Bây giờ mới thấy

18 Tháng Giêng 201514:39(Xem: 3927)
BÂY GIỜ MỚI THẤY
Thích Nhất Hạnh
Nhà xuất bản Phương Đông 2014

Bây giờ mới thấy

Bây giờ mới thấy nghĩa là bấy lâu nay chưa từng thấy. Bấy lâu nay có thể mình đã đi tìm, nhưng mình chưa thấy. Và có thể là vì bây giờ mình không đi tìm nữa, cho nên mình mới có cơ hội thấy. Thấy cái gì, và mình đã đi tìm cái gì?

Mình đã đi tìm cái gì nhỉ? Mình đã đi tìm ai? Có thể mình đã đi tìm chính mình, để biết mình là ai? Ai là người đang niệm Bụt? Ai là người đang thực tập quán chiếu, ai là người đang tu?

Ngày xưa cách đây khoảng 50 năm, tại chùa Bảo Liên, đảo Lantau, trên vách nhà khách có viết một bài kệ như sau:

Hữu độ tức phi tịnh
Ngôn thuyên hà sở vi?
Phật thuyết nguyên vô ngã
Thiền sư vấn thị thùy?

Hễ có một cõi, thì cõi ấy không thể gọi là cõi tịnh được. Có cõi thì có sự sống. Có sự sống nghĩa là có ăn uống, có bài tiết. Có thiền đường mà cũng có cầu tiêu. Có cầu tiêu thì không phải là tịnh rồi. Vậy thì cõi ấy, cõi Tịnh độ của Bụt A Di Đà mà những người tu tịnh độ đang cầu về có thật sự là một cõi tịnh hay không?

Ngôn thuyên hà sở vi có nghĩa là ngôn thuyết dùng để làm gì? Hễ mở miệng là mắc quai. Chỉ cần nói ra hai tiếng tịnh độ là đã bị kẹt. Hễ có độ là không thể có tịnh.

Hữu độ tức phi tịnh nghĩa là thế.

Nếu điều Bụt dạy về vô ngã là đúng thì thiền sư là ai? Theo Tịnh độ thì bị kẹt đã đành mà theo thiền cũng bị kẹt. Vị thiền sư mà mình đang tham vấn có phải là một cái ngã không? Mình là ai, và vị thiền sư là ai? Ai là người niệm Bụt, và ai là người đang ngồi tham vấn với vị thiền sư?

 

Ai là người đang niệm Bụt?2

Mình chứ ai? Mình chưa biết mình là ai cho nên mình mới đi tìm. Làm như mình đã biết Bụt là ai rồi, mình chỉ chưa biết mình là ai thôi. Có thật như thế không? Có phải mình đã biết Bụt là ai rồi thật không? Nếu quả thật mình đã biết Bụt là ai rồi thì mình cũng đã biết mình là ai rồi. Chỉ vì chưa biết Bụt là ai cho nên mình chưa biết được mình là ai đó thôi. Mình đi tìm Bụt mà chưa thấy, mình đi tìm mình mà chưa thấy. Bây giờ không đi tìm nữa thì mình thấy. Mình thấy Bụt. Mình thấy mình.

Bây giờ mới thấy. Dữ hông?

Mình đi tìm Bụt ở đâu? Mình đi tìm mình ở đâu? Tìm ở quá khứ? Trở về quá khứ? Tìm ở tương lai? Hướng về tương lai? Nhưng quá khứ đã không còn, mà tương lai thì chưa tới. Cả quá khứ và tương lai chỉ là ảo ảnh. Chỉ có cái bây giờ là có thật. Chỉ có cái hiện tại là có thật. Vậy thì phải trở về với giây phút hiện tại mình mới mong tìm được Bụt, mình mới mong tìm được mình. Bây giờ mới thấy, có nghĩa là khi về được với giây phút hiện tại mới thấy. Thì ra thế! Giây phút hiện tại là nơi chốn duy nhất để mình có thể tìm thấy cái mình đi tìm. Mình đi tìm chi? Mình đi tìm Tình yêu. Mình đi tìm Hạnh phúc. Mình đi tìm Niết bàn. Mình đi tìm Thượng đế. Mình đi tìm Giải thoát. Mình đi tìm Tịnh độ. Mình đi tìm cái Vô sinh bất diệt. Thì ra tất cả những cái gì mình đang đi tìm đều đang có mặt trong giờ phút hiện tại.

Và chìa khóa của sự tìm kiếm là trở về với giây phút hiện tại.

 


2 Niệm Phật thị thùy? Công án phổ thông nhất trong thiền giới Trung Quốc.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
14 Tháng Ba 2015(Xem: 5307)
Thông tin về bức thư hoạ Trúc Lâm Đại sĩ xuất sơn đồ mang lại niềm tự hào cho người Việt về một vị danh nhân văn hoá của Việt Nam nhưng cũng có những ý kiến phân vân về tính xác thực của bức thư hoạ.
20 Tháng Hai 2015(Xem: 12736)
Trần Nhân Tông (chữ Hán: 陳仁宗; 7 tháng 12 năm 1258 – 16 tháng 12 năm 1308,) là vị vua thứ 3 của nhà Trần trong lịch sử Việt Nam. Ông trị vì 15 năm (1278 – 1293) và làm Thái Thượng hoàng 15 năm. Trần Nhân Tông được sử sách ca ngợi là một trong những vị vua anh minh nhất trong lịch sử Việt Nam. Ông có vai trò lãnh đạo quan trọng trong Chiến tranh Nguyên Mông-Đại Việt lần 2 và lần 3.
17 Tháng Hai 2015(Xem: 10678)
Tôi không nhớ rõ vào mùa Xuân Kỷ Dậu 1969 hoặc Xuân Canh Tuất 1970, Ôn Mãn Giác, tức thi sĩ Huyền Không lúc bấy giờ là giáo sư kiêm Khoa trưởng phân khoa Phật học và Triết học Đông phương tại Đại học Vạn Hạnh Sài Gòn có đề hai câu đối mừng Xuân trước thềm sân trường tọa lạc số 222, đường Trương Minh Giảng cũ SG như sau:
18 Tháng Giêng 2015(Xem: 7793)
Đến bây giờ mới thấy đây. Câu nói này của ai mà nghe quen thuộc thế? Của Nguyễn Du rồi. Ô hay! Cái ở đây chỉ có thể thấy được khi mình trở về được với cái bây giờ. Đến được cái bây giờ thì mới thấy được cái ở đây. Cái ở đây là cái không gian. Cái bây giờ là cái thời gian. Cái bây giờ đang gặp cái ở đây. Có thể nào gỡ cái bây giờ ra khỏi cái ở đây được không?
09 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 7317)
Kể từ buổi khai thiên lập địa tới bây giờ, trên mặt đất hoang vu mịt mù sương khói còn thấp thoáng những bóng người đi giữa thiên thu vời vợi. Lớp lớp người đến rồi đi trong lặng lẽ chập chùng qua bao thời đại âm thầm.
15 Tháng Mười Một 2014(Xem: 5949)
Văn học là một trong những phương thức biểu đạt tình cảm và trí thức của loài người. Một tác phẩm văn học hay, không chỉ tạo ra tiếng vang rộng lớn tại thời điểm và địa phương nào đó, thậm chí nó có khả năng siêu vượt biên giới thời-không, dẫn dắt nhân tâm bước vào cảnh giới chân- thiện- mỹ.
04 Tháng Mười 2014(Xem: 6455)
Trần Nhân Tông tên thật là Trần Khâm. Ông là con trai trưởng của vua Trần Thánh Tông và Nguyên Thánh Thiên Cảm hoàng thái hậu Trần Thị Thiều, sinh ngày 11 tháng 11 âm lịch năm Mậu Ngọ, niên hiệu Thiệu Long năm thứ 1 (tức 7 tháng 12 năm 1258.) Ngày 22 tháng Mười âm lịch năm Mậu Dần (tức 8 tháng 11 năm 1278), ông được vua cha là Trần Thánh Tông nhường ngôi, lấy hiệu là Trần Nhân Tông. Ông ở ngôi 14 năm, nhường ngôi 5 năm, xuất gia 8 năm, thọ 51 tuổi, qua đời ở am Ngoạ Vân núi Yên Tử, đưa về táng ở Đức lăng (nay thuộc tỉnh Thái Bình.)