Khi Người Tự Thiêu Đứng Dậy Đi - Hồ Trung Tú

25 Tháng Tư 201200:00(Xem: 21370)

KHI NGƯỜI TỰ THIÊU ĐỨNG DẬY ĐI
Hồ Trung Tú
taytang-05
Khi người tự thiêu không ngồi, cũng không quỳ, mà đứng dậy đi!
Lửa đã cháy trên nóc nhà thế giới.
Đừng sợ em
Không ai chọn cái chết dữ vậy chỉ để dọa trẻ con
Chỉ để làm run trái tim người phụ nữ
Nhất là khi đó là người Tây Tạng
Người Tây Tạng hiền lành
Người Tây Tạng mong manh
Xem con kiến cũng như con người 
Xem cuộc đời như một thoáng mây bay.
Người Tây Tạng không nhìn ra ngoài
Người Tây Tạng chỉ nhìn vào trong
Tự vấn mấy ngàn năm về một kiếp nhân sinh
Sướng khổ thế nào cũng một mực tin bởi nhân duyen
Tin bởi chính mình mà đất nước tiêu vong
Bởi chính mình mà câu kinh cũng bị cấm
Gió đang hú gào trên đỉnh Himalaya

Khi Người tự thiêu không nằm, không ngồi, mà đứng dậy đi
Ngọn lửa đã đứng dậy đi
Ngọn lửa trên nóc nhà thế giới !
Hãy run lên và sợ hãi đi
Những tên nhân danh nhân dân 
Nhân danh đủ thứ để cai trị nơi này.

Nhân loại đang đi về đâu ?
Người Tây Tạng cóc thèm cái hướng đi đó
Họ một mình một cõi quay vào trong
Lặng im nhìn mình. 
lặng im hạnh phúc
Và họ mong manh dễ bắt nạt vô cùng.


Nhân loại đang đi về đâu
Hướng đi gì mà chỉ toàn rắc gieo nỗi khổ niềm đau.
Bất an triền miên
Bồn chồn cả trong giấc ngủ
Nỗ lực kiếm tiền rồi nỗ lực lấy tiền mua sức khỏe
Người Tây Tạng không thế
Họ biết lắng nghe sức khỏe ngay từ lúc sinh ra
Chứ không phải đến tuổi già mới hối hả
Một mình một hướng đi.

Và lửa đã cháy trên nóc nhà thế giới
Lửa sẽ lan đến tận Bắc Kinh.
Và đến tận New York, London
Cháy hết địa cầu.
Từ ngọn lửa người tự thiêu không ngồi không quỳ mà đứng dậy đi này !
Hãy sợ đi em
Hãy khóc thét đi em
Và truyền cả nỗi sợ ấy cho những tên đang ngồi ở Trung Nam Hải
Để chúng phải run lên
Cụp mắt xuống không dám nhìn
Vào một người Tây Tạng tự thiêu
không ngồi, không quỳ mà đứng dậy đi !

Hồ Trung Tú


Xem YouTube (AFP)
taytang-05taytang-04taytang-02

Mời Đọc Thêm:

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA KÊU GỌI THẾ GIỚI - Sophia Stril-River - Hoang Phong chuyển ngữ
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA LÀ AI? VÌ SAO NGÀI LÀ TÂM ĐIỂM CỦA CÁC CUỘC BIỂU TÌNH TẠI TÂY TẠNG Minh Tân dịch
GIỮA MỘT THỜI GIAN NAN Trần Khải
HÃY NÓI VÌ TÂY TẠNG Trần Khải
BẮC KINH VÀ ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA - Nguyễn Xuân Nghĩa
LỊCH SỬ PHẬT GIÁO TÂY TẠNG - Pháp sư Thánh Nghiêm - Việt dịch: Thích Tâm Trí
Thông điệp của đức Dalai Lama
Đức Đạt Lai Lạt Ma tuyên bố dân tộc đang đứng trước hiểm nguy
Giải pháp Tây Tạng của Đạt Lai Lạt Ma
Tìm hiểu lịch sử Tây Tạng
TS Nguyễn Xuân Nghĩa nói về Tây Tạng (âm thanh)

Stand with Tibet - Support the Dalai Lama


blank

Sau nhiều thập kỷ của sự đàn áp, nhân dânTây Tạng đang gào khóc ra thế giới để xin cho sự thay đổi. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc bây giờ đang đứng trước một sự lựa chọn quan trọng giữa việc gia tăng đàn áp hoặc đối thoại mà có thể xác định tương lai của Tây Tạng và Trung Quốc.

Chúng ta có thể ảnh hưởng đến sự lựa chọn lịch sử này - Trung Quốc có quan tâm về uy tín quốc tế của họ. Nhưng sẽ có một trận tuyết lở của sức mạnh nhân dân toàn cầu làm chính quyền (Trung Quốc) phải chú ý đến. Đức Đạt Lai Lạt Ma đã kêu gọi (hai bên) hãy tự chế và hãy đối thoại: Ngài cần toàn dân thế giới hãy hỗ trợ ngài. Hãy ký tên vào bản kiến ​​nghị dưới đây - đã được trao cho Đại sứ quán và lãnh sự quán Trung Quốc trên toàn thế giới, và sẽ tiếp tục phát triển và được trao cho đến khi cuộc đàm phán bắt đầu ....


After decades of repression, Tibetans are crying out to the world for change. China's leaders are right now making a crucial choice between escalating repression or dialogue that could determine the future of Tibet, and China.

We can affect this historic choice -- China does care about its international reputation. But it will take an avalanche of global people power to get the government's attention. The Dalai Lama has called for restraint and dialogue: he needs the world's people to support him. Sign the petition below--It has been delivered at Chinese embassies and consulates worldwide, and will continue to grow and be delivered until talks begin....

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
07 Tháng Giêng 2016(Xem: 6154)
Chí nguyện thứ nhất của tôi trong đời sống, như một con người, là thúc đẩy những giá trị nhân bản và những phẩm chất đó của tâm linh là những nhân tố then chốt trong một cuộc sống hạnh phúc, cho dù là một cá nhân, một gia đình, hay một cộng đồng.
07 Tháng Giêng 2016(Xem: 5946)
Trong mười lăm năm, tôi đã đi theo và thông dịch lời giảng dạy của ngài trong hệ thống thiền tập Thời Luân - Kalachakra, được xem như tối thượng bởi những Phật tử Tây Tạng và hồi hướng cho hòa bình thế giới.
11 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 6409)
Unalome [u-na-lô-mê] là một biểu tượng rất phổ biến trong đời sống tâm linh tại Thái Lan. Đó là một hình tượng xoắn lò xo dạng tháp. Thông thường biểu tượng này được vẽ trên các hình xăm, hoặc khắc trên các tấm bùa hộ mệnh mà hầu hết các du khách đến Thái Lan đều có dịp xem qua hoặc sở hữu.
14 Tháng Mười Một 2015(Xem: 6780)
Tôi sinh ra là một người Thiên Chúa Giáo, được giáo dục trong các trường học Thiên Chúa Giáo, và thậm chí tôi còn ca hát trong ca đoàn nhà thờ địa phương. Nhưng vào năm tôi 16 tuổi, lúc tôi đọc cuốn sách đầu tiên về Phật Giáo, ngay lập tức, tôi biết rằng tôi là một người Phật Tử
29 Tháng Mười 2015(Xem: 7028)
Trong bài viết này, tôi nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc đề cao sự hiểu biết, độ lượng và đối thoại liên tôn giáo vì mục đích tôn trọng các dị biệt về văn hóa và tôn giáo trên toàn cầu.
19 Tháng Chín 2015(Xem: 9471)
Thông thường Tây Tạng hạn chế các phương tiện truyền thông nước ngoài, nhưng tuần này các quan chức Trung Quốc đã hướng dẫn phái đoàn báo chí ngoại quốc tới thăm khu vực này, gần hai tuần sau khi Bắc Kinh tổ chức kỷ niệm 50 năm ngày họ chiếm đóng trên toàn lãnh thổ Himalaya.
08 Tháng Chín 2015(Xem: 7620)
Từ hơn hai thập niên, cả thế giới thắc mắc về tình hình của ngài Ban Thiền Lạt Ma, một định chế được xem như cao quý thứ nhì định chế Đức Đạt Lai Lạt Ma đối với dân tộc Tây Tạng. Nhà nước Trung Quốc sau khi bắt cóc cậu bé được nhiều người tin là hậu thân của Đức Ban Thiền Lạt Ma đã giữ im lặng suốt hai thập niên. Bây giờ mới lên tiếng, rằng cậu bé bây giờ là một thanh niên bình thường.
06 Tháng Chín 2015(Xem: 10896)
Những Phật tử ở phương Tây chú ý chủ yếu đến khía cạnh thiền định, triết lý, giáo lý đạo đức của Phật. Tác giả nhận thấy phương Tây là nơi tiếp nhận Phật giáo nhưng lại vẫn duy trì được những giá trị tốt đẹp thực sự của tôn giáo này. Những gì họ đã tiếp nhận ở tôn giáo này thì đó mới đích thực là Đạo Phật, Le Monde kết luận.
05 Tháng Chín 2015(Xem: 6980)
Một chủ đề riêng, ngoại vi của Thiền, nhưng cũng thể hiện được sự cần thiết của Phật giáo phổ quát khắp nơi; Phật giáo đến Phương Tây như thế nào ? Là câu hỏi được nhiều người đặt ra và khảo cứu,