Bài Thơ Cư Trần Lạc Đạo Của Tổ Trúc Lâm Yên Tử Việt Nam (1258 – 1308)

16 Tháng Giêng 201400:00(Xem: 17241)
tuyentapmungxuan3
BÀI THƠ CƯ TRẦN LẠC ĐẠO
của Tổ Trúc Lâm Yên Tử Việt Nam (1258 – 1308)
Tâm Thường Định

Sáng nay, một ngày rất lạnh nhưng đẹp trời. Có nắng vàng chim hót vang ca. Trời lạnh nhưng không lạnh như ở Miền Trung và Đông Bắc Hoa Kỳ hiện nay. Nghĩ mà thương và đồng cảm với đồng loại. Vừa nộp xong điểm học nhiệm kỳ qua, nhận được một email của Ni Sư Thuần Tuệ,

"Hi anh Tâm Thường Định,

Khi nào tiện anh dịch dùm bài thơ của Sơ Tổ Trúc Lâm :

Ở đời vui đạo hãy tùy duyên,
Đói đến thì ăn, mệt ngủ liền.
Trong nhà có báu thôi tìm kiếm
Đối cảnh vô tâm chớ hỏi thiền.

Đây cũng là một trong những nét tiêu biểu của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử Việt Nam.

Cám ơn anh nhiều.

Thuần Tuệ"

Đây là một bài thơ nổi tiếng của Tổ Trúc Lâm Yên Tử Việt Nam thì mình làm sao dám mà dịch, nhưng nghĩ đến thế hệ kế thừa không biết đọc tiếng Việt và tấm lòng thương yêu nâng đỡ của Ni sư, nên mạo muội tạm dịch ra tiếng Anh để hiểu nghĩa của Tổ vậy. Bài thơ CƯ TRẦN LẠC ĐẠO như sau:

Cư trần lạc đạo thả tùy duyên.
Cơ tắc xan hề, khốn tắc miên.
Gia trung hữu bảo hưu tầm mịch;
Đối cảnh vô tâm mạc vấn Thiền.

Theo bản dịch của ông cụ Võ Đình (Mai) và Công-Huyền Tôn-Nữ Nha-Trang thì được dịch ra như sau:

Ở ĐỜI VUI ĐẠO

Ở đời vui đạo tuỳ duyên
Đói ăn mệt ngủ, tự nhiên dễ dàng
Ngọc châu nhà có sắn sàng
Đâu cần tìm kiếm ngoài đường luống công
Đối người đối vật dung thong
Tâm không vướng mắc là tông chỉ Thiền.

Rồi bằng tiếng Anh là,

TO LIVE IN THIS WORLD

In this world of dust
is enjoyment of the Way attained
by following the natural path
To eat when hungry, to sleep when weary
When at home are such treasures readily available
there is no need to hunt afar for them
Treating all and everything with a free heart

Is the essence of Zen. (Một Cành Mai, pg. 78)

Còn bản dịch của cư sỹ Nguyên Giác Phan Tấn Hải là:

Living amid dust and enjoying the way, 
you should let all things take their course. 
When hungry, just eat; when tired, just sleep. 
The treasure is in your house; don’t search any more. 
Face the scenes, and have no thoughts; 
then you don’t need to ask for Zen.

Rồi Ni Sư Thuần Tuệ bảo rằng có một bài dịch nữa, sát theo bản gốc Hán:

To enjoy the Way in worldly life, just live in harmony with what comes,
Eating when hungry, sleeping when weary.
There is treasure in our house, no need to search for it,
Dealing with all matters with no-mind mind, no need to ask about Zen.

Và nhờ "tổng hợp từ những bài dịch thành một bài sát bản dịch của Ôn Trúc Lâm". 

Vì thế, nên mới y giáo phụng hành. Xin mạn phép được dịch như sau:

In this earthly world, enjoy life as its natural way
When you are hungry, just eat; when you are weary, just sleep.
As in our house, or within us, there is already treasure
When facing countless scenes, no mind is the essence of Thiền (Zen).
Nhưng sau đó cũng chưa vừa ý lắm, nên đổi lại là

THE PEACEFUL PATH IN THIS LIFE

In this earthly world, enjoy life as its natural way
When you are hungry, just eat; when you are weary, just sleep.
As in our house and in us,
there is no need to search for the treasure already within.
When facing countless situations, no mind is the essence of Thiền (Zen).
 
Sống đời vui đạo hãy tùy duyên
Khi đói thì ăn, mệt ngủ liền
Trong ta, nhà ở bao của quý
Muôn sự vô tâm, tông chỉ Thiền.
 
Tâm Thường Định

 

Tham khảo

1. Một Cành Mai - Võ Đình và Công-Huyền Tôn-Nữ Nha-Trang, NXB An-Tiêm, 2005.
2. Cư Trần Lạc Đạo (nguyên văn) - Thiền Sư Thích Nhất Hạnh - http://langmai.org/tang-kinh-cac/vien-sach/giang-kinh/trai-tim-cua-truc-lam-dai-si/cu-tran-lac-dao-phan-nguyen-van?set_language=vi
3. Bình Giảng Bài Thơ Phú của Đức Vua TRẦN NHÂN TÔNG - Hoà Thượng Thích Quảng Liên; http://www.tinhhanhbotat.org/vanhoc/tin5_cutranlacdao.htm
4. Trần Nhân Tông Đức Vua Sáng Tổ Một Dòng Thiền, Nguyên Giác, http://dieungu.org/D_1-2_2-134_4-12424_5-50_6-1_17-39_14-1_15-1/

 

 


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
10 Tháng Chín 2014(Xem: 10946)
14 Tháng Tám 2014(Xem: 6628)
Thông thường, nhắc đến các vị Thiền sư đời Trần, chúng ta vẫn chỉ nghe nhắc đến Trần Thái Tông, Huệ Trung thượng sĩ, Trần Nhân Tông, Pháp Loa và Huyền Quang. Trần Thái Tông là tác giả Khóa Hư Lục, bản văn Thiền đồ sộ nhất đời Trần. Huệ Trung thượng sĩ là tác giả Thượng sĩ ngữ lục, bản văn Thiền đã biểu lộ một trí huệ sắc bén, một phong cách phóng khoái không thua gì những ngữ lục của các thiền sư nổi tiếng Trung Hoa.
01 Tháng Bảy 2014(Xem: 7440)
Truyện Kiều là tác phẩm thơ nổi tiếng nhất của nền Thi ca Việt Nam. Người trẻ nào trong thời gian học Trung học cũng có dịp được nghe về truyện Kiều và học một ít về truyện Kiều. Nhưng vì truyện Kiều là một tác phẩm cổ điển và lại có nhiều điển tích cho nên đối với người trẻ, thưởng thức hết được cái hay của truyện Kiều là một chuyện không dễ.
26 Tháng Sáu 2014(Xem: 7942)
Trăng hạ huyền chếch trên đầu ngọn thông cuối đường. Một mình giữa đêm. Trụ đèn kiên nhẫn đứng thẳng và im lặng; bên cạnh cây bạch đàn cao ngất đang lao xao trước gió. Đèn vàng lay lắt tỏa bóng trong màn sương. Màu bông giấy đỏ rực dưới nắng mai, giờ trở nên tím sẫm.
20 Tháng Sáu 2014(Xem: 5404)
Sau khi đại phá quân Nam Hán tại sông Bạch Đằng năm 938 thì năm 939, Ngô Quyền lên ngôi vua, chấm dứt 1000 năm lệ thuộc, đem lại nền độc lập tự chủ cho dân tộc. Ông ở ngôi được 6 năm, đến năm 949 thì mất. Và sau đó là loạn lạc kéo dài, đến năm 965 thì nhà Ngô sụp đổ. Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh dẹp yên 12 sứ quân, lập nên nhà Đinh – Đinh Tiên Hoàng - đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư.
11 Tháng Sáu 2014(Xem: 9446)
Phóng cuồng ngâm: Từ trước đến nay, chữ “cuồng” này người ta thường hiểu là ngông, là cuồng, là điên. Đấy là hiểu theo nghĩa đen. Khá hơn chút nữa – đa phần bản dịch – đều nói cuồng là cuồng nhiệt, ý khí mạnh mẽ. Tuy nhiên, nhà nghiên cứu Lý Việt Dũng trong ‘Tuệ Trung Thượng Sĩ ngữ lục dịch giải’ - đã nói về cái cuồng theo nghĩa như thế này, đáng cho chúng ta suy gẫm:
10 Tháng Sáu 2014(Xem: 5710)
Tuệ Trung Thượng Sĩ đã tiếp thu được mọi nguyên lý sâu xa, vi diệu nhất của Thiền học từ sư phụ Tiêu Diêu, rồi truyền dạy lại cho Trần Nhân Tông, đệ nhất tổ phái Thiền học Trúc Lâm Yên Tử. Chính vì thế Tuệ Trung Thượng Sĩ được coi là người tiên phong của phái Thiền học Trúc Lâm Yên Tử.