Quan Điểm Của Một Bạn Thiên Chúa Giáo Khi Đọc Tập Sách “Chúa Và Phật Là Hai Anh Em” Ngọc Hằng Dịch

30 Tháng Sáu 201100:00(Xem: 29647)

QUAN ĐIỂM CỦA MỘT BẠN THIÊN CHÚA GIÁO
KHI ĐỌC TẬP SÁCH “CHÚA VÀ PHẬT LÀ HAI ANH EM”

Ngọc Hằng dịch

livingbuddhalivingchristNhững mùa hè qua, tôi thường có rất nhiều sách tôi tập hợp cả năm nhưng không có thời gian đọc hết. Vì thế tôi định là cuối mùa hè sẽ đọc hết tất cả nhưng điều này chưa bao giờ xảy ra. (Hiện nay tôi chỉ đọc được có hai quyển sách và 29 quyển sách còn lại vẫn còn trên bàn.” Một trong những quyển sách mà tôi vừa đọc xong là “Chúa và Phật là hai anh em” của nhà sư ThíchNhât Hạnh, một tu sĩ Phật giáo nổi tiếng khi so sánh giữa Phật giáo và Thiên Chúa Giáo.

Trong khi tôi rất quan tâm đến việc so sánh giữa các triết lý thần học, tôi thường thấy đa phần là so sánh giữa Hồi Giáo hay Do Thái Giáo với Thiên Chúa Giáo. Trước khi đọc quyển sách “Chúa và Phật là hai anh em” này, tôi không đọc nhiều về mối quan hệ giữa Phật giáo và Thiên Chúa Giáo vì tôi nghĩ rằng nó rất khác nhau. Tuy nhiên, thầy Thích Nhất Hạnh đã chứng minh cho tôi thấy mình đã sai.

Vấn đề then chốt mà thầy Nhất Hạnh chú tâm là nguyên tắc chánh niệm, một ý tưởng là chúng ta phải có chánh niệm trong tất cả mọi suy nghĩ và hành động của mình, từ việc làm sao chúng ta tiếp xúc với người khác cho tới việc chúng ta ăn uống và thở như thế nào. Thầy Nhất Hạnh đã nhìn vào truyền thống của mình và đưa ra nhiều bài giảng để khẳng định việc tỉnh thức, một con đường sống nhằm mang lại an lạc cho cá nhân, hiểu và thương. Đối với Thiên Chúa Giáo, thầy chỉ ra Thánh Thần là một con đường mà mỗi cá nhân có thể tìm kiếm chánh niệm, bình yên, hiểu và thương tương tụ mà thầy thấy trong truyền thống của Phật giáo. Đặc biệt, Ngài thấy Thánh Thần là con đường để chạm đến “Đức Chúa Trời” và thầy nói rằng “Nếu bạn chạm đến Thánh Thần, bạn chạm đến Đức Chúa Trời không phải là ở khái niệm mà là cuộc sống thực tế.” Quyển sách tuy ngắn nhưng rất đáng để đọc.

Trớ trêu thay, sau hai ngày đọc xong quyển sách, tôi cùng đại chúng cửa hành lễ ba ngôi Thiên Chúa vào một ngày chủ nhật đặc biệt tại một ngôi nhà thờ Thiên Chúa Giáo chú tâm vào ba ngôi. Tôi chết lặng khi thấy sự kết nối trong đại chúng với quyển sách của thầy Nhất Hạnh.

Với người Thiên Chúa Giáo, ba ngôi là trung tâm cuộc sống của nhà thờ, bằng chứng là và vai trò trọng tâm trong việc rửa tội khi mà một người được mang đến nhà thờ “nhân danh cha, con và thánh thần.” Là một người Thiên Chúa Giáo, tôi có thể thấy mối quan hệ giữa ba ngôi thông qua thánh thần, thông qua chánh niệm như lời thầy Nhất Hạnh nói. Trong mối quan hệ này, tôi thấy bản chất của ba ngôi Thiên Chúa, một mối quan hệ không phải dựa trên hệ thống phân cấp mà dựa trên sự bình đẳng và tình yêu.

Một lần được mang đến đây, tình yêu và hiểu biết mà tôi trải qua và nhận được phải được mang tặng cho những người xung quanh mình. Thầy Nhất Hạnh đã chỉ ra điều này bằng cách đưa ra những ví dụ về một nhà sư tu tập chánh niệm hàng ngày trong một cốc ở tu viện nhưng cũng phải ra ngoài đi khắp thế giới và là một phần của công chúng thông qua những hoạt động dấn thân vì cộng đồng. Bằng mối liên hệ với ba ngôi Thiên Chúa, chúng ta cũng được gọi là cộng đồng.

Chúng ta được kêu gọi là phải mở rộng ra với gia đình, bạn bè, người lạ và tất cả những ai khác niềm tin với mình. Chúng ta được kêu gọi là phải bắt chước tính chất cộng đồng của ba Ngôi Thiên Chúa tu tập trong đời sống hàng ngày. Khi chúng ta làm được điều này, khi chúng ta sống trong cộng đồng với những người xunh quanh mình, chúng ta sẽ có mối quan hệ toàn vẹn với Ba Ngôi Thiên Chúa.

Tôi cũng khuyên mọi người hãy đọc quyển sách này của thầy Nhất Hạnh và mang những lời khuyên của Ngài để sống có chánh niệm hơn. Bằng cách làm được như vậy không chỉ giúp chúng ta có những mối quan hệ tốt đẹp hơn với niềm tin tôn giáo của mình mà còn giúp tạo ra một cồng đồng hiểu và thương giữa cá niềm tin tôn giáo khác nhau.

Ngọc Hằng dịch
Theo Stltoday.com

Bài viết liên quan: BỤT TRONG TA, CHÚA TRONG TA - Thích Nhất Hạnh

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn