tự suy, tự gẫm, tự giải”. Và nhà chùa không có ai đứng đó để nhận tiền cả.

2- Câu: Vị trụ trì mời trà và đoán thơ”. Hằng năm, tôi nhập thất từ 21 tháng chạp đến 20 tháng giêng – thì lấy đâu chuyện tiếp khách, mời trà và đoán thơ?

3- Các sư tôi cũng không cho đoán, sợ đoán không trúng với ý thơ, đôi khi ảnh hưởng tâm lý không tốt đến khách. Gia dĩ có chuyện các sư giải nghĩa là do người ta năn nỉ quá, chẳng đặng đừng mà thôi. Và tôi cũng không cho phép các sư nhận tiền. Khi có ai đưa tiền, hãy chỉ họ lên thùng phước sương.

4- Mấy năm nay tôi không làm thêm nên chỉ có chừng hơn 1000 câu thơ lục bát, không phải là 10.000.

MĐTTA



MỤC LỤC TUYỂN TẬP HƯƠNG PHÁP MÙA XUÂN

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
12 Tháng Bảy 2016(Xem: 6864)
Hình như trong các tôn giáo hiện nay, giáo lý, kinh tạng, nghi lễ, sắc phục, pháp phục, văn ngôn thuật ngữ, kiến trúc thờ tự... đa dạng nhất, có lẽ chỉ có Phật giáo Bắc truyền.
30 Tháng Sáu 2016(Xem: 6001)
vuon thien nhat ban 2Liên quan đến ý thức tôn giáo của người Nhật Bản trung bình, ta thường thấy từ nhiều cửa miệng một nhận xét gây sốc đại ý như sau: "Họ là những kẻ trong cuộc sống thường xuyên lui tới đền thần đạo nhưng tổ chức đám cưới ở một nhà thờ Ki-Tô và lúc chết làm tang lễ theo nghi thức Phật giáo". Thoạt nghe qua, ai cũng có ấn tượng là ý thức về tôn giáo của dân tộc Nhật rất hời hợt và nông nổi. Tuy nhiên, nếu vin vào lời đó, ta không thể nào hiểu tại sao người Nhật vẫn hãnh diện cho mình là con dân của một quốc gia Phật giáo đại thừa vốn có dòng lịch sử tôn giáo lâu dài. Phải chăng ở Nhật Bản, nếu ta chỉ nhìn những gì nổi cộm trên bề mặt như con số chùa chiền, tăng lữ và tín hữu … để đánh giá ảnh hưởng của một tôn giáo lớn như Phật giáo đối với quần chúng thì sẽ là một điều thiếu sót?
29 Tháng Sáu 2016(Xem: 5764)
Sự kết hợp giữa Phật giáo và văn hóa Ấn Độ dường như đương nhiên, bởi vì Phật giáo sanh ra tại Ấn Độ vào khoảng giữa thiên niên kỷ thứ nhất trước CN. Hơn nữa với thời gian, nó đã trở thành một trong những tôn giáo lớn của Ấn Độ, một tôn giáo đã để lại dấu ấn lâu dài, có thể nói là không phải chỉ riêng về mặt tín ngưỡng mà còn trong nhiều lãnh vực khác như triết học, văn học, nghệ thuật và kiến trúc.
29 Tháng Sáu 2016(Xem: 5157)
Phật giáo ở đâu trên bản đồ văn hóa Việt Nam? Đây là câu hỏi mà nhiều người thường hay nêu lên từ lâu lắm rồi, đặc biệt trong những thế kỷ mà những người Phật tử Việt Nam nắm trọn quyền chính trị, kinh tế và văn hóa của đất nước một cách minh nhiên và được công khai thừa nhận, thí dụ, từ thế kỷ thứ X đến thế kỷ thứ XIV chẳng hạn. Đây là những thế kỷ mà mọi người đồng ý là Phật giáo đã chi phối toàn bộ cuộc sống của người Việt Nam.
09 Tháng Năm 2016(Xem: 5148)
Los Angeles (AP) – Vào hôm thứ Bảy, ngày 07/05/2016 tại Los Angeles, Hoa Kỳ đã diễn ra lễ Khai mạc cuộc Triển lãm nghệ thuật Phật giáo về hang động Đôn Hoàng Mạc Cao nổi tiếng thế giới. Triển lãm sẽ kéo dài cho đến tháng 09/2016, cung cấp du khách cơ hội để tìm hiểu về nghệ thuật và lịch sử của hang động Mạc Cao, di tích này phát triển mạnh như một trung tâm Phật giáo ở Trung Quốc từ thứ 4 đến thế kỷ thứ 14.
18 Tháng Tư 2016(Xem: 4913)
LOS ANGELES - Trong tháng Năm 2016, Viện Bảo Tàng Getty tại Los Angeles sẽ giới thiệu du khách đến thăm các hang động Mạc Cao nằm trên con đường tơ lụa có niên đại từ thế kỷ thứ 4 đến thế kỷ thứ 14. Quan khách sẽ khám phá những ý nghĩa lớn lao của nghệ thuật đa dạng và hiện vật từ di sản thế giới của UNESCO này, và tìm hiểu về những thách thức phải đối mặt trong việc bảo tồn chúng. Bản sao của ba trong số những ngôi chùa hang động Phật giáo với gần 500 bức trang trí còn tồn tại đến ngày nay sẽ cho phép du khách trải nghiệm những gì nó giống như là đến thăm hang động thực sự
14 Tháng Ba 2016(Xem: 4920)
Tượng Phật là đối tượng sùng kính lễ bái của giáo đồ Phật giáo, nên việc tạo ra những hình tượng Phật góp phần không nhỏ cho sự nghiệp hoằng dương giáo lý Phật giáo; đó chính là tài năng sáng tạo nghệ thuật và thành quả lao động của những nhà nghệ thuật dân gian kiệt xuất. Tuy nhiên, để có được diện mạo và hình thể của Đức Phật trên điện thờ, các tín đồ Phật giáo đã trải qua quá trình lâu dài hàng thế kỷ đấu tranh về mặt tư tưởng.