Những Ngôi Mộ Sống (Living Graves)

11 Tháng Sáu 201200:00(Xem: 22040)

NHỮNG NGÔI MỘ SỐNG
(LIVING GRAVES)

Tâm Minh Ngô Tằng Giao chuyển ngữ

nhung_ngoi_mo_song
DƯỚI ĐÂY LÀ BẢN DỊCH CỦA NGHIÊM XUÂN CƯỜNG:

Living Graves
By George Bernard Shaw
(1856-1950)
 
We are the living graves of murdered beasts,
Slaughtered to satisfy our appetites.
We never pause to wonder at our feasts,
If animals, like men, can possibly have rights.
We pray on Sundays that we may have light,
To guide our footsteps on the path we tread.
We’re sick of War, we do not want to fight –
The thought of it now fills our hearts with dread,
And yet – we gorge ourselves upon the dead.
Like carrion crows, we live and feed on meat,
Regardless of the suffering and pain
We cause by doing so, if thus we treat
Defenseless animals for sport or gain,
How can we hope in this world to attain
The PEACE we say we are so anxious for.
We pray for it, o’er hecatombs of slain,
To God, while outraging the moral law.
Thus cruelty begets its offspring – WAR
 
GEORGE BERNARD SHAW
(1856 – 1950)
Những Ngôi Mộ Sống
 
Ta là những ngôi mộ chôn xác thú
Bị sát sanh cho bao tử loài người
Trong yến tiệc vui, nói nói, cười cười
Ta có nghĩ: muôn loài đều muốn sống
 
Mỗi ngày đến ta nguyện cầu ánh sáng
Soi bước chân ta trên khắp nẻo đường
Chán ghét làm sao, thảm họa chiến trường
Bao kinh sợ, bao lầm than thống khổ!
 
Như loài quạ trên món mồi béo bở
Ta say sưa nào có kể đớn đau
Cho muôn sinh, dù ta vẫn nguyện cầu
Hòa bình đến cho muôn người, muôn vật
 
Trước Trời Phật, trên nấm mộ sinh sát
Của muôn loài vô tội ta cầu xin
Ban ơn lành, khi Luật Đạo Đức kia
Ta xé nát mà không hề thương tiếc
 
Và như thế ta gieo nhân tội ác
Của Chiến Tranh cho nhân loại toàn cầu.
 
NGHIÊM XUÂN CƯỜNG
(1953-2007)
(Source: http://old.thuvienhoasen.org)
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
04 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 5696)
15 Tháng Mười Một 2016(Xem: 7047)
18 Tháng Ba 2016(Xem: 5552)
Bài kệ nổi tiếng Thị Tịch của Thiền sư Tịnh Giới đã được rất nhiều bật ‘sư tổ’ luận bàn nên tôi không dám múa rìu qua mắt thợ bằng cách nhai đi nhai lại ý của những tiền bối. Tôi chỉ xin trình bài nó qua một lăng kính khác...thường, không giống ai vì tôi bị méo mó tuệ nhãn thấy cái gì cũng ‘sang trang chạy quàng’ như thi sĩ ‘không tỉnh’ Bùi Giáng.
04 Tháng Mười Một 2015(Xem: 5750)
Avadāna có thể nói là thứ văn học truyện sự tích sử ca Phật giáo. Do đó, nó không cố tình trình bày những giáo lý thâm sâu, trái lại là những truyện kể và có tính chất giáo huấn, vừa có tính chất giải trí lành mạnh. Cho nên, đúc Phật ở đây xuất hiện như một con người, giảng giải đạo lý cho những con người khác, cả xuất gia lẫn tại gia, và trở thành đối tượng tín ngưỡng của mọi người.
06 Tháng Mười 2015(Xem: 8142)
Cư dân cùng xóm, khi đi dạo trên lối mòn quanh co ven dòng suối, thường dừng bước trước hàng hiên tôi, vừa ngắm nghía, vừa thì thào khen ngợi. Mà có chi nhiều đâu! Hai rừng lựu, một vườn hồng, hai bồ đề đại thụ, hai rừng mai, một vườn quýt, một bụi chuối, hai vườn chanh
12 Tháng Tám 2015(Xem: 6892)
Viện Việt Học cho biết sẽ tổ chức buổi ra mắt sách Tỉnh Mê Một Cõi, tức Hứa Sử Truyện, vào Chủ Nhật 30-8-2015 từ 2 giờ chiều tới 5 giờ chiều tại trụ sở của Viện.. Tác phẩm là một tiểu thuyết thơ chữ Nôm, soạn từ thế kỷ thứ 18, được suy đoán là do nhiều tác giả soạn, trong đó hiệu đính và in khắc bởi Hòa Thượng Toàn Nhật
04 Tháng Tám 2015(Xem: 5334)
Đây là tác phẩm thuộc loại thi ca hầu như là duy nhất đã được nhập Tạng (ĐTK/ĐCTT, tập 48, No 2014, 1 quyển), chứng tỏ tác phẩm, ngoài giá trị văn học còn có những giá trị lớn về Thiền học. Chứng đạo ca đã được dịch ra nhiều thứ tiếng. Ở Việt Nam, trước 1975 có bản Việt dịch - giới thiệu của Trúc Thiên