Ba Bài Thơ Mùa Thu Của Trần Nhân Tông

12 Tháng Mười 201409:36(Xem: 6369)
BA BÀI THƠ MÙA THU CỦA TRẦN NHÂN TÔNG
Nguyễn Lương Vỵ chuyển dịch thơ Việt

Hán ngữ Phiên âm Dịch Nghĩa Phỏng dịch thơ Việt
1. 題 普 明 寺 水 榭
薰盡千頭滿座香, 
水流初起不多涼。 
老榕影裡僧關閉, 
第一蟬聲秋思長。
ĐỀ PHỔ MINH TỰ THỦY TẠ
Huân tận thiên đầu mãn tọa hương, 
Thủy lưu sơ khởi bất đa lương. 
Lão dong ảnh lý tăng quan bế, 
Đệ nhất thiền thanh thu tứ trường.
ĐỀ THƠ Ở NHÀ THỦY TẠ CHÙA PHỔ MINH
Xông hết nghìn nén nhang, nơi đây tỏa hương thơm lừng,  
Dòng nước mới chảy qua khá mát mẻ. 
Dưới bóng dong già, cổng chùa đóng cửa, (榕: Dong, một loài cây như cây si – Theo từ điển Thiều Chửu; 榕 : Một âm nữa là “dung,” cây đa – Theo từ điển Trần Văn Chánh và từ điển phổ thông.)
Một tiếng ve vang lên, [khiến cho] tứ thu man mác dài lâu.
ĐỀ THƠ Ở NHÀ THỦY TẠ CHÙA PHỔ MINH
Ngàn hương thơm ngát tỏa đầy nhà
Dòng nước vừa trôi, dịu mát qua
Dưới bóng đa già, chùa đóng cửa
Ve rân một tiếng, nhớ thu xa.

2.諒 州 晚 景
古寺淒涼秋靄外, 
漁船蕭瑟暮鐘初。 
水明山靜白鷗過, 
風定雲閒紅樹疏。
LANG CHÂU VÃN CẢNH 
Cổ tự thê lương thu ái ngoại, 
Ngư thuyền tiêu sắt mộ chung sơ. 
Thủy minh sơn tĩnh bạch âu quá, 
Phong định vân nhàn hồng thụ sơ.
CẢNH CHIỀU Ở LANG CHÂU
Ngôi chùa xưa sầu hiu hắt sau lớp mây khói mùa thu, 
Thuyền câu buồn bã, chuông chùa buổi chiều bắt đầu vang lên. 
Nước trong veo, núi yên tĩnh, chim âu trắng bay qua, 
Gió lặng yên, mây nhàn nhã, cây lơ thơ lá đỏ.
CẢNH CHIỀU Ở LANG CHÂU
Chùa xưa sầu ngất, sương thu nhuốm
Thuyền cá buồn tênh, chuông chiều rơi
Núi tạnh nước trong, âu trắng lượn
Gió lặng mây nhàn, lá đỏ phơi.
3. 武 林 秋 晚
畫橋倒影蘸溪橫, 
一抹斜陽水外明。 
寂寂千山紅葉落, 
濕雲和露送鐘聲。
VŨ LÂM THU VÃN
Họa kiều đảo ảnh trám khê hoành, 
Nhất mạt tà dương thủy ngoại minh. 
Tịch tịch thiên sơn hồng diệp lạc, 
Thấp vân hòa lộ tống chung thanh.
CHIỀU THU Ở LÀNG VŨ LÂM
Chiếc cầu chạm vẽ, ngược bóng nhúng xuống nước (蘸 trám: chấm, nhúng xuống nước; một âm nữa là “tiếu” cũng nghĩa như vậy,) ngang qua suối, 
Một vạt nắng chiều tỏa sáng bên ngoài ngấn nước. 
Ngàn núi yên lắng, lá đỏ rơi, 
Mây ướt sương giăng mờ, tiếng chuông đưa xa.
CHIỀU THU Ở LÀNG VŨ LÂM
Cầu ngược bóng, vắt ngang suối qua
Ngấn nước loang vệt nắng chiều nhòa
Yên lắng non ngàn, rơi lá đỏ
Mây ướt sương mờ, chuông gióng xa.
10.2014
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
14 Tháng Tám 2014(Xem: 6595)
Thông thường, nhắc đến các vị Thiền sư đời Trần, chúng ta vẫn chỉ nghe nhắc đến Trần Thái Tông, Huệ Trung thượng sĩ, Trần Nhân Tông, Pháp Loa và Huyền Quang. Trần Thái Tông là tác giả Khóa Hư Lục, bản văn Thiền đồ sộ nhất đời Trần. Huệ Trung thượng sĩ là tác giả Thượng sĩ ngữ lục, bản văn Thiền đã biểu lộ một trí huệ sắc bén, một phong cách phóng khoái không thua gì những ngữ lục của các thiền sư nổi tiếng Trung Hoa.
01 Tháng Bảy 2014(Xem: 7398)
Truyện Kiều là tác phẩm thơ nổi tiếng nhất của nền Thi ca Việt Nam. Người trẻ nào trong thời gian học Trung học cũng có dịp được nghe về truyện Kiều và học một ít về truyện Kiều. Nhưng vì truyện Kiều là một tác phẩm cổ điển và lại có nhiều điển tích cho nên đối với người trẻ, thưởng thức hết được cái hay của truyện Kiều là một chuyện không dễ.
26 Tháng Sáu 2014(Xem: 7912)
Trăng hạ huyền chếch trên đầu ngọn thông cuối đường. Một mình giữa đêm. Trụ đèn kiên nhẫn đứng thẳng và im lặng; bên cạnh cây bạch đàn cao ngất đang lao xao trước gió. Đèn vàng lay lắt tỏa bóng trong màn sương. Màu bông giấy đỏ rực dưới nắng mai, giờ trở nên tím sẫm.
20 Tháng Sáu 2014(Xem: 5358)
Sau khi đại phá quân Nam Hán tại sông Bạch Đằng năm 938 thì năm 939, Ngô Quyền lên ngôi vua, chấm dứt 1000 năm lệ thuộc, đem lại nền độc lập tự chủ cho dân tộc. Ông ở ngôi được 6 năm, đến năm 949 thì mất. Và sau đó là loạn lạc kéo dài, đến năm 965 thì nhà Ngô sụp đổ. Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh dẹp yên 12 sứ quân, lập nên nhà Đinh – Đinh Tiên Hoàng - đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư.
11 Tháng Sáu 2014(Xem: 9405)
Phóng cuồng ngâm: Từ trước đến nay, chữ “cuồng” này người ta thường hiểu là ngông, là cuồng, là điên. Đấy là hiểu theo nghĩa đen. Khá hơn chút nữa – đa phần bản dịch – đều nói cuồng là cuồng nhiệt, ý khí mạnh mẽ. Tuy nhiên, nhà nghiên cứu Lý Việt Dũng trong ‘Tuệ Trung Thượng Sĩ ngữ lục dịch giải’ - đã nói về cái cuồng theo nghĩa như thế này, đáng cho chúng ta suy gẫm:
10 Tháng Sáu 2014(Xem: 5681)
Tuệ Trung Thượng Sĩ đã tiếp thu được mọi nguyên lý sâu xa, vi diệu nhất của Thiền học từ sư phụ Tiêu Diêu, rồi truyền dạy lại cho Trần Nhân Tông, đệ nhất tổ phái Thiền học Trúc Lâm Yên Tử. Chính vì thế Tuệ Trung Thượng Sĩ được coi là người tiên phong của phái Thiền học Trúc Lâm Yên Tử.
24 Tháng Năm 2014(Xem: 6392)
Thiền sư là người ra đi không để lại dấu vết, chính điều đó nói lên tinh thần thiền tông ( bất lập văn tự ), khiêm hạ, ẩn danh, vô ngã.