Em không phải tạo sinh mà chỉ là biểu hiện

18 Tháng Giêng 201514:52(Xem: 3591)
BÂY GIỜ MỚI THẤY
Thích Nhất Hạnh
Nhà xuất bản Phương Đông 2014

Em không phải tạo sinh mà chỉ là biểu hiện

Người yêu ơi, em không là một cái gì đã được tạo tác nên, em không phải đã từ cái không bước sang cái có. Em không phải do tạo sinh mà có, em chỉ là một biểu hiện, một  biểu hiện nhiệm mầu, như một áng mây hồng đầu núi, như một đêm trăng rằm huyền hoặc. Em là một dòng chảy, là một sự tiếp nối của bao nhiêu mầu nhiệm. Em không phải là một cái ta riêng biệt. Em là em, mà em cũng là tôi. Em không thể lấy đám mây hồng ra khỏi chén trà thơm của tôi sáng nay. Tôi cũng không thể uống trà nếu không đồng thời uống áng mây hồng. Trong tôi có em và trong em có tôi. Lấy tôi ra khỏi em, thì em không còn biểu hiện như em đang biểu hiện. Và lấy em ra khỏi tôi thì tôi cũng không còn biểu hiện như tôi đang biểu hiện. Chúng ta phải chờ nhau. Khi Thượng đế phán rằng ánh sáng hãy xuất hiện thì ánh sáng thưa rằng: Lạy Chúa, con phải chờ đợi. Thượng đế hỏi: Con chờ đợi gì? Ánh sáng nói: Con phải chờ đợi bóng tối để cùng xuất hiện một lần. Thượng đế nói: Nhưng bóng tối đã có mặt rồi đó. Và ánh sáng trả lời: Như thế thì con cũng đã có mặt rồi. Bởi vì chúng con chỉ có thể có mặt cùng nhau. Bản tính chúng con là tương đãi. Bản tính chúng con là tương tức. Nếu đã có ánh sáng tức là đã có bóng tối. Nếu đã có cái thiện thì đã có cái ác. Nếu cái trong đã có thì cái ngoài cũng đã có. Nếu cái bên trái đã có thì cái bên phải cũng đã có. Nếu cái trên đã có thì cái dưới cũng đã có. Người yêu và người được yêu cũng thế. Chúng ta cùng được biểu hiện một lần. Lấy cái trái ra khỏi cái phải là chuyện không bao giờ làm được. Điều này cũng đúng với cái có và cái không. Không thể có người yêu nếu không có người được yêu. Cả hai đều có tự tính không tịch. Năng lễ sở lễ tính không tịch18. Năng ái sở ái tính không tịch. Cho nên người yêu ơi, anh đừng đi tìm đối tượng thương yêu ở ngoài anh. Em là cõi trống cho tình đong vào. Anh là nơi vắng cho tình căng đầy19. Nếu không có cái không tịch (sunyāta) ấy thì không có gì hết. Nhờ cái không ấy cho nên tất cả đều có thể biểu hiện. Dĩ thử không nghĩa cố, nhất thiết pháp đắc thành20.


18  Người lạy và người được lạy đều không có tự tánh riêng biệt, họ có trong nhau. Đây là câu đầu của một bài kệ được xướng lên để quán chiếu trước khi lạy Bụt.

19-Bài hát Nghìn thu (Rong Ca 7), Phạm Duy, 1988.

20  Luận Trung Quán, tác giả Bồ Tát Long Thụ.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
14 Tháng Ba 2015(Xem: 5257)
Thông tin về bức thư hoạ Trúc Lâm Đại sĩ xuất sơn đồ mang lại niềm tự hào cho người Việt về một vị danh nhân văn hoá của Việt Nam nhưng cũng có những ý kiến phân vân về tính xác thực của bức thư hoạ.
20 Tháng Hai 2015(Xem: 12651)
Trần Nhân Tông (chữ Hán: 陳仁宗; 7 tháng 12 năm 1258 – 16 tháng 12 năm 1308,) là vị vua thứ 3 của nhà Trần trong lịch sử Việt Nam. Ông trị vì 15 năm (1278 – 1293) và làm Thái Thượng hoàng 15 năm. Trần Nhân Tông được sử sách ca ngợi là một trong những vị vua anh minh nhất trong lịch sử Việt Nam. Ông có vai trò lãnh đạo quan trọng trong Chiến tranh Nguyên Mông-Đại Việt lần 2 và lần 3.
17 Tháng Hai 2015(Xem: 10552)
Tôi không nhớ rõ vào mùa Xuân Kỷ Dậu 1969 hoặc Xuân Canh Tuất 1970, Ôn Mãn Giác, tức thi sĩ Huyền Không lúc bấy giờ là giáo sư kiêm Khoa trưởng phân khoa Phật học và Triết học Đông phương tại Đại học Vạn Hạnh Sài Gòn có đề hai câu đối mừng Xuân trước thềm sân trường tọa lạc số 222, đường Trương Minh Giảng cũ SG như sau:
18 Tháng Giêng 2015(Xem: 7740)
Đến bây giờ mới thấy đây. Câu nói này của ai mà nghe quen thuộc thế? Của Nguyễn Du rồi. Ô hay! Cái ở đây chỉ có thể thấy được khi mình trở về được với cái bây giờ. Đến được cái bây giờ thì mới thấy được cái ở đây. Cái ở đây là cái không gian. Cái bây giờ là cái thời gian. Cái bây giờ đang gặp cái ở đây. Có thể nào gỡ cái bây giờ ra khỏi cái ở đây được không?
09 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 7250)
Kể từ buổi khai thiên lập địa tới bây giờ, trên mặt đất hoang vu mịt mù sương khói còn thấp thoáng những bóng người đi giữa thiên thu vời vợi. Lớp lớp người đến rồi đi trong lặng lẽ chập chùng qua bao thời đại âm thầm.
15 Tháng Mười Một 2014(Xem: 5914)
Văn học là một trong những phương thức biểu đạt tình cảm và trí thức của loài người. Một tác phẩm văn học hay, không chỉ tạo ra tiếng vang rộng lớn tại thời điểm và địa phương nào đó, thậm chí nó có khả năng siêu vượt biên giới thời-không, dẫn dắt nhân tâm bước vào cảnh giới chân- thiện- mỹ.
04 Tháng Mười 2014(Xem: 6387)
Trần Nhân Tông tên thật là Trần Khâm. Ông là con trai trưởng của vua Trần Thánh Tông và Nguyên Thánh Thiên Cảm hoàng thái hậu Trần Thị Thiều, sinh ngày 11 tháng 11 âm lịch năm Mậu Ngọ, niên hiệu Thiệu Long năm thứ 1 (tức 7 tháng 12 năm 1258.) Ngày 22 tháng Mười âm lịch năm Mậu Dần (tức 8 tháng 11 năm 1278), ông được vua cha là Trần Thánh Tông nhường ngôi, lấy hiệu là Trần Nhân Tông. Ông ở ngôi 14 năm, nhường ngôi 5 năm, xuất gia 8 năm, thọ 51 tuổi, qua đời ở am Ngoạ Vân núi Yên Tử, đưa về táng ở Đức lăng (nay thuộc tỉnh Thái Bình.)