Khi Người Tự Thiêu Đứng Dậy Đi - Hồ Trung Tú

25 Tháng Tư 201200:00(Xem: 21371)

KHI NGƯỜI TỰ THIÊU ĐỨNG DẬY ĐI
Hồ Trung Tú
taytang-05
Khi người tự thiêu không ngồi, cũng không quỳ, mà đứng dậy đi!
Lửa đã cháy trên nóc nhà thế giới.
Đừng sợ em
Không ai chọn cái chết dữ vậy chỉ để dọa trẻ con
Chỉ để làm run trái tim người phụ nữ
Nhất là khi đó là người Tây Tạng
Người Tây Tạng hiền lành
Người Tây Tạng mong manh
Xem con kiến cũng như con người 
Xem cuộc đời như một thoáng mây bay.
Người Tây Tạng không nhìn ra ngoài
Người Tây Tạng chỉ nhìn vào trong
Tự vấn mấy ngàn năm về một kiếp nhân sinh
Sướng khổ thế nào cũng một mực tin bởi nhân duyen
Tin bởi chính mình mà đất nước tiêu vong
Bởi chính mình mà câu kinh cũng bị cấm
Gió đang hú gào trên đỉnh Himalaya

Khi Người tự thiêu không nằm, không ngồi, mà đứng dậy đi
Ngọn lửa đã đứng dậy đi
Ngọn lửa trên nóc nhà thế giới !
Hãy run lên và sợ hãi đi
Những tên nhân danh nhân dân 
Nhân danh đủ thứ để cai trị nơi này.

Nhân loại đang đi về đâu ?
Người Tây Tạng cóc thèm cái hướng đi đó
Họ một mình một cõi quay vào trong
Lặng im nhìn mình. 
lặng im hạnh phúc
Và họ mong manh dễ bắt nạt vô cùng.


Nhân loại đang đi về đâu
Hướng đi gì mà chỉ toàn rắc gieo nỗi khổ niềm đau.
Bất an triền miên
Bồn chồn cả trong giấc ngủ
Nỗ lực kiếm tiền rồi nỗ lực lấy tiền mua sức khỏe
Người Tây Tạng không thế
Họ biết lắng nghe sức khỏe ngay từ lúc sinh ra
Chứ không phải đến tuổi già mới hối hả
Một mình một hướng đi.

Và lửa đã cháy trên nóc nhà thế giới
Lửa sẽ lan đến tận Bắc Kinh.
Và đến tận New York, London
Cháy hết địa cầu.
Từ ngọn lửa người tự thiêu không ngồi không quỳ mà đứng dậy đi này !
Hãy sợ đi em
Hãy khóc thét đi em
Và truyền cả nỗi sợ ấy cho những tên đang ngồi ở Trung Nam Hải
Để chúng phải run lên
Cụp mắt xuống không dám nhìn
Vào một người Tây Tạng tự thiêu
không ngồi, không quỳ mà đứng dậy đi !

Hồ Trung Tú


Xem YouTube (AFP)
taytang-05taytang-04taytang-02

Mời Đọc Thêm:

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA KÊU GỌI THẾ GIỚI - Sophia Stril-River - Hoang Phong chuyển ngữ
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA LÀ AI? VÌ SAO NGÀI LÀ TÂM ĐIỂM CỦA CÁC CUỘC BIỂU TÌNH TẠI TÂY TẠNG Minh Tân dịch
GIỮA MỘT THỜI GIAN NAN Trần Khải
HÃY NÓI VÌ TÂY TẠNG Trần Khải
BẮC KINH VÀ ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA - Nguyễn Xuân Nghĩa
LỊCH SỬ PHẬT GIÁO TÂY TẠNG - Pháp sư Thánh Nghiêm - Việt dịch: Thích Tâm Trí
Thông điệp của đức Dalai Lama
Đức Đạt Lai Lạt Ma tuyên bố dân tộc đang đứng trước hiểm nguy
Giải pháp Tây Tạng của Đạt Lai Lạt Ma
Tìm hiểu lịch sử Tây Tạng
TS Nguyễn Xuân Nghĩa nói về Tây Tạng (âm thanh)

Stand with Tibet - Support the Dalai Lama


blank

Sau nhiều thập kỷ của sự đàn áp, nhân dânTây Tạng đang gào khóc ra thế giới để xin cho sự thay đổi. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc bây giờ đang đứng trước một sự lựa chọn quan trọng giữa việc gia tăng đàn áp hoặc đối thoại mà có thể xác định tương lai của Tây Tạng và Trung Quốc.

Chúng ta có thể ảnh hưởng đến sự lựa chọn lịch sử này - Trung Quốc có quan tâm về uy tín quốc tế của họ. Nhưng sẽ có một trận tuyết lở của sức mạnh nhân dân toàn cầu làm chính quyền (Trung Quốc) phải chú ý đến. Đức Đạt Lai Lạt Ma đã kêu gọi (hai bên) hãy tự chế và hãy đối thoại: Ngài cần toàn dân thế giới hãy hỗ trợ ngài. Hãy ký tên vào bản kiến ​​nghị dưới đây - đã được trao cho Đại sứ quán và lãnh sự quán Trung Quốc trên toàn thế giới, và sẽ tiếp tục phát triển và được trao cho đến khi cuộc đàm phán bắt đầu ....


After decades of repression, Tibetans are crying out to the world for change. China's leaders are right now making a crucial choice between escalating repression or dialogue that could determine the future of Tibet, and China.

We can affect this historic choice -- China does care about its international reputation. But it will take an avalanche of global people power to get the government's attention. The Dalai Lama has called for restraint and dialogue: he needs the world's people to support him. Sign the petition below--It has been delivered at Chinese embassies and consulates worldwide, and will continue to grow and be delivered until talks begin....

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Sáu 2016(Xem: 5265)
Đã là ngày thứ mười lăm của lịch Tây Tạng, một cách truyền thống đây là thời gian để làm mới. Đức Đạt Lai Lạt Ma đang ở thị trấn của Đạo Tràng Giác Ngộ, Bodhgaya, để tỏ lòng tôn kính đến Phật tích thiêng liêng nhất của Phật Giáo. Sau một vài ngày cần thiết để nghỉ ngơi ở đây, ngài sẽ tiếp tục cuộc hành hương đến đỉnh Linh Thứu trước khi trở lại để truyền lễ quán đảnh Thời Luân. Đức Đạt Lai Lạt Ma bước lên ngai của ngài bên trong Đại Tháp Giác Ngộ, dưới tàng cây bồ đề cổ kính, hậu duệ trực tiếp của cây bồ đề xưa kia nơi Đức Phật đã đạt đến Giác Ngộ hai nghìn năm trăm trước. đông đảo những tu sĩ Tây Tạng ngồi đối diện với ngài trong khoảng sân rộng. Họ đã đến đây để tham dự nghi thức sojong hai lần một tháng - sám hối.
15 Tháng Sáu 2016(Xem: 5333)
Ánh sáng buổi trưa chiếu ấm áp và dễ chịu trên những tàn tích của Đại Học Na Lan Đà cổ xưa. Đức Đạt Lai Lạt Ma và một đoàn tùy tùng khoảng một trăm tu sĩ ngồi và trì tụng kinh chú trên bãi cỏ đối diện trực tiếp với phần còn lại của ngôi tháp cao chín mươi bộ. Tất cả đã đến đây sau khi dừng chân ở Sarnath, trong một cuộc hành hiếm hoi để tỏ lòng tôn kính đến những Phật tử ưu việt Ấn Độ, những người đã học và dạy tại Na Lan Đà. Lãnh tụ Tây Tạng đã không đến đây trong hơn hai thập niên.
10 Tháng Sáu 2016(Xem: 5665)
Đức Đạt Lai Lạt Ma bước ra khỏi chiếc xe đại sứ bọc thép trắng và cất bước hướng đến một khán đài tạm cạnh tháp Sarnath (tháp Chuyển Pháp Luân ở Lộc Uyển). Có khoảng vài trăm khách hành hương và tu sĩ đã tập họp, đang chờ đợi ngài thuyết giảng. Đấy là tháng Giêng, và lãnh tụ Tây Tạng tiến hành một cuộc hành hương hiếm hoi đến những Phật tích thiêng liêng nhất ở Ấn Độ. Sarnath là nơi dừng chân đầu tiên, hơn hai mươi lạt ma cao cấp trong bộ y áo màu đỏ quen thuộc, cầm một bó nhang trong tay, xếp hàng trên lối đi chào đón ngài.
06 Tháng Sáu 2016(Xem: 5156)
Có một cảm giác hấp dẫn mạnh mẽ bất ngờ tại thiền phòng riêng của Đức Đạt Lai Lạt Ma ở Dharamsala, biến chuyển trong năm ngày thành một phòng họp cho Hội Nghị Tâm Thức và Đời Sống lần thứ 10. Mọi con mắt đang đổ dồn về Steven Chu, khôi nguyên vật lý của Hoa Kỳ. Ông ngồi trên ghế được xếp bên phải của Đức Đạt Lai Lạt Ma, một bình hoa bằng đồng đầy những hoa tươi ở phía sau ông. Chu đang chuẩn bị để giải thích mối quan hệ tiềm tàng giữa toán học và cơ học lượng tử đến Đức Đạt Lai Lạt Ma và hội nghị.
17 Tháng Năm 2016(Xem: 5629)
Những ngày hội mừng Một Trăm Năm Giải Nobel Hòa Bình là trọn vẹn. Tôi đang ngồi tại phòng khách gác lững của Khách Sạn sang trọng Holmenkollen, chờ để có thức uống với Lodi Gyari Rinpoche, đại diện đặc biệt của Đức Đạt Lai Lạt Ma. Phòng chờ đợi đông đảo. Tôi có thể thấy tác giả quyển Holocaust (Vụ Diệt Chủng Do Thái) và khôi nguyên hòa bình Elie Wiesel đang mãi mê đàm luận với một người đồng hành, hoàn toàn không chú ý tới sự huyên náo chung quanh ông. Một người khôi nguyên khác, José Ramos-Hortas của Đông Timor, ở tại một chiếc bàn ngay bên cạnh, ông đang trả lời phỏng vấn với một vài phóng viên.
19 Tháng Tư 2016(Xem: 5202)
Kể từ khi anh được phát hiện treo cổ trong ký túc xá vào tháng Giêng này, câu chuyện về cuộc đời của Rohith Vemula đã được khơi lại thành đề tài nói chuyện về hệ thống đẳng cấp và sự kỳ thị đặt căn bản trên đẳng cấp tại Ấn Độ, đặc biệt hơn là trong các trường đại học.
05 Tháng Tư 2016(Xem: 5665)
Phòng hành thiền của Đức Đạt Lai Lạt Ma được tắm trong ánh nắng dịu dàng của buổi sáng. Những tủ đựng đồ bằng gỗ chạm trổ tinh vi đứng dọc bên tường, ở giữa chúng tôi có thể thấy nhiều bức tượng bằng đồng và vô số sản phẩm thủ công tôn giáo. Cả kho kinh điển Tây Tạng gói trong những tấm vải vàng và gấm thêu kim tuyến chồng chất đầy những kệ sách được làm theo truyền thống. Trung tâm của phòng được chiếm ưu thế bởi một bàn thờ trang trí công phu. Một bức tượng - cao không quá hai bộ được đặt trong một ngôi điện nho nhỏ bằng gỗ và thủy tinh - thật là một nơi đáng ngưỡng mộ. Không gian trầm lặng tuyệt đẹp, một sự thanh lịch bình dị.
02 Tháng Tư 2016(Xem: 4963)
Đây là trích đoạn (lần thứ ba) từ buổi nói chuyện Hỏi & Đáp với Thượng Tọa Pomnyun tại trường Đại Học Princeton vào ngày 1/10/2014. Người phỏng-vấn hỏi Thượng Tọa Pomnyun trở thành một nhà sư như thế nào.