8. TỔNG KẾT

01 Tháng Giêng 201615:33(Xem: 3845)
Lê Mạnh Thát
TỔNG TẬP 
VĂN HỌC PHẬT GIÁO VIỆT NAM TẬP 1 
Nhà Xuất Bản Thành Phố Hồ Chí Minh 2000

PHẦN II
KHƯƠNG TĂNG HỘI

8. TỔNG KẾT 

Từ những phân tích trên, ta có thể rút ra mấy kết luận sơ bộ sau: 

1. Lục độ tập kinh hiện nay là một dịch phẩm của Khương Tăng Hội từ một nguyên bản Lục độ tập kinh tiếng Việt. Sự kiện này giải thích cho thấy tại sao có hiện tượng “văn từ điển nhã”, mà Thang Dụng Đồng đã nhận ra, và bác bỏ kết luận mà Thang Dung Đồng đã đi tới, đó là Lục độ tập kinh có thể là một tác phẩm do Khương Tăng Hội viết. 

2. Vì xuất phát từ một nguyên bản tiếng Việt, nên Lục độ tập kinh mới chứa đựng một lượng lớn những cấu trúc câu văn không theo ngữ pháp tiếng Trung Quốc, mà theo ngữ pháp tiếng Việt. Số lượng những câu văn này cung cấp cho ta một lượng lớn thông tin để phác thảo lại diện mạo tiếng Việt cách đây gần 2.000 năm mà cho đến nay, ngoài bài Việt ca, ta không có một tín hiệu nào cả. Đây phải nói là những đóng góp vô giá, mà Lục độ tập kinh mang lại cho dân tộc ta nói chung, và các ngành văn học và ngữ học nói riêng. 

3. Cũng vì xuất phát từ một nguyên bản tiếng Việt, nên Lục độ tập kinh ngày nay đã cho ta thấy những luồng tư tưởng nào đã chi phối dân tộc ta, những vấn đề gì đã làm cho họ suy tư trăn trở vào thời điểm Lục độ tập kinh ra đời. Từ đó, ta nhận ra một loạt những chủ đề, mà qua suốt lịch sử dân tộc đã trở thành cốt lõi của truyền thống văn hóa tư tưởng và chính trị Việt Nam. Về mặt này, Lục độ tập kinh có những cống hiến thật khởi sắc và đáng suy gẫm. 

4. Hệ tư tưởng Phật giáo truyền dạy thông qua Lục độ tập kinh là bao gồm những gì tinh túy nhất, cốt lõi nhất và tích cực nhất của toàn bộ hệ thống giáo lý Phật giáo nguyên thủy, nêu mẫu người lý tưởng gồm hai phẩm chất chính yếu là tình thương và trí tuệ làm điển hình cho cuộc sống nội tâm và xã hội của người Phật tử, kiến tạo một quan hệ gắn bó chặt chẽ keo sơn giữa Phật giáo và dân tộc, từ đó thiết định vai trò và nhiệm vụ của Phật giáo trong quan hệ ấy. 

5. Thêm vào đó, Lục độ tập kinh chứa đựng một lượng lớn thông tin về nhiều mặt của đời sống vật chất cũng như tinh thần của xã hội người Việt Nam vào giai đoạn nó xuất hiện. Từ những kiến thức hết sức chính xác của các khoa học thực nghiệm như khẳng định thai nhi ở trong bụng mẹ 266 ngày cho đến các phong tục tập quán kiểu liệm người chết bỏ vàng bạc ngũ cốc vào miệng hay ngứa nách, máy mắt v.v... từ việc lấy cây chuối làm hình nộm cho đến chuyện đem chuột nướng bán làm thịt, nó cung cấp cho ta nhiều dữ kiện để nghiên cứu lịch sử khoa học kỹ thuật Việt Nam cùng truyền thống văn hóa dân tộc. 

Lục độ tập kinh đã được dịch ra tiếng Nhật, tiếng Pháp từ lâu. Và những mẫu chuyện do nó cung cấp đã lưu hành rộng rãi trong sinh hoạt văn học và tôn giáo nước ta. Nhưng cho đến nay, với những đóng góp to lớn vừa nêu, Lục độ tập kinh vẫn chưa có một bản tiếng Việt hoàn chỉnh và đầy đủ. Đây là một thiếu sót lớn. Việc công bố bản dịch cùng với bản nghiên cứu trên là để điều chỉnh lại sự thiếu sót ấy. Cũng mong từ bản dịch này cùng những gợi ý của bản nghiên cứu vừa nêu sẽ xuất hiện một cao trào tìm hiểu về dân tộc và truyền thống tư tưởng văn hóa dân tộc, đặc biệt trong giai đoạn lịch sử có những cuộc đọ sức đầy cam go khốc liệt, nhưng rất hào hùng và hoành tráng, như giai đoạn mà Lục độ tập kinh ra đời. Có tìm hiểu mới thấy đất nước ta đã trãi qua những thử thách ghê gớm như thế nào, và tổ tiên ta đã vượt lên và chiến thắng những thử thách ấy với bản lĩnh và sức mạnh gì. Có thấy được những điều ấy, ta mới nhận ra trên cơ sở nào dân tộc ta đã chiến thắng, và từ bệ phóng nào dân tộc ta đã vút lên để xây dựng thành công một nước Việt Nam như ta có hôm nay. Từ đó thấy rõ hơn vị thế và trách nhiệm của bản thân mỗi chúng ta trước những thách đố hiện nay của thời đại, thời đại của cuộc cách mạng dân chủ mới, của khoa học kỹ thuật hậu công nghiệp, của sự nghiệp thực hiện thắng lợi lý tưởng “nước giàu dân mạnh” của Lục độ tập kinh. Việc tìm hiểu quá khứ thực tế và để nhận rõ khả năng nội lực của mình, nhằm lượng định tình hình khách quan hiện tại mà tiến tới, biến hoài bảo ước mơ của từng cá nhân và dân tộc thành hiện thực, thành những lực lượng vật chất cụ thể, đáp ứng yêu cầu kiến tạo một đất nước phồn vinh, một xã hội an lạc. Ước mơ và nguyện vọng của Lục độ tập kinh đến nay sao vẫn gần gũi, thân thiết với chúng ta, những người sống sau gần 2.000 năm

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
10 Tháng Chín 2014(Xem: 10953)
14 Tháng Tám 2014(Xem: 6641)
Thông thường, nhắc đến các vị Thiền sư đời Trần, chúng ta vẫn chỉ nghe nhắc đến Trần Thái Tông, Huệ Trung thượng sĩ, Trần Nhân Tông, Pháp Loa và Huyền Quang. Trần Thái Tông là tác giả Khóa Hư Lục, bản văn Thiền đồ sộ nhất đời Trần. Huệ Trung thượng sĩ là tác giả Thượng sĩ ngữ lục, bản văn Thiền đã biểu lộ một trí huệ sắc bén, một phong cách phóng khoái không thua gì những ngữ lục của các thiền sư nổi tiếng Trung Hoa.
01 Tháng Bảy 2014(Xem: 7460)
Truyện Kiều là tác phẩm thơ nổi tiếng nhất của nền Thi ca Việt Nam. Người trẻ nào trong thời gian học Trung học cũng có dịp được nghe về truyện Kiều và học một ít về truyện Kiều. Nhưng vì truyện Kiều là một tác phẩm cổ điển và lại có nhiều điển tích cho nên đối với người trẻ, thưởng thức hết được cái hay của truyện Kiều là một chuyện không dễ.
26 Tháng Sáu 2014(Xem: 7947)
Trăng hạ huyền chếch trên đầu ngọn thông cuối đường. Một mình giữa đêm. Trụ đèn kiên nhẫn đứng thẳng và im lặng; bên cạnh cây bạch đàn cao ngất đang lao xao trước gió. Đèn vàng lay lắt tỏa bóng trong màn sương. Màu bông giấy đỏ rực dưới nắng mai, giờ trở nên tím sẫm.
20 Tháng Sáu 2014(Xem: 5410)
Sau khi đại phá quân Nam Hán tại sông Bạch Đằng năm 938 thì năm 939, Ngô Quyền lên ngôi vua, chấm dứt 1000 năm lệ thuộc, đem lại nền độc lập tự chủ cho dân tộc. Ông ở ngôi được 6 năm, đến năm 949 thì mất. Và sau đó là loạn lạc kéo dài, đến năm 965 thì nhà Ngô sụp đổ. Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh dẹp yên 12 sứ quân, lập nên nhà Đinh – Đinh Tiên Hoàng - đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư.
11 Tháng Sáu 2014(Xem: 9462)
Phóng cuồng ngâm: Từ trước đến nay, chữ “cuồng” này người ta thường hiểu là ngông, là cuồng, là điên. Đấy là hiểu theo nghĩa đen. Khá hơn chút nữa – đa phần bản dịch – đều nói cuồng là cuồng nhiệt, ý khí mạnh mẽ. Tuy nhiên, nhà nghiên cứu Lý Việt Dũng trong ‘Tuệ Trung Thượng Sĩ ngữ lục dịch giải’ - đã nói về cái cuồng theo nghĩa như thế này, đáng cho chúng ta suy gẫm:
10 Tháng Sáu 2014(Xem: 5725)
Tuệ Trung Thượng Sĩ đã tiếp thu được mọi nguyên lý sâu xa, vi diệu nhất của Thiền học từ sư phụ Tiêu Diêu, rồi truyền dạy lại cho Trần Nhân Tông, đệ nhất tổ phái Thiền học Trúc Lâm Yên Tử. Chính vì thế Tuệ Trung Thượng Sĩ được coi là người tiên phong của phái Thiền học Trúc Lâm Yên Tử.