Nhân Đọc Bài “tán Tuệ Trung Thượng Sỹ” Của Trần Nhân Tông

13 Tháng Tư 201503:34(Xem: 5998)

NGUYỄN LƯƠNG VỴ

NHÂN ĐỌC BÀI “TÁN TUỆ TRUNG THƯỢNG SỸ”

CỦA TRẦN NHÂN TÔNG

 

Càng trông lên càng thấy cao
Càng khoan càng cứng trước sau hiện tiền
Tuệ Trung Thượng Sỹ như nhiên (*)
Chân tâm thấu suốt tâm thiền diệu Không
Khép hai bờ cỏ mơ mòng
Mở thiên thu hát thong dong chốn về
Qua đi dứt tuyệt cuồng mê
Tri ân chánh pháp chở che kiếp người
 
Tri ân giọt lệ nụ cười
Chân tâm diệu hữu trang đời nhẹ đưa
Diệu âm hoa rụng sân chùa
Nhặt bông nắng lạ xin thưa: Đang Là
Triệu năm trong Cõi Người Ta
Tỉ năm cũng vậy sát na sáng lừng
Gió đưa gió đẩy sáng trưng
Sương rung bắt nhịp tưng bừng hòa thanh
 
Tri ân tiền bối viên thành
Câu thơ tinh mật tinh anh tinh ròng
Càng nghe càng thấm càng thông
Bạn cùng cô quạnh để mong gặp mình
Trông lên mây trắng như kinh
Thấy ra diệu nghĩa tận tình Như Lai
Hít sâu thở nhẹ một hai…
Đếm thầm nghe rõ trong ngoài đang trôi…
 
04.2015
Ghi chú: Nguyên văn bài thơ của Trần Nhân Tông:
 
賛 慧 忠 上 士
 
望之彌高
鑽之彌堅
忽然在後
瞻之在前
伕是之謂
上士之禪
 
Phiên Âm:
 
TÁN TUỆ TRUNG THƯỢNG SỸ
 
Vọng chi di cao, 
Toàn chi di kiên. 
Hốt nhiên tại hậu, 
Chiêm chi tại tiền. 
Phu thị chi vị, 
Thượng sỹ chi thiền.
 
Dịch Nghĩa:
 
CA NGỢI TUỆ TRUNG THƯỢNG SỸ
 
Càng trông lên càng thấy cao, 
Càng khoan vào càng thấy cứng. 
Bỗng nhiên ở phía sau, 
Ngước xem lại thấy ở phía trước. 
Cái đó gọi đúng là: 
Đạo Thiền của Thượng Sỹ.
 
Phỏng Dịch Thơ Việt:
 
CA NGỢI TUỆ TRUNG THƯỢNG SỸ
 
Càng trông càng cao
Càng khoan càng cứng
Thình lình phía sau
Liền thấy phía trước
Thốt lên cho mau:
Thiền của Thượng Sỹ!
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
04 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 5726)
15 Tháng Mười Một 2016(Xem: 7076)
18 Tháng Ba 2016(Xem: 5602)
Bài kệ nổi tiếng Thị Tịch của Thiền sư Tịnh Giới đã được rất nhiều bật ‘sư tổ’ luận bàn nên tôi không dám múa rìu qua mắt thợ bằng cách nhai đi nhai lại ý của những tiền bối. Tôi chỉ xin trình bài nó qua một lăng kính khác...thường, không giống ai vì tôi bị méo mó tuệ nhãn thấy cái gì cũng ‘sang trang chạy quàng’ như thi sĩ ‘không tỉnh’ Bùi Giáng.
04 Tháng Mười Một 2015(Xem: 5784)
Avadāna có thể nói là thứ văn học truyện sự tích sử ca Phật giáo. Do đó, nó không cố tình trình bày những giáo lý thâm sâu, trái lại là những truyện kể và có tính chất giáo huấn, vừa có tính chất giải trí lành mạnh. Cho nên, đúc Phật ở đây xuất hiện như một con người, giảng giải đạo lý cho những con người khác, cả xuất gia lẫn tại gia, và trở thành đối tượng tín ngưỡng của mọi người.
06 Tháng Mười 2015(Xem: 8177)
Cư dân cùng xóm, khi đi dạo trên lối mòn quanh co ven dòng suối, thường dừng bước trước hàng hiên tôi, vừa ngắm nghía, vừa thì thào khen ngợi. Mà có chi nhiều đâu! Hai rừng lựu, một vườn hồng, hai bồ đề đại thụ, hai rừng mai, một vườn quýt, một bụi chuối, hai vườn chanh
12 Tháng Tám 2015(Xem: 6928)
Viện Việt Học cho biết sẽ tổ chức buổi ra mắt sách Tỉnh Mê Một Cõi, tức Hứa Sử Truyện, vào Chủ Nhật 30-8-2015 từ 2 giờ chiều tới 5 giờ chiều tại trụ sở của Viện.. Tác phẩm là một tiểu thuyết thơ chữ Nôm, soạn từ thế kỷ thứ 18, được suy đoán là do nhiều tác giả soạn, trong đó hiệu đính và in khắc bởi Hòa Thượng Toàn Nhật
04 Tháng Tám 2015(Xem: 5375)
Đây là tác phẩm thuộc loại thi ca hầu như là duy nhất đã được nhập Tạng (ĐTK/ĐCTT, tập 48, No 2014, 1 quyển), chứng tỏ tác phẩm, ngoài giá trị văn học còn có những giá trị lớn về Thiền học. Chứng đạo ca đã được dịch ra nhiều thứ tiếng. Ở Việt Nam, trước 1975 có bản Việt dịch - giới thiệu của Trúc Thiên