Bài Thơ Hữu Cú Vô Cú Của Trần Nhân Tông

04 Tháng Mười 201414:33(Xem: 6439)

BÀI THƠ HỮU CÚ VÔ CÚ CỦA TRẦN NHÂN TÔNG

Nguyễn Lương Vỵ

 

trannhantongTrần Nhân Tông tên thật là Trần Khâm. Ông là con trai trưởng của vua Trần Thánh Tông và Nguyên Thánh Thiên Cảm hoàng thái hậu Trần Thị Thiều, sinh ngày 11 tháng 11 âm lịch năm Mậu Ngọ, niên hiệu Thiệu Long năm thứ 1 (tức 7 tháng 12 năm 1258.) Ngày 22 tháng Mười âm lịch năm Mậu Dần (tức 8 tháng 11 năm 1278), ông được vua cha là Trần Thánh Tông nhường ngôi, lấy hiệu là Trần Nhân Tông. Ông ở ngôi 14 năm, nhường ngôi 5 năm, xuất gia 8 năm, thọ 51 tuổi, qua đời ở am Ngoạ Vân núi Yên Tử, đưa về táng ở Đức lăng (nay thuộc tỉnh Thái Bình.)

Trần Nhân Tông đã sáng lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, lấy pháp hiệu là Đầu Đà Hoàng Giác Điều Ngự. Ông được sử sách ca ngợi là một trong những vị vua anh minh nhất trong lịch sử Việt Nam, có vai trò lãnh đạo quan trọng trong cuộc chiến tranh chống Nguyên-Mông lần thứ 2thứ 3. (Nguồn tham khảo: Vikipedia.org)

 

Bài thơ chữ Hán của Trần Nhân Tông,“Hữu Cú Vô Cú,” gồm 9 tiểu khúc (mỗi tiểu khúc 4 câu,) ngôn ngữ rất giản dị nhưng rất hàm súc, trí tuệ và đầy tính ẩn dụ về tánh Không của Phật pháp. Tánh Không (Sunyàta) không phải là một khái niệm đối lập với Có, mà Không ở đây là thực tánh của vạn pháp. Tánh Không hoàn toàn không phải là chủ nghĩa hư vô theo khái niệm của triết học Tây Phương; nó vốn vượt lên mọi chấp trước, phân biệt giữa hữu-vô, sanh-diệt, thường-đoạn, khứ-lai,… vượt lên tất cả mọi phạm trù nhị nguyên luận. Do đó, mọi khái niệm về tánh Không ở đây đòi hỏi một sự thể nhập trực tiếp vào bên trong thế giới thực tại sau khi mọi ý niệm tự ngã được buông bỏ. Như thế, khi con người còn đầy ắp những tập khí, cảm thụ, suy nghiệm, những khát vọng, mong cầu được thiết lập trên cơ sở của ý niệm về tự ngã, thì sự bàn bạc, luận giải về tánh Không đều sai lầm, chưa liễu ngộ được bản chất của tánh Không, vốn là Thực-Tại-Hiện-Tiền rất vi diệu của vạn pháp.

Tự biết mình sở học, sở kiến, sở tri còn thô lậu, nhưng với tấm lòng thành tri ân bậc tiền bối, với nỗ lực cầu học, xin mạnh dạn giới thiệu bản chuyển dịch thơ Việt ngữ dưới đây. Kính mong các bậc cao minh góp ý, chỉ giáo thêm.

 

Trân trọng,

Nam California – Wesminster, Oct. 01.2014

Nguyễn Lương Vỵ

Hán ngữ:

陳 仁 宗
有句無句




*



*




*





*





*





*





*




*




Phiên âm:

TRẦN NHÂN TÔNG
HỮU CÚ VÔ CÚ

Hữu cú vô cú,
Đằng khô thụ đảo.
Kỷ cá nạp tăng,
Chàng đầu hạp não,

*

Hữu cú vô cú,
Thể lộ kim phong.
Căng già sa số.
Phạm nhẫn thương phong.
*

Hữu cú vô cú
Lập tông lập chỉ.
Đả ngoã toàn quy,
Đăng sơn thiệp thuỷ.

*

Hữu cú vô cú,
Phi hữu phi vô.
Khắc chu cầu kiếm,
Sách ký án đồ.

*
Hữu cú vô cú,
Hỗ bất hồi hỗ.
Lạp tuyết hài hoa,
Thủ chu đãi thố.

*
Hữu cú vô cú,
Tự cổ tự kim.
Chấp chỉ vong nguyệt,
Bình địa lục trầm.

*
Hữu cú vô cú,
Như thị như thị.
Bát tự đả khai,
Toàn vô ba tị.

*
Hữu cú vô cú,
Cố tả cố hữu.
A thích thích địa,
Náo quát quát địa.

*
Hữu cú vô cú,
Điêu điêu đát đát.
Tiệt đoạn cát đằng,
Bỉ thử khoái hoạt.

Dịch nghĩa:

TRẦN NHÂN TÔNG
CÂU CÓ CÂU KHÔNG

Câu Có câu Không,
Như cây ngã, như dây leo khô héo,
Mấy ông thầy tăng,
Đập đầu méo óc.
*

Câu Có câu Không,
Như thân thể lộ ra trước trận gió thu.
[Như] vô số cát trên sông,
Phạm vào dao kiếm, bị thương vì mũi nhọn.
*

Câu Có câu Không,
Dựng tông phái, dựng ý chỉ.
Cũng là [kiểu] dùi rùa, đập ngói [mà thôi],
Lên núi lội sông.
*

Câu Có câu Không,
Chẳng phải Có, chẳng phải Không,
[Khác nào chuyện] khắc thuyền mò gươm,
Theo tranh vẽ đi tìm ngựa ký.

*

Câu Có câu Không,

Hai bên qua lại, lại qua,

Như [lấy] tuyết làm nón, [lấy] hoa làm giày,

Như ôm gốc cây đợi thỏ.
*

Câu Có câu Không,
Từ xưa đến nay,
Chỉ chấp ngón tay [trỏ] mà quên trăng,
[Nên phải trầm mình] chết đuối trên đất bằng.
*

Câu Có câu Không,
Như thế như thế!
Tám chữ mở tung rồi,
Chẳng còn điều gì kiêng kỵ nữa.
*

Câu Có câu Không,
Ngoái trông bên phải, ngoái trông bên trái.
Nói năng châm chích nhăng nhăng,
Ồn ào tranh cãi om sòm.
*
Câu Có câu Không,
[Khiến cho lòng] rầu rĩ xót xa 
[Hãy] dứt bỏ [mọi việc rối rắm] như dây leo, 
[Chuyện] nọ [chuyện] kia sẽ thông suốt vui vẻ.

Phỏng dịch:

TRẦN NHÂN TÔNG
CÂU CÓ CÂU KHÔNG

Câu Có câu Không
Cây ngã dây héo
Mấy vị sư ông
Đầu sưng óc méo
*
Câu Có câu Không
Gió thu phơi xác
Sông Hằng ngập cát
Cam chịu vết thương
*
Câu Có câu Không
Dựng tông dựng chỉ
Khoan rùa đập ngói
Lên núi lội sông
*
Câu Có câu Không
Chẳng Không chẳng Có
Khắc thuyền mò gươm
Theo tranh tìm ngựa
*
Câu Có câu Không
Chẳng qua chẳng lại
Nón tuyết giày bông
Ôm cây đợi thỏ
*
Câu Có câu Không
Xưa nay vậy đó
Nhớ ngón quên trăng
Vùi thây đất nọ
*
Câu Có Câu Không
Vậy đó vậy đó
Tám chữ mở trông
Chẳng còn chi nữa
*
Câu Có câu Không
Nhìn phải ngó trái
Lải nhải lằng nhằng
Om sòm tranh cải
*
Câu Có câu Không
Đau đau xót xót
Cắt dứt lòng thòng
Nầy kia thông suốt

Nguyễn Lương Vỵ phỏng dịch 
01.10.2014

 

BÀI ĐỌC THÊM:
Trần Nhân Tông Đức Vua Sáng Tổ Một Dòng Thiền, Nguyên Giác (sách song ngữ)




Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
14 Tháng Tám 2014(Xem: 6629)
Thông thường, nhắc đến các vị Thiền sư đời Trần, chúng ta vẫn chỉ nghe nhắc đến Trần Thái Tông, Huệ Trung thượng sĩ, Trần Nhân Tông, Pháp Loa và Huyền Quang. Trần Thái Tông là tác giả Khóa Hư Lục, bản văn Thiền đồ sộ nhất đời Trần. Huệ Trung thượng sĩ là tác giả Thượng sĩ ngữ lục, bản văn Thiền đã biểu lộ một trí huệ sắc bén, một phong cách phóng khoái không thua gì những ngữ lục của các thiền sư nổi tiếng Trung Hoa.
01 Tháng Bảy 2014(Xem: 7441)
Truyện Kiều là tác phẩm thơ nổi tiếng nhất của nền Thi ca Việt Nam. Người trẻ nào trong thời gian học Trung học cũng có dịp được nghe về truyện Kiều và học một ít về truyện Kiều. Nhưng vì truyện Kiều là một tác phẩm cổ điển và lại có nhiều điển tích cho nên đối với người trẻ, thưởng thức hết được cái hay của truyện Kiều là một chuyện không dễ.
26 Tháng Sáu 2014(Xem: 7942)
Trăng hạ huyền chếch trên đầu ngọn thông cuối đường. Một mình giữa đêm. Trụ đèn kiên nhẫn đứng thẳng và im lặng; bên cạnh cây bạch đàn cao ngất đang lao xao trước gió. Đèn vàng lay lắt tỏa bóng trong màn sương. Màu bông giấy đỏ rực dưới nắng mai, giờ trở nên tím sẫm.
20 Tháng Sáu 2014(Xem: 5407)
Sau khi đại phá quân Nam Hán tại sông Bạch Đằng năm 938 thì năm 939, Ngô Quyền lên ngôi vua, chấm dứt 1000 năm lệ thuộc, đem lại nền độc lập tự chủ cho dân tộc. Ông ở ngôi được 6 năm, đến năm 949 thì mất. Và sau đó là loạn lạc kéo dài, đến năm 965 thì nhà Ngô sụp đổ. Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh dẹp yên 12 sứ quân, lập nên nhà Đinh – Đinh Tiên Hoàng - đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư.
11 Tháng Sáu 2014(Xem: 9451)
Phóng cuồng ngâm: Từ trước đến nay, chữ “cuồng” này người ta thường hiểu là ngông, là cuồng, là điên. Đấy là hiểu theo nghĩa đen. Khá hơn chút nữa – đa phần bản dịch – đều nói cuồng là cuồng nhiệt, ý khí mạnh mẽ. Tuy nhiên, nhà nghiên cứu Lý Việt Dũng trong ‘Tuệ Trung Thượng Sĩ ngữ lục dịch giải’ - đã nói về cái cuồng theo nghĩa như thế này, đáng cho chúng ta suy gẫm:
10 Tháng Sáu 2014(Xem: 5713)
Tuệ Trung Thượng Sĩ đã tiếp thu được mọi nguyên lý sâu xa, vi diệu nhất của Thiền học từ sư phụ Tiêu Diêu, rồi truyền dạy lại cho Trần Nhân Tông, đệ nhất tổ phái Thiền học Trúc Lâm Yên Tử. Chính vì thế Tuệ Trung Thượng Sĩ được coi là người tiên phong của phái Thiền học Trúc Lâm Yên Tử.
24 Tháng Năm 2014(Xem: 6415)
Thiền sư là người ra đi không để lại dấu vết, chính điều đó nói lên tinh thần thiền tông ( bất lập văn tự ), khiêm hạ, ẩn danh, vô ngã.