Ảnh Hưởng Của Phật Giáo Đối Với Nền Văn Học Mỹ

04 Tháng Giêng 201921:41(Xem: 5136)

ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI NỀN VĂN HỌC MỸ

Huỳnh Kim Quang

 

Ngày nay Phật Giáo đã đi vào sinh hoạt thường nhật của người dân Mỹ một cách sâu rộng, từ những giờ phút thực hành Thiền trong quân đội, sở cứu hỏa, ty cảnh sát, trường học và công tư sở đến phương thức trị liệu tâm lý trong y học.

Nhưng gần hai thế kỷ trước, Phật Giáo đã có ảnh hưởng lớn trong nền văn họcMỹ qua phong trào triết lý và văn học American Transcendentalism (Phong Trào Siêu Việt Mỹ), với các văn thi sĩ lừng danh như Ralph Waldo Emerson (1803-1882), Henry David Thoreau (1817-1862), Walt Whitman (1819-1892). Một thế kỷ sau đó, phong Trào Beat cũng chịu ảnh hưởng sâu đậm của Phật Giáo trong sáng tác và còn kéo dài cho đến nay.

Để thấy rõ hơn các phong trào văn học Mỹ chịu ảnh hưởng Phật Giáo như thế nào, thiết tưởng cũng nên nhìn qua các thời kỳ văn học của Xứ Cờ Hoa trải dài từ thời thuộc địa cho đến ngày nay.

Các Thời Kỳ Văn Học Mỹ

Giáo Sư Tiến Sĩ Adam Burgess, hiện dạy tại Đại Học College of Southern Nevada, và cũng là nhà phê bình văn học, trong bài viết “A Brief Overview of American Literary Periods,” (1) được cập nhật vào ngày 28 tháng 4 năm 2018, đã tóm lược lịch sử văn học Mỹ trải qua 9 thời kỳ như sau:

1/ Thời Kỳ Thuộc Địa (The Colonial Period – 1607-1775): Bắt đầu từ khi thực dân Anh đặt nền cai trị tại Bắc Mỹ vào năm 1607 đến sau Chiến Tranh Cách Mạng hay Chiến Tranh Giành Độc Lập của người Mỹ. Văn học trong thời kỳ này mang tính lịch sử và tôn giáo. Một số nhà văn trong thời kỳ này gồm Phillis Wheatley, Cotton Mather, William Bradford, Anne Bradstreet, và John Winthrop. Các tác phẩm như “A Narrative of the Uncommon Sufferings,” và “Surprizing Deliverance” của nhà văn da đen đầu tiên Briton Hammon đã được xuất bản tại Boston vào năm 1760.

2/ Thời Kỳ Cách Mạng (Revolutionary War – 1765-1790: Bắt đầu một thập niên trước Cuộc Chiến Tranh Cách Mạng và chấm dứt vào khoảng 25 năm sau đó, với các tác phẩm của Thomas Jefferson, Thomas Paine, James Madison, và Alexander Hamilton. Đây là thời kỳ cực thịnh của các tác phẩmchính trị, mà trong đó quan trọng nhất là “Bản Tuyên Ngôn Độc Lập,” và các văn kiện lịch sử “The Federalist Papers” của nhiều tác giả, và thơ của Joel Barlow và Philip Freneau.

3/ Thời Kỳ Đầu Lập Quốc (The Early National Period – 1775-1828): Đây là thời kỳ Văn Học Mỹ độc lậpvới truyền thống văn học Anh Quốc với kịch bản đầu tiên của người Mỹ viết vào năm 1787 cho sân khấu có tựa đề “The Contrast” của kịch tác gia Mỹ Royall Tyler, và cuốn tiểu thuyết đầu tiên của Mỹ “The Power of Sympathy” ra đời vào năm 1789 của nhà văn William Hill. Trong thời kỳ này còn có các văn sĩnhư Washington Irving, James Fenimore Cooper, và Charles Brockden Brown với những tác phẩm văn chương mang đặc tính Mỹ, trong khi các thi sĩ Edgar Allan Poe và William Cullen Bryant sáng tác thơ không còn hơi hám của truyền thống văn chương Anh.

4/ Thời Kỳ Phục Hưng Mỹ (The American Renaissance – 1828-1865): Cũng được biết như là Thời Lãng Mạn của văn học Mỹ và Thời Kỳ Siêu Việtthời kỳ này được mọi người thừa nhận như là vĩ đại nhất của Văn Học Mỹ. Các khuôn mặt lớn gồm có Walt Whitman, Ralph Waldo Emerson, Henry David Thoreau, Nathaniel Hawthorne, Edgar Allan Poe và Herman Melville. Emerson, Thoreau, và Margaret Fuller được xem như là tạo ra được sắc thái văn học và tư tưởng có sức ảnh hướng lớn đến nhiều văn thi sĩ sau này. Thời kỳ này cũng đánh dấu sự khởi đầu của Chủ Nghĩa Phê Bình Văn Học Mỹ, mà dẫn đầu là Edgar Allan Poe, James Russell Lowell, và William Gilmore Simms.

5/ Thời Kỳ Hiện Thực (The Realistic Period – 1865-1900): Kết quả của Cuộc Nội Chiến Mỹ, phong tràoTái Cấu Trúc và thời kỳ Kỹ Nghệ Hóa, tư tưởng và sự tự giác của người Mỹ đã thay đổi trong nhiều phương cách sâu xa, và do đó, đã phản ảnh trong văn học Mỹ. Một số khái niệm lãng mạn của Thời KỳPhục Hưng Mỹ đã được thay thế bởi cách mô tả hiện thực của cuộc sống người Mỹ, như được biểu hiện trong các tác phẩm của William Dean Howells, Henry James, và Mark Twain. Những thi sĩ tầm cỡ như Walt Whitman và Emily Dickinson cũng có mặt trong thời kỳ này.

6/ Thời Kỳ Thiên Nhiên (The Naturalist Period – 1900-1914): Thời kỳ này tương đối ngắn được xem như là sự nối tiếp đời sống sáng tạo về hiện thực cuộc sống mà các nhà văn học hiện thực đã làm mấy thập niên trước. Các tác giả của thời kỳ này gồm, Frank Norris, Theodore Dreiser, và Jack London, với nhiều tiểu thuyết được ghi đậm nét trong lịch sử văn học Mỹ. Các nhân vật trong những tiểu thuyết của thời kỳ này là các nạn nhân của bản năng và những điều kiện kinh tế và xã hội. Nữ văn sĩ Edith Wharton có nhiều tác phẩm văn chương cổ điển đáng yêu như “The Custom of the Country (1913),” “Ethan Frome (1911),” và “House of Mirth (1905).”

7/ Thời Kỳ Hiện Đại (The Modern Period — 1914-1939): Sau Thời Kỳ Phục HưngThời Kỳ Hiện Đại là có ảnh hưởng và phong phú lớn thứ 2 trong văn học Mỹ. Những thi sĩ nổi bật trong thời kỳ này gồm, E.E. Cummings, Robert Frost, Ezra Pound, William Carlos Williams, Carl Sandburg, T.S. Eliot, Wallace Stevens và Edna St. Vincent Millay. Còn bên văn sĩ thì có Willa Cather, John Dos Passos, Edith Wharton, F. Scott Fitzgerald, John Steinbeck, Ernest Hemingway, William Faulkner, Gertrude Stein, Sinclair Lewis, Thomas Wolfe và Sherwood Anderson. Cùng xuất hiện trong thời kỳ này còn có các phong trào Jazz Age, the Harlem Renaissance, và the Lost Generation. Cuộc Đại Suy Thoái Kinh Tế đã ảnh hưởng rất lớn đến các sáng tác của những văn thi sĩ trong thời kỳ này, như các tác phẩm của Faulkner và Steinbeck, và các vỡ kịch của Eugene O’Neill.

8/ Thời Kỳ Thế Hệ Beat (The Beat Generation – 1944-1962): Các tác giả của phong trào Beat, như Jack Kerouac và Allen Ginsberg, đều chống lại nền văn học truyền thống, trong văn chương, và chống lại các thể chế chính trị. Thời kỳ này xuất hiện những tác phẩm thú tội và tình dục đưa đến các thách thức pháp lý và tranh luận về sự kiểm duyệt tại Mỹ. William S. Burroughs và Henry Miller là 2 tác giả có những tác phẩm đối diện với những thách thức kiểm duyệt. Nhiều tác giả của thời kỳ này đã tạo cảm hứng cho nhiều phong trào chống văn hóa khuôn thước trong 2 thập niên sau đó.

9/ Thời Kỳ Đương Đại (The Contemporary Period – 1939-tới nay): Sau Thế Chiến II, văn học Mỹ đã lan rộng và đa dạng trong đề tài, kiểu cách, và mục tiêuThời kỳ từ 1939 tới nay có nhiều tác giả nổi tiếngtiêu biểu như: Kurt Vonnegut, Amy Tan, John Updike, Eudora Welty, James Baldwin, Sylvia Plath, Arthur Miller, Toni Morrison, Ralph Ellison, Joan Didion, Thomas Pynchon, Elizabeth Bishop, Tennessee Williams, Sandra Cisneros, Richard Wright, Tony Kushner, Adrienne Rich, Bernard Malamud, Saul Bellow, Joyce Carol Oates, Thornton Wilder, Alice Walker, Edward Albee, Norman Mailer, John Barth, Maya Angelou và Robert Penn Warren.

Ngoài ra, còn có Thời Kỳ Văn Thi Sĩ Người Mỹ Gốc Việt là sự kiện văn học khác tại Mỹ liên quan đếncộng đồng người Mỹ gốc Việt mà không thể không nói đến, đó là sự xuất hiện của các văn thi sĩ người Mỹ gốc Việt trong nền văn học Hoa Kỳ kể từ sau biến cố 30 tháng 4 năm 1975, khi làn sóng người Việt tị nạn đến Mỹ định cư ngày càng đông, đặc biệt đối với thế hệ một rưỡi và hai là những người Mỹ gốc Việt được trưởng thành hay sinh trưởng trong nền văn hóa và văn học Mỹ.

Trong bài viết “7 New Asian-American Writers You Should Be Paying Attention To” của tác giả Shashank Rao tại Đại Học University of Michigan đề cập đến 1 văn sĩ và 1 thi sĩ người Mỹ gốc Việt đã có nhiều tác phẩm được xuất bản tại Mỹ, trong đó nhà văn Nguyễn Thanh Việt nhận giải Pulitzer Prize for Fiction vào năm 2016 qua tác phẩm “The Sympathizer,” và thi phẩm “Night Sky with Exit Wounds,” của nhà thơ Ocean Vuong đã được đưa vào trong số các tập thơ hay nhất của báo The New Yorker trong năm 2016.(2)

Trong bài viết “Vietnamese and Vietnamese American Lit: A Primer from Viet Thanh Nguyen” đã đề cập đến nhiều tác giả người Mỹ gốc Việt và những tác phẩm của họ. Trong đó gồm có: Nguyễn Thanh Việt, Ocean Vương, Quan Barry, Thi Bui, Lan Cao, Le Ly Hayslip, Thanhha Lai, Andrew Lam, Nguyen Qui Duc, Bao Phi, Le Thi Diem Thuy, GB Tran, Vu Tran, Monique Truong. Ngoài ra trong trang mạng www.goodreads.com đã đề cập đến nhiều tác phẩm của các văn thi sĩ người Mỹ gốc Việt mà trong đó gồm có: Kien Nguyen, Linh Dinh, Bich Minh Nguyen.(3)

Trong các thời kỳ văn học Mỹ nói trên, có 2 thời kỳ chịu ảnh hưởng Phật Giáo sâu đậm nhất, đó là Thời Kỳ Phục Hưng và Thời Kỳ Beat Generation, với 2 phong trào văn học nổi tiếng American Transcendentalism và Beat Generation.

Phong Trào American Transcendentalism (Siêu Việt Mỹ)

American Transcendentalism là phong trào triết họcxã hội và văn học khởi đầu vào giữa thập niên 1830s tại New England ở Hoa Kỳ. Người chủ đạo của phong trào này là thi hào Ralph Waldo Emerson. Phong trào là sự phản kháng đối với Thời Đại Lý Trí (Age of Reason) và phương cách thuần lý của nó trong tư duy. Những người khai sáng ra phong trào này tin rằng xã hội và các cơ chế có tổ chức như tôn giáo và chính trị đang làm sụp đổ tính thuần khiết của từng cá nhân con ngườiPhong trào được lập ra dựa vào các tư tưởng đa dạng của Ấn Độ GiáoPhật Giáo và nhiều tôn giáo khác ở Á Châu. Thi hàoEmerson có lần phát biểu rằng niềm tin vào sự kỳ diệu được hình thành như “sự mở cửa vĩnh viễn của tâm thức con người để đón nhận sự lưu nhập của ánh sáng và quyền năng…” (4)

Các nhà văn học trong Phong Trào Siêu Việt cổ võ ý tưởng về nhận thức riêng tư về Thượng Đế, tin rằng không cần trung gian cho sự liễu giải tâm linh. Họ theo chủ nghĩa duy tâm tập trung vào thiên nhiênvà chống lại chủ nghĩa vật chấtVì vậy những nhà văn học Siêu Việt nỗ lực tìm hiểu tôn giáo và triết lý Đông Phương mà trong đó có Ấn Độ GiáoPhật Giáo, Bhagavad Gita, Lão GiáoKhổng GiáoTư tưởngcủa những văn thi sĩ thuộc Phong Trào Siêu Việt bắt đầu đi vào văn học Mỹ, mà trong đó Phật Giáođóng vai trò quan trọng.

Năm 1840 nhóm Siêu Việt cho ra báo The Dial (từ 1840 đến 1844), được gọi là “Tạp Chí Của Tinh ThầnMới,” với vị Chủ Bút đầu tiên là nhà văn Margaret Fuller (1810-1850). Thi hào Emerson nối tiếp Fuller để trở thành vị Chủ Bút thứ 2 của 2 năm sau cùng của tờ báo, chuyên khảo cứu về văn học và tôn giáo Á Đông. Bài viết đầu tiên của văn thi sĩ Henry David Thoreau cho tờ The Dial là về đời sống hoang dã tại Massachusetts.

Ralph Waldo Emerson (1803-1882)

Thi hào Ralph Waldo Emerson là con trai của Mục Sư William Emerson thuộc phái Unitarian, chủ bút nguyệt san The Monthly Anthology and Boston Review rất say mê văn học và triết học Đông Phương. Ralph mồ côi cha năm lên 7 tuổi và thừa hưởng gia tài duy nhất của người cha là một thư viện chứa đầy sách Đông Phương. Ralph trở thành con mọt sách từ nhỏ nên chỉ mới 14 tuổi ông được nhận vào trường Đại Học Harvard. Ông đặc biệt hứng thú với Ấn Độ Giáo và lần lần làm quen với Phật Giáo.

Ralph Waldo Emerson (1803-1882)
Ralph Waldo Emerson (1803-1882)

Ralph Waldo Emerson là nhà thơ, nhà bình luận, giáo sư nổi tiếng và nhà vận động cải cách xã hội. Ông là nhà tư tưởng dân chủ cấp tiến của thời đại ông, tin rằng qua tiến trình dân chủ thì tình trạng nô lệ sẽ được bãi bỏ. Năm 1820 ông cho xuất bản đặc san Journal. Năm 1822 sau khi tốt nghiệp, ông làm mục sư của phái Unitarian, nối bước người cha. Tuy nhiên, ông là một triết gia viết cách ngôn được xem như là triết giaFriedrich Nietzsche của Mỹ và có ảnh hưởng lớn đối với các văn thi sĩ như Walt Whitman, Henry David Thoreau, William James và nhiều người khác. Emerson thường được xem có đặc tính của một triết gia duy tâm và sáng tạo thuật ngữ triết học của chính ông, giải thích nó đơn giản như là sự thừa nhận rằng dự tính luôn luôn đi trước hành động. Đối với Emerson, tất cả mọi sự vật đều hiện hữu trong sự luân diễn biến dịchkhông ngừng nghỉ, và “hiện hữu” là chủ đề của siêu hình họcTư tưởngvề sự biến dịch không ngừng của ông chính là tính vô thường mà Phật Giáo nói đến. Tự lực và độc lập tư duy là tư tưởng nền tảng của Emerson.

Quan điểm về “nhất thể” và “biến dịch” là tư tưởng quan trọng của Emerson và hoàn toàn không bao giờ tách triết lý của ông khỏi tư tưởng cơ bản đối với Phật Giáo: thực vậy, Emerson nói rằng “Phật tử… là người siêu nghiệm.” (5) Một trong những ảnh hưởng quan trọng nhất đối với lý tưởng siêu việt của Emerson là Phật Giáo. Mặc dù có bằng chứng cho thấy Emerson nghiên cứu về Phật Giáo Ấn Độ, nhiều triết thuyết của ông có vẻ tương đồng với Thiền Phật Giáo. Mỗi bài viết của ông đều phản ảnh một khía cạnh nào đó của lý tưởng siêu việt, nhưng có 4 điều quan trọng nhất khi nói đến các ảnh hưởng của Phật Giáo đối với ông: “Tự lực,” “Tâm linh,” “Luân hồi,” và “nghiệp vận.” 4 chủ đề này cho thấy sự tương đồng đáng kể giữa tư tưởng Emerson và Phật Giáo. “Tự lực” là một trong những chủ đề quan trọng hơn cả bởi vì nó giải thích phương cách tốt nhất để tiếp cận biện giải của ông về giác ngộ. Có rất nhiều tương đồng giữa triết lý của Emerson và Phật Giáo. Nhiều tư tưởng chủ đạo trong triết lý của Emerson chia xẻ cùng tư tưởng Phật Giáo. Khái niệm của Emerson về tâm tương tự với quan điểm của Phật Giáo về vô ngã, bởi vì cả hai đều nhấn mạnh đến sự vắng mặt của biên giới dùng để định nghĩa cá thể. Emerson chia xẻ cùng ý nghĩa về nghiệp, rằng việc thiện chỉ có thể được định nghĩa là thiện nếu chúng được thực hiện với chủ tâm và động cơ thiện.

Emerson có khoảng trên 20 tác phẩm và hàng chục bài tiểu luận và diễn thuyết, mà trong đó tác phẩmđầu tiên được ông sáng tác vào năm 1836 là cuốn “Nature” chứa đựng triết lý về Chủ Nghĩa Siêu Việt.

Trong đoạn cuối bài thơ The World-Soul, thi hào Ralph Waldo Emerson có cái nhìn lạc quan về thế giớikhông khác cái nhìn của một thiền sư:

Spring still makes spring in the mind, 
When sixty years are told; 
Love wakes anew this throbbing heart, 
And we are never old. 
Over the winter glaciers, 
I see the summer glow, 
And through the wild-piled snowdrift 
The warm rose buds below. (
6) 

Mùa xuân vẫn vươn lên trong tâm, 
Cho dù đã ở tuổi sáu mươi; 
Tình yêu đánh thức trái tim rộn ràng này, 
Và chúng ta không bao giờ già. 
Trên băng giá của mùa đông
Ta vẫn thấy mùa hè sáng chói, 
Dưới bao lớp tuyết phủ dày 
Nụ hoa hồng ấm áp đang nẩy mầm.

Gần 800 năm trước đó vào thời Nhà Lý tại Việt Nam Thiền Sư Mãn Giác trong bài thơ Cáo Tật Thị Chúng [Cáo Bệnh Để Khai Thị Cho Đại Chúng] cũng có 2 câu cuối với ý nghĩa giống như 2 câu cuối trong bài thơ trên của Emerson. Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận Đình tiền tạc dạ nhất chi mai. Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết Đêm qua sân trước một cành mai. (HT Thích Thanh Từ dịch)

Nhưng phải đợi đến văn thi sĩ Henry David Thoreau thì ảnh hưởng của Phật Giáo mới bộc lộ hết sắc thái rực rỡ của nó trong văn học Mỹ.

Henry David Thoreau (1817-1862)

Henry David Thoreau là nhà văn, nhà thơ, triết gia, và sử gia. Thoreau học tiếng La Tinh, Hy Lạp, Ý, Pháp, Đức, và Tây Ban Nha tại Đại Học Harvard, nơi mà lần đầu tiên ông biết đến thi hào Ralph Waldo Emerson qua bài diễn văn “The American Scholar” vào năm 1837.

Thoreau là nhà Siêu Việt hàng đầu nổi tiếng với tác phẩm “Walden,” phản ảnh cuộc sống đơn giản trong môi trường thiên nhiên, và tiểu luận “Civil Disobedience” [Bất Tuân Dân Sự], mà ban đầu có tựa đề là “Resistance to Civil Government” [Chống Lại Chính Quyền Dân Sự], là bài viết chống lại nhà nước bất công.

Henry David Thoreau (1817-1862)
Henry David Thoreau (1817-1862)

Thoreau có khoảng 20 tác phẩm gồm văn, thơ và tiểu luận. Những tác phẩm cuối đời của ông viết về lịch sử thiên nhiên và triết lý mà trong đó ông dự tri về các phương pháp và những khám phá về lịch sử sinh thái và môi trường, là 2 nguồn của chủ nghĩa môi sinh hiện đại. Thể loại văn học của ông xen kẽ sự quan sát sâu vào thiên nhiênkinh nghiệm cá nhân, hùng biện sắc bén, ý nghĩa tượng trưng, và kiến thức lịch sử, trong khi biểu thị sự nhạy bén thi vị, sự chân phương triết học, và chú trọng đến chi tiết thực tế. Ông cũng cổ võ từ bỏ sự phung phí và ảo tưởng để khám phá những nhu cầu chính yếu thực sự của cuộc sống.

Năm 1844, Thoreau cho đăng bài khảo luận “The Preaching of the Buddha” [Lời Dạy của Đức Phật] trên báo Dial. Bài này được trích từ tác phẩm tiếng Pháp cuốn “L’ Introduction à L’ Histoire de Buddhisme Indien” [Giới Thiệu Lịch Sử Phật Giáo Ấn Độ] của học giả người Pháp Eugène Burnouf (1801-1852). Tuy nhiên, Thoreau đã có phó bản của bản dịch tiếng Pháp của Burnouf về Kinh Diệu Pháp Liên Hoa[Saddharmapundarika Sutra], mà ông đã dịch sang tiếng Anh với tựa đề “White Lotus of The Good Law” [Diệu Pháp Bạch Liên Hoa Kinh] vào năm 1837, là bản Kinh Phật được dịch đầu tiên tại Mỹ.(7)

Thoreau đã ảnh hưởng nhiều văn nghệ sĩ tên tuổi, gồm Edward Abbey, Willa Cather, Marcel Proust, William Butler Yeats, Sinclair Lewis, Ernest Hemingway, Upton Sinclair, E. B. White, Lewis Mumford, Frank Lloyd Wright, Alexander Posey, và Gustav Stickley. Đặc biệt, Thoreau cũng đã ảnh hưởng đến 2 nhân vật nổi tiếng thế giới sau ông là lãnh tụ Mohandas Gandhi và Mục Sư Martin Luther King, Jr.

Walden
Hình bìa tác phẩm Walden của 
Henry David Thoreau

Lãnh tụ Gandhi lần đầu tiên đọc cuốn “Walden” vào năm 1906 lúc ông là nhà hoạt động dân quyền tại Johannesburg, Nam Phi. Và lần đầu tiên lãnh tụ Gandhi đọc tác phẩm “Civil Disobedience” của văn thi sĩ Thoreau lúc đang ngồi tù tại Nam Phi vì tội biểu tình bất bạo động chống nạn kỳ thị người Ấn Độ tại Transvaal. Trong một bài viết, lãnh tụ Gandhi nói rằng Thoreau là “một trong những người đàn ông vĩ đại nhất mà nước Mỹ đã tạo ra, mà tư tưởngcủa ông [Thoreau] đã ảnh hưởng tôi rất lớn.” Lãnh tụ Gandhi nói rằng ngài đã ứng dụng một số tư tưởng của Thoreau và đề nghị tất cả bạn bè, là những người giúp ngài vận động Độc Lập Ấn Độnghiên cứu về Thoreau. Lãnh tụ Gandhi cho biết đó là lý do tại sao ngài lấy tựa đề bài viết của Thoreau ‘On the Duty of Civil Disobedience’ [Trách Nhiệm Bất Tuân Dân Sự] được viết cách đó 80 năm, để đặt tên cho cuộc vận động của ngài. Còn Mục Sư Martin Luther King, Jr. thì viết trong tự truyện rằng lần gặp gỡ đầu tiên của ông với tư tưởng đấu tranh bất bạo động là khi đọc “On Civil Disobedience” của Thoreau vào năm 1944 trong khi học tại Đại HọcMorehouse College.(8) Thoreau có bài thơ “Free Love” mà trong đó mô tả một thứ tình yêu tự do như cánh đại bàng dang rộng, với đoạn đầu như sau: 
My love must be as free 
As is the eagle's wing, 
Hovering o'er land and sea 
And every thing.
 (9)

Tình yêu của tôi phải tự do 
Như cánh chim đại bàng, 
Bay lượn trên mặt đất và biển cả 
Và trên tất cả mọi vật.

Phong Trào Siêu Việt đến thời của thi hào Walt Whitman thì hạ cánh từ cõi siêu việt xuống thế giới hiện thực.

Walt Whitman (1819-1892)

Thi hào Walt Whitman sinh tại Long Island, New York, ngày 31 tháng 5 năm 1819 và mất ngày 26 tháng 3 năm 1892. Ông là nhà thơ, nhà văn, và ký giả. Ông bỏ học từ năm 11 tuổi để đi làm kiếm tiền phụ giúpgia đình. Ông làm nhiều việc từ phụ tá văn phòng luật sư thành phố, nhà giáo, nhà in, tới nhà xuất bản sách. Ông là người chuyển tiếp giữa chủ nghĩa Siêu Việt và chủ nghĩa hiện thực, đã phối hợp cả hai quan điểm ấy trong các tác phẩm của ông. Whitman nằm trong số những thi sĩ có sức ảnh hưởng rất lớn trong nền văn học Mỹ. Ông thường được gọi là cha đẻ của thể thơ tự doSáng tác của ông gây nhiều tranh luận trong thời đại đó, đặc biệt tuyển tập thơ “Leaves of Grass” [Lá Cỏ] của ông, mô tả công khai chuyện tình dụcTác phẩm chính yếu của Whitman là cuốn “Leaves of Grass,” được chính ông bỏ tiền túi ra xuất bản vào năm 1855. Tác phẩm này là nỗ lực mang đến cho những con người bình thườnganh hùng ca của Mỹ. Ông tiếp tục bổ sung và sửa đổi tác phẩm này cho đến khi qua đời vào năm 1892.

Walt Whitman (1819-1892)
Walt Whitman (1819-1892)

Lối sống lêu lỏng của Whitman đã được khuôn rập bởi phong trào Beat và những người lãnh đạo phong trào này như Allen Ginsberg và Jack Kerouac vào thập niên 1950s và 1960s cũng như các nhà thơ phản chiến Adrienne Rich và Gary Snyder.

Thơ của Whitman đã được phổ nhạc bởi rất nhiều nhạc sĩ; thực tế cho thấy thơ của ông đã được phổ nhạc nhiều hơn bất cứ nhà thơ Mỹ nào khác trừ Emily Dickinson và Henry Wadsworth Longfellow.(10)

Theo học giả Shamsher Singh tại Đại Học Sunrise University, Alwar, Ấn Độ, trong bài viết “Walt Whitman: His Concept of Religion” [Quan ĐiểmVề Tôn Giáo Của Walt Whitman],(11) thì có rất nhiều tương đồng về tư tưởng Phật Giáo và Kỳ Na Giáo (Jainism) trong thơ của Whitman. Chẳng hạn, trong bài thơ “Song of Myself,” [Bài Ca Chính Mình] Whitman tự cho là nhà thơ của thân và tâm: “I am, the poet of the Body and I am the poet of the soul” [Tôi là, nhà thơ của thân và tôi là nhà thơ của tâm].

Theo Singh, trong câu đầu này của bài thơ “Song of Myself,” Whitman đánh giá thân và tâm bình đẳng. ‘Thân’ là Thần Nhân theo quan điểm Kỳ Na Giáo và ‘Tâm’ là ‘Tâm Linh’ theo Phật Giáo. Theo Kỳ Na Giáo, bậc hiền nhân thực hành theo chánh đạo cuối cùng được giải thoát khỏi vòng sinh tử. Trong cuộc đi tìm tâm linh, Whitman đã đạt tới mục đích cao nhất của sự tự giác – là trạng thái gần với Niết Bàn[Nirvana] trong Phật Giáo, Tịnh Thức [Turiya] trong Áo Nghĩa Thư, và Toàn Trí [Kevala] hay Giải Thoát[Moksa] trong Kỳ Na Giáo.

Đoạn thơ sau đây trong bài thơ “Passage to India” [Hành Trình Tới Ấn Độ] của Whitman nói về sự vô thường biến dịch của thời giankhông gian và cái chết như dòng nước chảy về miền vô tận.

“O soul, thou pleasest me—I thee; 
Sailing these seas, or on the hills, or waking in the night, 
Thoughts, silent thoughts, of Time, and Space, and Death, like waters flowing, 
Bear me, indeed, as through the regions infinite, 
Whose air I breathe, whose ripples hear— lave me all over; 
Bathe me, O God, in thee—mounting to thee, 
I and my soul to range in range of thee.”
 (12)

Ôi tâm hồn, ngươi làm vui lòng ta – Ta ngươi; 
Chèo thuyền qua những đại dương này, hay lên những ngọn đồi, hay thức giấc trong đêm, 
Suy nghĩ, trầm tư, về Thời Gian, và Không Gian, và Cái Chết, như nước chảy, 
Hãy mang theo ta, phải đó, qua miền vô tận
Không khí ta hít thở, những tiếng sóng rì rào ta nghe – thấm nhuận ta cùng khắp; 
Hãy tắm ta đi, ôi Thượng Đế, trong ngươi – gắn liền với ngươi, 
Ta và tâm hồn ta nằm trong lãnh địa của ngươi.

Thế Hệ Beat (Beat Generation)

Vào thập niên 1950s tại Mỹ không phải là thời gian có sự da dạng về tôn giáoPhong trào tiếp thu tâm linh mà chúng ta biết ngày nay, lúc đó chưa được thiết lập và kỷ nguyên Hậu Chiến được xác định bởi việc tuân thủ các giá trị gia đình và truyền thống, gồm sự thuần thành tôn giáo của các niềm tin Công Giáo-Tin Lành truyền thống.

Các nhà văn trong phong trào Beat nằm trong thiểu số những người tìm kiếm tâm linh tại Mỹ lúc đó là những người theo đuổi các hình thức tâm linh thay thế để bổ sung cho khát khao tồn tại mà họ đã gặp phải trong đời sống của chính mình.

Thế Hệ Beat chưa bao giờ là phong trào lớn trong phạm vi số lượng, nhưng trong ảnh hưởng và tình trạng văn hóa thì họ nổi bật hơn bất cứ phong trào nào khác.

Những năm ngay sau Thế Chiến Thứ Hai chứng kiến sự đánh giá lại toàn bộ các cấu trúc thông thường của xã hội. Cùng với sự bùng nổ kinh tế thời hậu chiến, sinh viên tại các đại học đã bắt đầu nêu nghi vấn về chủ nghĩa vật chất lan tràn trong xã hộiThế Hệ Beat là sản phẩm của sự tra vấn này. Họ chứng kiến chủ nghĩa tư bản quay lưng lại với sự phá hoại tâm linh con người và chống lại bình đẳng xã hộiCộng thêm với sự bất mãn về văn hóa tiêu dùng, những nhà văn học Beat còn phàn nàn về kiểu cách đoan trang đến ngột ngạt của thế hệ cha mẹ. Những điều cấm kỵ không cho nói về tình dục được xem là không lành mạnh và có thể gây tổn hại tới tâm lý.

Trong thế giới văn học và nghệ thuật, những nhà văn Beat đứng đối nghịch với hình thức sạch, gần như sát trùng của những người theo chủ nghĩa hiện đại của thế kỷ 20. Họ [Beat] xây dựng kiểu cách văn họctáo bạo, đơn giản và biểu cảm hơn bất cứ điều gì có trước đó. Các thể loại âm nhạc ngầm như jazz đặc biệt gợi hứng cho các nhà văn Beat. Phong trào hippie của thập niên 1960s cũng nợ các nhà văn họcBeat rất nhiều.

Phật Giáo, dù cách xa dòng chính của Mỹ, đã cung ứng cho mỗi nhà văn một phương pháp để nối kết lại với cảm giác bị mất dưỡng tố tâm linh mà các truyền thống và văn hóa của họ đã không thể cung cấp. Mỗi nhà văn theo đuổi con đường riêng của mình trong triết lý Phật Giáo, và đến nơi khác nhau như là kết quả của sự khám phá của mỗi người.

Các nhà văn Beat đóng góp cho sự phát triển của nền Phật Giáo Mỹ qua các phương pháp thích đángvà nghiên cứu hình thành trong tác phẩm văn và thơ phản ảnh các phương pháp mà trong đó các nhà văn dung hợp triết lý Phật Giáo trong cuộc sống cá nhân như là sự thực hành tâm linh và như là yếu tốphong cách dùng để nâng cao và truyền đạt việc sáng tác của họ.

Dù các nhà văn học Beat được gọi chung là một thực thể duy nhất bởi báo chí văn học buổi ban đầu, họ không được đặc trưng bởi tính đặc thù của tư tưởng; thay vì vậy họ đã phác thảo “tinh thần chiết trung” là bằng chứng trong các tác phẩm của họ. Sự giáo dục tôn giáo của Jack Kerouac trong Đạo Công Giáo và di sản Do Thái của Allen Ginsberg là các tiêu chuẩn trong cuộc sống của 2 tác giả mà sẽ biểu lộtrong tác phẩm của họ bên cạnh các hình thái tâm linh Đông Phương. Điều này dẫn tới sự kề cạnh của hình ảnh tôn giáo trong tác phẩm của họ và, cuối cùng, tới sự sáng tạo của một sự tổng hợp mới được nói đến như là “Đặc Tính Tâm Linh của Beat.” Đặc Tính Tâm Linh của Beat này được tạo ra bởi các truyền thống Phật Giáo và Ấn Độ Giáo vì nó sẽ là nguồn cội tôn giáo của các nhà văn đã đóng góp cho nó. Đối với các nhà văn học Beat, Phật Giáo sẽ trở thành một giải pháp cho việc hóa giải sự hỗn loạncủa cuộc sống trong đời sống riêng tư của họ và sự hoài nghi của họ về nền văn hóa thống trị.

Thập niên 1950s là thời gian khi mà Thiền Phật Giáo được xem như đã xây dựng gốc rễ trong nền văn hóa Mỹ. Thiền Sư người Nhật D.T. Suzuki được sư phụ là Thiền Sư Soyen Shaku gửi sang Bắc Mỹ vào năm 1896. Sau khi sống tại New York một thời gian, ông được mời dạy tại Đại Học Columbia và có ảnh hưởng rất lớn đến nhiều người gồm các nhà nghệ sĩ, trí thức, và tâm lý. Rick Fields là một học giả về lịch sử tôn giáo Mỹ cho rằng Thiền Sư Suzuki và tác phẩm của ông đã đại chúng hóa Thiền, do đó làm cho nhiều người trong văn hóa Tây Phương biết đến rộng rãi. Đây là lần đầu tiên Phật Giáo được giảng dạy và thực hành trong bối cảnh ra xa khỏi tu viện. “Sự Bùng Nổ Thiền,” như được nhiều học giả về lịch sử tôn giáo tại Mỹ nói đến, đã xảy ra trong thập niên này. Sự thích thú gia tăng vào Thiền phù hợp và trong cách nào đó trực tiếp nuôi dưỡng sự hứng thú của các nhà văn học Beat đối với Phật Giáo.

Những người sáng lập của Thế Hệ Beat đã gặp nhau vào đầu thập niên 1940s tại Đại Học Columbia, New York. Giữa thập niên 1950s, những khuôn mặt gạo cội của Beat đã gặp nhau tại San Francisco nơi mà họ cũng gặp và làm quen những người bạn của các khuôn mặt có liên quan với phong trào Phục Hưng San Francisco (San Francisco Renaissance).

Vào thập niên 1960s, một số nhân vật của phong trào Beat mở rộng đã hoạt động trong các phong tràohippie và chống văn hóa lớn hơn. Tác phẩm của Ginsberg cũng trở thành yếu tố quan trọng của phong trào văn hóa hippie đầu thập niên 1960s.

Allen Ginsberg và Jack Kerouac là hai nhân vật cốt cán ban đầu của Beat, và họ đã ảnh hưởng đến những người đi sau trong thế hệ Beat nhiều năm sau này. Lucien Carr, John Clellon Holmes, và Neal Cassidy cũng là những thành viên đầu tiên của phong trào này, dù ảnh hưởng của họ ít hơn những người khác.

Allen Ginsberg (1926-1997)

Allen Ginsberg đến và biết Phật Giáo lần đầu qua Raymond Weaver, giáo sư tại Đại Học Columbia, là người đã giảng về công án, hay những khó hiểu của ngôn ngữ nghịch lý được sử dụng như là phương pháp giác ngộ trong các lớp học của ông. Weaver giới thiệu Phật Giáo với Allen, người sau đó đã viếng thăm Thiền Viện Đầu Tiên của Thành Phố New York vào năm 1953 nơi mà ông đã xem các bức tranh và sách về Thiền trong thư viện. Phản ứng đầu tiên của ông đối với Phật Giáo tại Thiền Viện này là có chút không hài lòng và ông đã so sánh bầu không khí ở đây với câu lạc bộ đại học và cảm thấy không được hoan nghênh.

allen-ginsberg
Allen Ginsberg (1926-1997)

Tuy nhiên, ông đã khám phá ra điều gì đó giá trị – một tuyển tập các tiểu luận của D.T. Suzuki là “Buddhism in the Philosophical Library Series,” [Phật GiáoTrong Hàng Loạt Thư Viện Triết Học]. Trong tác phẩm này, Allen đã đọc thấy nhiều thông điệp về sự giác ngộ của Thiền, hay kinh nghiệm giác ngộ, đã làm cho ông rất thích thú. Đó một phần là bởi vì một kiến giải mà ông có trong 5 năm trước đó khi ông trải qua quá trình tạo dựng sự thơ mộng tự phát trong một kinh nghiệm kiến giải liên quan đến nhà thơ William Blake đã gây cảm hứng và bối rối cho ông. Quan điểm về sự giác ngộ trong tác phẩm của Suzuki trùng hợp hoàn toàn với bản chất của kiến giải của ông về Blake và cung cấpmột bối cảnh mới để theo đuổi những yêu cầu huyền bí của ông.

Khi xem tranh và đọc sách Phật trong thư viện của Thiền Viện First Zen Institute, Allen đã sáng tác bài thơ đầu tiên có hơi hám và hình tượng triết lý Đông Phương, “Sakyamuni Coming Out From the Mountain” [Thích Ca Mâu Ni Xuống Núi]. Tác phẩmđầu tay gặp gỡ với Phật Giáo đã tạo cảm hứng cho Ginsberg chia xẻ những khám phá của ông với các bằng hữu và ông đã kể cho Jack Kerouac về tác phẩm này và rồi gửi cuốn sách về các câu chuyệnThiền cho người bạn của ông là Neal Cassady. Kerouac không tức thì hứng thú những gì Ginsberg kể nhưng đã từ từ trở thành một trong những thành viên nòng cốt nhất của Beat quảng bá giáo pháp và nghiên cứu về Phật Giáo. Allen thực hành Thiền Định Phật Giáo qua hình thức chánh niệmMùa thunăm 1956, nhà xuất bản City Lights Books phát hành cuốc “Howl and Other Poems” của Allen Ginsberg. Sau khi ra đời, tác phẩm đã bị thuế quan Hoa Kỳ và cảnh sát San Francisco tịch thu vì cho rằng trong đó có những bài thơ khiêu dâm. Đây là tuyển tập thơ có ảnh hưởng lớn nhất thời hậu Thế Chiến Thứ II với hơn một triệu ấn bản.

Năm 1970, Ginsberg gặp một vị Thầy Tây Tạng trên đường phố Manhattan, New York trong lúc đứng chờ xe bus, và vị này đã thay đổi cuộc đời ông. Vị Thầy Tây Tạng đó là Đại Sư Chogyam Trungpa, tốt nghiệp tại Đại Học Oxford, là giáo sư và học giả, đã trốn khỏi Tây Tạng và định cư tại Hoa Kỳ năm 1965. Năm 1972, Ginsberg Quy Y và phát nguyện thọ trì Bồ Tát Giới với vị đạo sư Tây Tạng này. Ông có Pháp Danh là Dharma Lion.(13)

Bài thơ “Sakyamuni Coming Out From the Mountain” có đoạn như sau:

“Arhat 
who sought Heaven 
under a mountain of stone 
sat thinking 
till he realized 
the land of blessedness exists 
in the imagination -- the flash come: empty mirror”(14)

A La Hán 
vị tìm thấy Niết bàn 
dưới ngọn núi đá 
ngồi thiền tư 
đến khi giác ngộ 
cõi an lạc hiện tiền 
trong trí tưởng – tia sáng vụt đến tầm gương rỗng không

Jack Kerouac (1922-1969)

Kerouac bắt đầu nghiên cứu Phật Giáo vào mùa đông năm 1953 và 1954 trong hoàn cảnh cô đơn và tuyệt vọng của cuộc đời ông. Một trong những tác phẩm Phật Giáo, bản dịch của tác phẩm Phật Sở Hành Tán [Xưng Tán Cuộc Đời Đức Phật] của ngài Ashvaghosa [Mã Minh], đặc biệt làm cho ông thích thú. Sau đó ông tiếp tục tìm đọc các cuốn sách khác về Phật Giáo, gồm cuốn A Buddhist Bible [Kinh Phật] của Dwight Goddard, là tuyển tập những trích dẫn lời các kinh Phật.

Jack Kerouac (1922-1969)Tại San Jose, California, trong lúc đọc kinh sách Phật Giáo, Kerouac ghi chú về những đề tài ông đang nghiên cứuCuối cùng ông có cả trăm trang ghi chú và trích dẫn từ các bộ kinh và sách khác. Ông đã viết cho người bạn Allen Ginsberg và khuyến khích ông này nghiên cứu Phật Giáo. Ông đã cung cấpnhiều danh sách kinh sách mà ông đã đọc cho Allen. Kerouac vừa là người bạn vừa là thầy dạy về Phật Giáo cho Ginsberg trong lúc ông tiếp tục đọc kinh và ghi chú. Kerouac kể cho bạn của ông rằng ông cần sắp xếp những ghi chú lại thành sách gọi là “Some of the Dharma” [Một Số Giáo Pháp], để làm tài liệu dạy Phật Giáo cho bất cứ ai muốn tìm hiểu về Đạo Phật.

Sau khi rời khỏi San Jose ông đã sáng tác hàng loạt bài thơ mà ông gọi là “San Francisco Blues,” gồm 2 nguồn trích thuật Phật Giáo đầu tiên được đưa vào tác phẩm của ông. Quyết định đưa Phật Giáo vào trong sáng tác của mình để thiết lập sự hiện hữu chuyên đề mà ông sẽ tiếp tụcphát triển trong thập niên kế tiếp.

Kerouac cũng đã đọc tác phẩm “Siddhartha” của văn hào Đức Herman Hesse và Kinh Lăng Nghiêm(Surangama Sutra) dù ông cảm thấy không hiểu trọn vẹn.

Đầu năm 1954, Kerouac bắt đầu sa đà vào rượu và tình dục, và sau đó ông hồi phục để trở lại nghiên cứu Phật Giáo.

Ngoài việc thực hành thiền, Kerouac cũng đọc Kinh Kim Cang mỗi ngày trong tuần và cảm nhận được sự an lạc khi đọc Kinh này.

Thiệt hại nhiều nhất cho việc tu tập là việc ông bị đau chân khi ngồi thiền. Phần lớn bệnh này là do viêm tĩnh mạch, hay cục máu đông, do việc sử dụng thuốc ngủ. Dù bị đau dữ dội, Kerouac vẫn tiếp tục tu thiền và cảm thấy an lạc khi ngồi. Ông đã sáng tác bài thơ kể về kinh nghiệm thiền có tựa đề “How to Meditate” [Làm Sao Thiền]. Mùa xuân năm 1955 ông viết về lịch sử của Đức Phật lịch sử, Siddhartha Gautama, mà ông đặt tên là “Wake Up” [Thức Tỉnh].

Năm 1957, Kerouac bán tác phẩm “On the Road” cho nhà xuất bản Viking Press. Trong tiểu thuyết “On the Road,” — kể về chuyến đi giang hồ tới lui từ New York sang Denver, tới San Francisco và qua Mexico City của Kerouac, cuốn sách cũng đã được đóng thành phim và phổ biến vào tháng 12 năm 2012 — có một câu nói để đời của Kerouac: “The best teacher is experience and not through someone's distorted point of view” [Vị thầy tốt nhất là kinh nghiệm và không qua quan điểm méo mó của người nào khác].

Năm 1958, ông viết cuốn tiểu thuyết “Dharma Bums.” Sau đó, Kerouac du lịch sang Mexico City. Tại đây ông lấy cảm hứng để viết cuốn “Mexico City Blues” vào năm 1959, là tuyển tập những bài thơ nói về kinh nghiệm của ông với hình ảnh Phật Giáo. Trong tập thơ này ông đã lồng vào đó các trích đoạn ngắn của Kinh Lăng Nghiêm và Kinh Lăng GiàThời gian ở Mexico City cũng tạo cảm hứng cho Kerouac viết cuốn “Tristessa,” mô tả kinh nghiệm của ông với các cô gái làng chơi Mễ. Cuốn tiểu thuyết này được xem là một phần của tác phẩm bán hư cấu lấy cảm hứng từ Phật Giáo mà ông đã phát triển thành.

Điều đáng tiếc là sau khi thành công với tác phẩm “The Dharma Bums” Kerouac rơi vào thái độ tiêu cực. Ông trở nên thất vọng với các quan điểm mà ông mô tả vài năm trước đó và nói với Snyder về sự mâu thuẫn liên quan đến cuộc cách mạng Phật Giáo tại Mỹ. Sau khi bị báo chí chỉ trích nặng nề, Kerouac tuyên bố với Whalen tại San Francisco rằng ông đoạn tuyệt với Phật Giáo: “Tôi không còn là Phật Tửnữa, tôi không là gì nữa cả. Tôi không cần. Tôi chỉ quan tâm đến trái tim.” (xem chú thích 13) Học giả và nhà phê bình văn học Ben Giamo cho rằng việc Kerouac rời bỏ Phật Giáo là điều dễ hiểu và nó có thể được biết như là một “xung đột tâm linh.” Giamo nhận định rằng Kerouac vốn là tín đồ Thiên Chúa Giáochỉ đến với Phật Giáo là để đi tìm tự dosáng tạo và tâm linh, mà những phẩm chất này ông không tìm thấy trong di sản của các tôn giáo truyền thống.

Một đoạn trong bài thơ “How To Meditate” đưa người đọc vào cõi thiền buông xảvô niệm:

“blank, serene, thoughtless. When a thought comes a-springing from afar with its heldforth figure of image, you spoof it out, you spuff it off, you fake it, and it fades, and thought never comes-and with joy you realize for the first time 'thinking's just like not thinkingSo I don't have to think any more'” (15)

trống rỗng, bình lặng, vô niệm. Khi một ý nghĩ xuất hiện từ xa mang theo hình ảnh, hãy quán nó là giả, hãy buông xả nó, quán nó giả, và nó biến mất, và ý nghĩ sẽ không bao giờ đến nữa – và với niềm vui hãy nhận ra nó ngay từ đầu ‘suy nghĩ’ như thể không suy nghĩ – Như thế ta không phải suy nghĩ gì nữa’

Gary Snyder (1930)

Trong thời gian Allen Ginsberg sống ở San Francisco khoảng 1955, ông được Kenneth Rexroth là nhà thơ có tiếng tại đây giới thiệu để gặp hai nhà thơ Gary Snyder (1930- ) và Philip Whalen (1923-2002).

Snyder và Whalen đều tốt nghiệp tại Đại Học Reed College ở thành phố Portland, tiểu bang Oregon và đều thích nghiên cứu về Phật Giáo. Họ đã gặp nhau trong trường Reed vào năm 1946 và làm bạn và cùng thích thú nghiên cứu về Á Châu và Phật Giáo. Whalen trước đó đã có thực hành Tọa Thiền của phái Tào Động và thích Phật Giáo qua nghiên cứu triết học Vedanta của Ấn Độ Giáo. Khi ba người này gặp nhau thì họ cùng chia xẻ sách Thiền của D.T. Suzuki và rất hứng thú tinh thần đơn giản của Thiền.

Gary Snyder (1930)Gary Snyder là nhà thơ, nhà biên khảo, giáo sư và nhà hoạt động môi trường. Ông có mối quan hệ chặt chẽ với Thế Hệ Beat và Phục Hưng San Francisco. Snyder đoạt Giải Thưởng Pulitzer Prize về Thơ và Giải Thưởng American Book Award. Tác phẩm của ông phản ảnh sự thấm nhuận tâm linh Phật Giáo và thiên nhiên. Snyder đã dịch sang tiếng Anh văn chương cổ Trung Quốc và văn chương hiện đại Nhật Bản. Ông dạy tại các Đại Học University of California, UC Davis và thành viên của Hội Nghệ Thuật California.

Tác phẩm đầu tiên của ông, “Riprap,” diễn tả những kinh nghiệm sống trong rừng và đi bộ đường mòn tại công viên quốc gia Yosemite, được xuất bản vào năm 1959. Ông đã trải qua một thời gian nghiên cứu Thiền tại Nhật Bản, và xuất bản cuốn “Buddhist Anarchism,” vào năm 1961. Cuốn sách của ông xuất bản năm 1974 “Turtle Island,” được Giải Thưởng Pulitzer Prize. Ông đã ảnh hưởng đến nhiều nhà văn học thuộc Thế Hệ West Coast Generation X, gồm Alex Steffen, Bruce Barcott và Mark Morford. Tác phẩm “Aze Handles” của ông xuất bản năm 1983 đoạt Giải Thưởng American Book Award.(16)

Xin đọc mấy đoạn cuối trong bài thơ “December At Yase” của Gary Snyder để thấy tư tưởng Phật Giáođi vào thơ ông ra sao:

“I feel ancient, as though I had Lived many lives. 
And may never now know If I am a fool Or have done what my karma demands.” (17)

Tôi cảm nhận thời cổ đại, như thể tôi đã Sống qua nhiều đời kiếp. 
Và có thể bây giờ không bao giờ biết Phải chăng tôi là kẻ vô minh Hay đã làm xong điều gì nghiệp lựctôi sai khiến.

Phong trào Beat đã ảnh hưởng đến nhiều lãnh vực văn học nghệ thuật tại Mỹ như phong trảo “Hippies” trong thập niên 1960s. Có điều về hình thức Hippies thì ăn mặc màu u ám, đeo kính râm, tóc dài và trông giống như mấy gã đồng bóng. Còn Beat thì được biết là những “tay chơi” hành xử trầm tĩnh.

Thành viên của Beat là William S. Burroughs được xem như là người cha đẻ của văn học hậu hiện đại. Một thành viên khác của Beat là nhà văn LeRoi Jones/Amiri Baraka đã giúp khởi động phong trào Nghệ Thuật Da Đen.

Beat cũng gây ảnh hưởng rộng lới với phong trào nhạc rock and roll và nhạc quần chúng, gồm cả nhóm Beatles, như các nhạc sĩ Bob Dylan và Jim Morrison. Nhạc sĩ John Lennon là người hâm mộ Jack Kerouac.

Gần đây nhất, nghệ sĩ Mỹ Lana Del Rey đã đưa phong trào Beat và thơ Beat vào trong bản nhạc năm 2014 của cô “Brooklyn Baby.”(18)

Lời Kết

Tinh thần giác ngộ, khai phóng và giải thoát của Đạo Phật giúp con người vượt thoát mọi giáo điềutín điều và khuôn khổ bó buộc là chất liệu quý giá cho sự sáng tạo nghệ thuật ở mọi thời đại.

Đó là lý do tại sao từ phong trào Siêu Việt vào thế kỷ 19 đến phong trào Beat ở thế kỷ 20 trong nền văn học Mỹ đều xem Phật Giáo như là nguồn mạch bất tận cho sự sáng tạo để vượt qua mọi trầm trệ của truyền thống khô cứng đã đóng băng tư tưởng và sự sáng tạo của con người trong những khung thước gò bó, hạn cục.

Tinh thần vượt thoát của nghệ thuật thế gian đã bắt gặp nội lực siêu thoát tâm linh của Đạo Phật trong thế giới văn học Mỹ từ hai thế kỷ qua là điều không phải khó hiểu lắm. Câu chuyện về mối tương giao giữa văn học Mỹ và Phật Giáo còn dài và nhiều tình tiết nhưng vì bài viết có giới hạn nên xin dừng lại ở đây. Mong rằng những gì được trình bày nơi đây có thể giúp người đọc có khái niệm tổng quát về mối lương duyên kỳ diệu giữa Phật Giáo và Văn học Mỹ.

Chú Thích: (1) https://www.thoughtco.com/ american-literary-periods-741872 
(2) https://studybreaks.com/culture/ asian-american-writers/ 
(3) https://lithub.com/vietnamese-andvietnamese-american-literature-a-primer-fromviet-thanh-nguyen/ https://www.goodreads.com/list/ show/43494.Vietnamese_American_Novels_Me moirs 
(4) https://plato.stanford.edu/entries/ transcendentalism/ 
(5) https://en.wikipedia.org/wiki/ Ralph_Waldo_Emerson 
(6) https://emersoncentral.com/texts/ poems/the-world-soul/ 
(7) https://tricycle.org/magazine/rainlaw/ 
(8)https://en.wikipedia.org/wiki/ Henry_David_Thoreau#Indian_sacred_texts_and_p hilosophy 
(9) http://www.thoreau-online.org/free -love.html 
(10) https://en.wikipedia.org/wiki/ Walt_Whitman 
(11) https://www.onlinejournal.in/ IJIRV2I8/226.pdf 
(12) https://www.poets.org/poetsorg/ poem/passage-india 
(13) https://www.emptymirrorbooks.com/ beat/buddhism-and-the-beat-generation 
(14) https://books.google.com/books? id=buIjlCw27rYC&pg=PA9&dq=Sakyamuni+Co ming+Out+From+the+Mountain+liang+kai&hl =en&sa=X&ved=0ahUKEwieieucsdDWAhVT8W MKHUR5ALwQ6AEIKTAA#v=onepage&q=Sakya muni%20Coming%20Out%20From%20the% 20Mountain%20liang%20kai&f=false 
(15) https://www.poemhunter.com/poem/ how-to-meditate/ 
(16) https://en.wikipedia.org/wiki/ Gary_Snyder 
(17) https://www.poemhunter.com/poem/ december-at-yase/ (18) https://en.wikipedia.org/wiki/ 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn