Đọc Thơ Xuân Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông - Bài Xuân Vãn

03 Tháng Giêng 201913:20(Xem: 5648)

ĐỌC THƠ XUÂN ĐIỀU NGỰ GIÁC HOÀNG TRẦN NHÂN TÔNG
BÀI XUÂN VÃN - 春晚
Song ngữ Anh – Việt
Thích Giác Chính

 

hoa-dao-roiNhân dịp Năm mới 2019 sắp đến trân trọng gởi đến Chư Tôn Đức, Thân hữu Thiền sinhĐạo hữu Phật tử, và các bạn gần xa cảm tác Xuân của Thiền sưĐiều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông qua tiêu Đề:

Đọc Thơ Xuân Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông. Bản dịch nghĩa và dịch thơ bao gồm phần dịch nghĩa tiếng Anh (English) do Khất sĩ Giác Chinh Trần Đức Liêm dịch.

Trân trọng chia sẻ đến Đại chúng:

Bài Xuân vãn - 春晚.

Nguyên bản Hán văn Khất sĩ Giác Chinh Trần Đức Liêm tham khảo từ: Đại Việt sử ký toàn thư - Nội các quan bản. Thiền uyển tập anh, và có so sánh cũng như đối chiếu thêm vài nguồn thư mục: An Nam chí lược. Phan Huy Chú: Lịch triều hiến chương loại chí. Quốc sử quán triều Nguyễn: Khâm định Việt sửThông giám cương mục. Trần Trọng Kim: Việt Nam sử lược.

 

春晚

年少何曾了色空,

一春心在百花中。

如今勘破東皇面,

禪板蒲團看墜紅。

 

Phiên âm:

Niên thiếu hà tằng liễu sắc không,

Nhất xuân tâm sự bách hoa trung.

Như kim khám phá đông hoàng diện,

Thiền bản bồ đoàn khán trụy hồng.

 

Dịch nghĩa:

Thuở trẻ chưa một lần hiểu rõ được chân tướng của "sắc" với "không",

Mỗi khi xuân đến vẫn hay gửi lòng theo trăm hoa.

Ngày nay đã khám phá ra được bản chất thật của chúa xuân,

Ngồi ở trên nệm cỏ giữa tấm phản thiền thất ngắm những cánh hoa rơi rụng.

 

Dịch thơ:

Thuở trẻ chưa từng rõ sắc không

Xuân về hoa nở rộn tơ lòng

Chúa Xuân nay đã tường tận mặt

Ngồi thiền ngắm cánh hồng rơi rơi

 

Thiền Thất Vô Ưu,

Rừng Thiền Dharma Mountain Thiền Viện Pháp Thuận,

December 31, 2018,

 

Chúc Mừng Năm Mới 2019!

 

Khất sĩ Thích Giác Chinh.

=====

 

Read Spring Poetry of Zen Master Giac Hoang Tran Nhan Tong

Poem: 春晚

 

The new year of 2019 is coming, in the joy of happiness and peace, respectfully send to the Venerables, Monks and Nuns of Sangha, Zen students, Buddhists, a work of translating Xuân (春 - Spring) poetry of Zen Master Giac Hoang Tran Nhan Tong.

Read Spring Poetry of Zen Master Giac Hoang Tran Nhan Tong, translation of meaning and translation of poetry including English translation translated by Mendicant monk Thich Giac Chinh Liem D. Tran.

The original Classical Chinese text of the poem, the translator, has consulted from ancient Vietnamese historical sources, the most typical of which is: 1). The Đại Việt sử ký toàn thư - Complete Annals of Đại Việt, Cover of the “Nội các quan bản” version (1697) - 大越史記全書. 2). Collection of Outstanding Figures of the Zen Garden (Chinese: 禪苑集英, Vietnamese: Thiền uyển tập anh, the history of Buddhism in Vietnam.

 

Classical Chinese

 

春晚:

年少何曾了色空,

一春心在百花中。

如今勘破東皇面,

禪板蒲團看墜紅。

 

English:

When a young never once understood the nature of "nature" with "emptiness",

Every time spring comes, still send the heart according to hundreds of flowers.

Now discovered and understood the true nature of the so-called spring,

Sit and enter the state of silence in the awakening on the grass mattress between the reflection inside the cottage of zen watching the petals fall.

 

Poem:

When a young,

Never once understood the nature of nature,

And with emptiness,

Every time spring comes,

Still send the heart according to hundreds of flowers.

Now discovered and understood:

The true nature of the so-called spring,

Sit and enter the state of silence,

In the awakening on the grass mattress,

Between the reflection inside the cottage of zen

Watching the petals fall.

 

Cottage of Emptiness,

Dharma Mountain and Forest Meditation,

December 31, 2018,

Happy New Year 2019!

 

Mendicant monk Thich Giac Chinh.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
14 Tháng Tám 2014(Xem: 6596)
Thông thường, nhắc đến các vị Thiền sư đời Trần, chúng ta vẫn chỉ nghe nhắc đến Trần Thái Tông, Huệ Trung thượng sĩ, Trần Nhân Tông, Pháp Loa và Huyền Quang. Trần Thái Tông là tác giả Khóa Hư Lục, bản văn Thiền đồ sộ nhất đời Trần. Huệ Trung thượng sĩ là tác giả Thượng sĩ ngữ lục, bản văn Thiền đã biểu lộ một trí huệ sắc bén, một phong cách phóng khoái không thua gì những ngữ lục của các thiền sư nổi tiếng Trung Hoa.
01 Tháng Bảy 2014(Xem: 7399)
Truyện Kiều là tác phẩm thơ nổi tiếng nhất của nền Thi ca Việt Nam. Người trẻ nào trong thời gian học Trung học cũng có dịp được nghe về truyện Kiều và học một ít về truyện Kiều. Nhưng vì truyện Kiều là một tác phẩm cổ điển và lại có nhiều điển tích cho nên đối với người trẻ, thưởng thức hết được cái hay của truyện Kiều là một chuyện không dễ.
26 Tháng Sáu 2014(Xem: 7914)
Trăng hạ huyền chếch trên đầu ngọn thông cuối đường. Một mình giữa đêm. Trụ đèn kiên nhẫn đứng thẳng và im lặng; bên cạnh cây bạch đàn cao ngất đang lao xao trước gió. Đèn vàng lay lắt tỏa bóng trong màn sương. Màu bông giấy đỏ rực dưới nắng mai, giờ trở nên tím sẫm.
20 Tháng Sáu 2014(Xem: 5367)
Sau khi đại phá quân Nam Hán tại sông Bạch Đằng năm 938 thì năm 939, Ngô Quyền lên ngôi vua, chấm dứt 1000 năm lệ thuộc, đem lại nền độc lập tự chủ cho dân tộc. Ông ở ngôi được 6 năm, đến năm 949 thì mất. Và sau đó là loạn lạc kéo dài, đến năm 965 thì nhà Ngô sụp đổ. Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh dẹp yên 12 sứ quân, lập nên nhà Đinh – Đinh Tiên Hoàng - đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư.
11 Tháng Sáu 2014(Xem: 9406)
Phóng cuồng ngâm: Từ trước đến nay, chữ “cuồng” này người ta thường hiểu là ngông, là cuồng, là điên. Đấy là hiểu theo nghĩa đen. Khá hơn chút nữa – đa phần bản dịch – đều nói cuồng là cuồng nhiệt, ý khí mạnh mẽ. Tuy nhiên, nhà nghiên cứu Lý Việt Dũng trong ‘Tuệ Trung Thượng Sĩ ngữ lục dịch giải’ - đã nói về cái cuồng theo nghĩa như thế này, đáng cho chúng ta suy gẫm:
10 Tháng Sáu 2014(Xem: 5682)
Tuệ Trung Thượng Sĩ đã tiếp thu được mọi nguyên lý sâu xa, vi diệu nhất của Thiền học từ sư phụ Tiêu Diêu, rồi truyền dạy lại cho Trần Nhân Tông, đệ nhất tổ phái Thiền học Trúc Lâm Yên Tử. Chính vì thế Tuệ Trung Thượng Sĩ được coi là người tiên phong của phái Thiền học Trúc Lâm Yên Tử.
24 Tháng Năm 2014(Xem: 6392)
Thiền sư là người ra đi không để lại dấu vết, chính điều đó nói lên tinh thần thiền tông ( bất lập văn tự ), khiêm hạ, ẩn danh, vô ngã.