Em không phải tạo sinh mà chỉ là biểu hiện

18 Tháng Giêng 201514:52(Xem: 3619)
BÂY GIỜ MỚI THẤY
Thích Nhất Hạnh
Nhà xuất bản Phương Đông 2014

Em không phải tạo sinh mà chỉ là biểu hiện

Người yêu ơi, em không là một cái gì đã được tạo tác nên, em không phải đã từ cái không bước sang cái có. Em không phải do tạo sinh mà có, em chỉ là một biểu hiện, một  biểu hiện nhiệm mầu, như một áng mây hồng đầu núi, như một đêm trăng rằm huyền hoặc. Em là một dòng chảy, là một sự tiếp nối của bao nhiêu mầu nhiệm. Em không phải là một cái ta riêng biệt. Em là em, mà em cũng là tôi. Em không thể lấy đám mây hồng ra khỏi chén trà thơm của tôi sáng nay. Tôi cũng không thể uống trà nếu không đồng thời uống áng mây hồng. Trong tôi có em và trong em có tôi. Lấy tôi ra khỏi em, thì em không còn biểu hiện như em đang biểu hiện. Và lấy em ra khỏi tôi thì tôi cũng không còn biểu hiện như tôi đang biểu hiện. Chúng ta phải chờ nhau. Khi Thượng đế phán rằng ánh sáng hãy xuất hiện thì ánh sáng thưa rằng: Lạy Chúa, con phải chờ đợi. Thượng đế hỏi: Con chờ đợi gì? Ánh sáng nói: Con phải chờ đợi bóng tối để cùng xuất hiện một lần. Thượng đế nói: Nhưng bóng tối đã có mặt rồi đó. Và ánh sáng trả lời: Như thế thì con cũng đã có mặt rồi. Bởi vì chúng con chỉ có thể có mặt cùng nhau. Bản tính chúng con là tương đãi. Bản tính chúng con là tương tức. Nếu đã có ánh sáng tức là đã có bóng tối. Nếu đã có cái thiện thì đã có cái ác. Nếu cái trong đã có thì cái ngoài cũng đã có. Nếu cái bên trái đã có thì cái bên phải cũng đã có. Nếu cái trên đã có thì cái dưới cũng đã có. Người yêu và người được yêu cũng thế. Chúng ta cùng được biểu hiện một lần. Lấy cái trái ra khỏi cái phải là chuyện không bao giờ làm được. Điều này cũng đúng với cái có và cái không. Không thể có người yêu nếu không có người được yêu. Cả hai đều có tự tính không tịch. Năng lễ sở lễ tính không tịch18. Năng ái sở ái tính không tịch. Cho nên người yêu ơi, anh đừng đi tìm đối tượng thương yêu ở ngoài anh. Em là cõi trống cho tình đong vào. Anh là nơi vắng cho tình căng đầy19. Nếu không có cái không tịch (sunyāta) ấy thì không có gì hết. Nhờ cái không ấy cho nên tất cả đều có thể biểu hiện. Dĩ thử không nghĩa cố, nhất thiết pháp đắc thành20.


18  Người lạy và người được lạy đều không có tự tánh riêng biệt, họ có trong nhau. Đây là câu đầu của một bài kệ được xướng lên để quán chiếu trước khi lạy Bụt.

19-Bài hát Nghìn thu (Rong Ca 7), Phạm Duy, 1988.

20  Luận Trung Quán, tác giả Bồ Tát Long Thụ.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
10 Tháng Chín 2014(Xem: 10951)
14 Tháng Tám 2014(Xem: 6640)
Thông thường, nhắc đến các vị Thiền sư đời Trần, chúng ta vẫn chỉ nghe nhắc đến Trần Thái Tông, Huệ Trung thượng sĩ, Trần Nhân Tông, Pháp Loa và Huyền Quang. Trần Thái Tông là tác giả Khóa Hư Lục, bản văn Thiền đồ sộ nhất đời Trần. Huệ Trung thượng sĩ là tác giả Thượng sĩ ngữ lục, bản văn Thiền đã biểu lộ một trí huệ sắc bén, một phong cách phóng khoái không thua gì những ngữ lục của các thiền sư nổi tiếng Trung Hoa.
01 Tháng Bảy 2014(Xem: 7457)
Truyện Kiều là tác phẩm thơ nổi tiếng nhất của nền Thi ca Việt Nam. Người trẻ nào trong thời gian học Trung học cũng có dịp được nghe về truyện Kiều và học một ít về truyện Kiều. Nhưng vì truyện Kiều là một tác phẩm cổ điển và lại có nhiều điển tích cho nên đối với người trẻ, thưởng thức hết được cái hay của truyện Kiều là một chuyện không dễ.
26 Tháng Sáu 2014(Xem: 7945)
Trăng hạ huyền chếch trên đầu ngọn thông cuối đường. Một mình giữa đêm. Trụ đèn kiên nhẫn đứng thẳng và im lặng; bên cạnh cây bạch đàn cao ngất đang lao xao trước gió. Đèn vàng lay lắt tỏa bóng trong màn sương. Màu bông giấy đỏ rực dưới nắng mai, giờ trở nên tím sẫm.
20 Tháng Sáu 2014(Xem: 5408)
Sau khi đại phá quân Nam Hán tại sông Bạch Đằng năm 938 thì năm 939, Ngô Quyền lên ngôi vua, chấm dứt 1000 năm lệ thuộc, đem lại nền độc lập tự chủ cho dân tộc. Ông ở ngôi được 6 năm, đến năm 949 thì mất. Và sau đó là loạn lạc kéo dài, đến năm 965 thì nhà Ngô sụp đổ. Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh dẹp yên 12 sứ quân, lập nên nhà Đinh – Đinh Tiên Hoàng - đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư.
11 Tháng Sáu 2014(Xem: 9458)
Phóng cuồng ngâm: Từ trước đến nay, chữ “cuồng” này người ta thường hiểu là ngông, là cuồng, là điên. Đấy là hiểu theo nghĩa đen. Khá hơn chút nữa – đa phần bản dịch – đều nói cuồng là cuồng nhiệt, ý khí mạnh mẽ. Tuy nhiên, nhà nghiên cứu Lý Việt Dũng trong ‘Tuệ Trung Thượng Sĩ ngữ lục dịch giải’ - đã nói về cái cuồng theo nghĩa như thế này, đáng cho chúng ta suy gẫm:
10 Tháng Sáu 2014(Xem: 5722)
Tuệ Trung Thượng Sĩ đã tiếp thu được mọi nguyên lý sâu xa, vi diệu nhất của Thiền học từ sư phụ Tiêu Diêu, rồi truyền dạy lại cho Trần Nhân Tông, đệ nhất tổ phái Thiền học Trúc Lâm Yên Tử. Chính vì thế Tuệ Trung Thượng Sĩ được coi là người tiên phong của phái Thiền học Trúc Lâm Yên Tử.