Linh Vân Thiền Sư Thấy Hoa Đào Nở Mà Ngộ Đạo

01 Tháng Hai 201100:00(Xem: 54647)

tuyentapmungxuan

LINH VÂN THIỀN SƯ
THẤY HOA ĐÀO NỞ MÀ NGỘ ĐẠO

Trí Không

hoadao-010132Thiền sư Linh Vân, vị Tăng đời Đường, người Trường Khê, tỉnh Phước Kiến, tức là Thiền sư Chí Cần ở núi Linh Vân, thuộc Phước Châu. Không thấy ghi năm sinh và mất, Ngài là người nối pháp ở Trường Khánh, Đại An. Lúc đầu, tu ở núi Đại Qui; thời gian lâu, bỗng một hôm thấy hoa đào nở mà bừng ngộ toàn triệt. Từ đó trong thiền lâm gọi Ngài là Linh Vân kiến đào minh tâm, hay Linh Vân kiến đào hoa ngộ đạo. Sau khi bừng ngộ, Ngài làm bài kệ sau đây dâng lên ngài Qui Sơn Linh Hựu và được Linh Hựu trắc nghiệm sở ngộ. Linh Hựu bèn ấn chứng sự chứng ngộ ấy, có lời khuyến tấn rằng: "Từ duyên ngộ đạt, hằng không thối thức, khéo tự hộ trì".

Bài kệ của ngài Linh Vân như sau:

Tam thập niên lai tầm kiếm khách
Kỉ hồi lạc diệp kỉ sưu chi
Tự tùng nhứt kiến đào hoa hậu
Trực chí như kim bất cánh nghi

Dịch:

Kiếm khách bao năm mãi đợi chờ
Từng mùa lá đổ vẫn trăng mơ
Một phen chợt thấy hoa đào nở
Nghi sạch tiêu tan, sáng không ngờ.

Bài kệ ở câu đầu dùng hình tượng kiếm khách để chỉ bản tâm. Trong văn học phương Đông từ lâu đời, người kiếm khách là bực anh hùng lẫm liệt, sống như sức phóng đãng của trùng dương, có hoài bão cứu khổ phò nguy cho con người, đạp bằng mọi bất công, trực tiếp can thiệp vào việc nghĩa không hề nao núng run sợ, biết khinh thường danh lợi, biết quý trọng hiền nhân lễ nghĩa cao khiết. Kiếm khách tiêu biểu cho ý chí cao tuyệt, vượt lên trên mọi tù hãm tầm thường đầy u tối của nhỏ nhen tranh chấp. Người kiếm khách như cột thu lôi trên nóc đền sự sống. Thiền sư Linh Vân thấy hình tượng kiếm khách để ký thác bản tâm giác ngộ rất hấp dẫn và nổi bật, dễ gây cảm xúc hùng mạnh. Bản tâm giác ngộ cũng oai hùng cao cả, còn vĩ đại vạn lần bởi nó là sức mạnh nội tại thuần khiết do thiền định kiên cố mà phát sáng lên. Sức mạnh của nội tâm sâu lắng trong thiền định kiên cố này phá tan phút chốc mọi vướng chấp tù hãm bấy lâu quấn siết tâm thức. Ngộ đạo tức chợt đón ánh sáng kì diệu chưa từng có tràn dâng trên tâm thức, xóa sạch biên giới ngăn cách bỉ thử ngột ngạt hư ảo, như con chim sẻ bỗng chốc thành chim thần vĩ đại bay vọt lên khỏi hang tối u minh, thấy trời xanh vạn dặm bình yên. Người ngộ đạo bỗng thấy cả sông kia núi này là từng mảnh xương thịt của mình trong hòa điệu nhứt như không còn phân biệt. Mọi đồn ải ngã chấp phân biệt kiên cố bấy lâu phút chốc tan hoang sụp đổ hết, gọi là đi tới quê nhà, là phong quang kiến địa, phá tan thành vàng núi bạc mà nó giam nhốt mình từ vô lượng kiếp trong tử sinh luân hồi. Thiền sư Linh Vân đã đưa hết chí bình sinh của mình vào định tâm kiên cố suốt ba mươi năm với công phu tu tập. Nhưng còn tư niệm vi tế nào đó nên bao lần thấy hoa đào nở mỗi độ Xuân về mà vẫn không "nhìn thấy đạo", và sau thời kì chín mùi với thức tâm vô niệm tuyệt cùng, bỗng lần này Ngài chợt nhìn hoa đào với cái nhìn vô phân biệt trí, cái nhìn trực kiến chớp nhoáng lao thẳng tới với nhứt như, chủ thể đối tượng nổ tung, nên bừng ngộ. Ngài Linh Vân thấy hoa đào mà bừng ngộ là một trường hợp hơi hiếm có. Có người bị một kích động vào cơ thể đau điếng mà bừng ngộ. Phật Tổ xưa do nhìn thấy sao Mai trong xanh chiếu vào mắt mà bừng ngộ, hay các bậc Duyên Giác sống tu thiền định kiên cố trong rừng, thấy lá rụng hoa rơi mà bừng ngộ. Ngộ cũng có nhiều bực: sơ ngộ, triệt ngộ. Từ đời Tống, các tổ sư chế ra tham công án, để người học cài hết tâm mình vào đó, phát động nhiệt tình tuyệt diệu của truy tìm giải đáp gọi là khối nghi. Giải đáp không phải bằng trí chia cắt đối tượng mà là cắm khắn hết sức Vipassana, tức mài giũa cực bén QUÁN vào đối tượng.

Tóm lại, bài kệ của Linh Vân tươi mát, hấp dẫn là vì hình ảnh hoa đào đập vào nhãn tuyến, đi thẳng tới thực tại chớp nhoáng mà bừng ngộ. Cái ấy vẫn là kết quả của nhiều năm kiên cố an định bất động mới có kết quả như thế.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
14 Tháng Ba 2015(Xem: 5302)
Thông tin về bức thư hoạ Trúc Lâm Đại sĩ xuất sơn đồ mang lại niềm tự hào cho người Việt về một vị danh nhân văn hoá của Việt Nam nhưng cũng có những ý kiến phân vân về tính xác thực của bức thư hoạ.
20 Tháng Hai 2015(Xem: 12729)
Trần Nhân Tông (chữ Hán: 陳仁宗; 7 tháng 12 năm 1258 – 16 tháng 12 năm 1308,) là vị vua thứ 3 của nhà Trần trong lịch sử Việt Nam. Ông trị vì 15 năm (1278 – 1293) và làm Thái Thượng hoàng 15 năm. Trần Nhân Tông được sử sách ca ngợi là một trong những vị vua anh minh nhất trong lịch sử Việt Nam. Ông có vai trò lãnh đạo quan trọng trong Chiến tranh Nguyên Mông-Đại Việt lần 2 và lần 3.
17 Tháng Hai 2015(Xem: 10665)
Tôi không nhớ rõ vào mùa Xuân Kỷ Dậu 1969 hoặc Xuân Canh Tuất 1970, Ôn Mãn Giác, tức thi sĩ Huyền Không lúc bấy giờ là giáo sư kiêm Khoa trưởng phân khoa Phật học và Triết học Đông phương tại Đại học Vạn Hạnh Sài Gòn có đề hai câu đối mừng Xuân trước thềm sân trường tọa lạc số 222, đường Trương Minh Giảng cũ SG như sau:
18 Tháng Giêng 2015(Xem: 7784)
Đến bây giờ mới thấy đây. Câu nói này của ai mà nghe quen thuộc thế? Của Nguyễn Du rồi. Ô hay! Cái ở đây chỉ có thể thấy được khi mình trở về được với cái bây giờ. Đến được cái bây giờ thì mới thấy được cái ở đây. Cái ở đây là cái không gian. Cái bây giờ là cái thời gian. Cái bây giờ đang gặp cái ở đây. Có thể nào gỡ cái bây giờ ra khỏi cái ở đây được không?
09 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 7310)
Kể từ buổi khai thiên lập địa tới bây giờ, trên mặt đất hoang vu mịt mù sương khói còn thấp thoáng những bóng người đi giữa thiên thu vời vợi. Lớp lớp người đến rồi đi trong lặng lẽ chập chùng qua bao thời đại âm thầm.
15 Tháng Mười Một 2014(Xem: 5941)
Văn học là một trong những phương thức biểu đạt tình cảm và trí thức của loài người. Một tác phẩm văn học hay, không chỉ tạo ra tiếng vang rộng lớn tại thời điểm và địa phương nào đó, thậm chí nó có khả năng siêu vượt biên giới thời-không, dẫn dắt nhân tâm bước vào cảnh giới chân- thiện- mỹ.
04 Tháng Mười 2014(Xem: 6447)
Trần Nhân Tông tên thật là Trần Khâm. Ông là con trai trưởng của vua Trần Thánh Tông và Nguyên Thánh Thiên Cảm hoàng thái hậu Trần Thị Thiều, sinh ngày 11 tháng 11 âm lịch năm Mậu Ngọ, niên hiệu Thiệu Long năm thứ 1 (tức 7 tháng 12 năm 1258.) Ngày 22 tháng Mười âm lịch năm Mậu Dần (tức 8 tháng 11 năm 1278), ông được vua cha là Trần Thánh Tông nhường ngôi, lấy hiệu là Trần Nhân Tông. Ông ở ngôi 14 năm, nhường ngôi 5 năm, xuất gia 8 năm, thọ 51 tuổi, qua đời ở am Ngoạ Vân núi Yên Tử, đưa về táng ở Đức lăng (nay thuộc tỉnh Thái Bình.)