Em không phải tạo sinh mà chỉ là biểu hiện

18 Tháng Giêng 201514:52(Xem: 3625)
BÂY GIỜ MỚI THẤY
Thích Nhất Hạnh
Nhà xuất bản Phương Đông 2014

Em không phải tạo sinh mà chỉ là biểu hiện

Người yêu ơi, em không là một cái gì đã được tạo tác nên, em không phải đã từ cái không bước sang cái có. Em không phải do tạo sinh mà có, em chỉ là một biểu hiện, một  biểu hiện nhiệm mầu, như một áng mây hồng đầu núi, như một đêm trăng rằm huyền hoặc. Em là một dòng chảy, là một sự tiếp nối của bao nhiêu mầu nhiệm. Em không phải là một cái ta riêng biệt. Em là em, mà em cũng là tôi. Em không thể lấy đám mây hồng ra khỏi chén trà thơm của tôi sáng nay. Tôi cũng không thể uống trà nếu không đồng thời uống áng mây hồng. Trong tôi có em và trong em có tôi. Lấy tôi ra khỏi em, thì em không còn biểu hiện như em đang biểu hiện. Và lấy em ra khỏi tôi thì tôi cũng không còn biểu hiện như tôi đang biểu hiện. Chúng ta phải chờ nhau. Khi Thượng đế phán rằng ánh sáng hãy xuất hiện thì ánh sáng thưa rằng: Lạy Chúa, con phải chờ đợi. Thượng đế hỏi: Con chờ đợi gì? Ánh sáng nói: Con phải chờ đợi bóng tối để cùng xuất hiện một lần. Thượng đế nói: Nhưng bóng tối đã có mặt rồi đó. Và ánh sáng trả lời: Như thế thì con cũng đã có mặt rồi. Bởi vì chúng con chỉ có thể có mặt cùng nhau. Bản tính chúng con là tương đãi. Bản tính chúng con là tương tức. Nếu đã có ánh sáng tức là đã có bóng tối. Nếu đã có cái thiện thì đã có cái ác. Nếu cái trong đã có thì cái ngoài cũng đã có. Nếu cái bên trái đã có thì cái bên phải cũng đã có. Nếu cái trên đã có thì cái dưới cũng đã có. Người yêu và người được yêu cũng thế. Chúng ta cùng được biểu hiện một lần. Lấy cái trái ra khỏi cái phải là chuyện không bao giờ làm được. Điều này cũng đúng với cái có và cái không. Không thể có người yêu nếu không có người được yêu. Cả hai đều có tự tính không tịch. Năng lễ sở lễ tính không tịch18. Năng ái sở ái tính không tịch. Cho nên người yêu ơi, anh đừng đi tìm đối tượng thương yêu ở ngoài anh. Em là cõi trống cho tình đong vào. Anh là nơi vắng cho tình căng đầy19. Nếu không có cái không tịch (sunyāta) ấy thì không có gì hết. Nhờ cái không ấy cho nên tất cả đều có thể biểu hiện. Dĩ thử không nghĩa cố, nhất thiết pháp đắc thành20.


18  Người lạy và người được lạy đều không có tự tánh riêng biệt, họ có trong nhau. Đây là câu đầu của một bài kệ được xướng lên để quán chiếu trước khi lạy Bụt.

19-Bài hát Nghìn thu (Rong Ca 7), Phạm Duy, 1988.

20  Luận Trung Quán, tác giả Bồ Tát Long Thụ.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
04 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 5746)
15 Tháng Mười Một 2016(Xem: 7092)
18 Tháng Ba 2016(Xem: 5618)
Bài kệ nổi tiếng Thị Tịch của Thiền sư Tịnh Giới đã được rất nhiều bật ‘sư tổ’ luận bàn nên tôi không dám múa rìu qua mắt thợ bằng cách nhai đi nhai lại ý của những tiền bối. Tôi chỉ xin trình bài nó qua một lăng kính khác...thường, không giống ai vì tôi bị méo mó tuệ nhãn thấy cái gì cũng ‘sang trang chạy quàng’ như thi sĩ ‘không tỉnh’ Bùi Giáng.
04 Tháng Mười Một 2015(Xem: 5791)
Avadāna có thể nói là thứ văn học truyện sự tích sử ca Phật giáo. Do đó, nó không cố tình trình bày những giáo lý thâm sâu, trái lại là những truyện kể và có tính chất giáo huấn, vừa có tính chất giải trí lành mạnh. Cho nên, đúc Phật ở đây xuất hiện như một con người, giảng giải đạo lý cho những con người khác, cả xuất gia lẫn tại gia, và trở thành đối tượng tín ngưỡng của mọi người.
06 Tháng Mười 2015(Xem: 8191)
Cư dân cùng xóm, khi đi dạo trên lối mòn quanh co ven dòng suối, thường dừng bước trước hàng hiên tôi, vừa ngắm nghía, vừa thì thào khen ngợi. Mà có chi nhiều đâu! Hai rừng lựu, một vườn hồng, hai bồ đề đại thụ, hai rừng mai, một vườn quýt, một bụi chuối, hai vườn chanh
12 Tháng Tám 2015(Xem: 6931)
Viện Việt Học cho biết sẽ tổ chức buổi ra mắt sách Tỉnh Mê Một Cõi, tức Hứa Sử Truyện, vào Chủ Nhật 30-8-2015 từ 2 giờ chiều tới 5 giờ chiều tại trụ sở của Viện.. Tác phẩm là một tiểu thuyết thơ chữ Nôm, soạn từ thế kỷ thứ 18, được suy đoán là do nhiều tác giả soạn, trong đó hiệu đính và in khắc bởi Hòa Thượng Toàn Nhật
04 Tháng Tám 2015(Xem: 5381)
Đây là tác phẩm thuộc loại thi ca hầu như là duy nhất đã được nhập Tạng (ĐTK/ĐCTT, tập 48, No 2014, 1 quyển), chứng tỏ tác phẩm, ngoài giá trị văn học còn có những giá trị lớn về Thiền học. Chứng đạo ca đã được dịch ra nhiều thứ tiếng. Ở Việt Nam, trước 1975 có bản Việt dịch - giới thiệu của Trúc Thiên