Hang Đá Vân Cương - Nghệ Thuật Quý Báu Trung Hoa Bị Phong Hóa Nghiêm Trọng - Tịch Nhiên (Dịch)

13 Tháng Mười 201200:00(Xem: 64692)

HANG ĐÁ VÂN CƯƠNG
nghệ thuật quý báu Trung Hoa bị phong hóa nghiêm trọng
Tịch Nhiên (dịch)

Theo giới truyền thông của tỉnh Sơn Tây, hang động Vân Cương tọa lạc ở thành phố Đại Đồng, tỉnh Sơn Tây, hiện còn 254 động khám trong 45 hang động chính, có hơn 51.000 bức tượng, là một trong những hang động lớn nhất Trung Quốc.

Hang động Mạc Cao ở Đôn Hoàng, hang động Long Môn ở Lạc Dương, hang động Vân Cương tại Đại Đồng và hang động Mạch Tích Sơn là kho báu nghệ thuật, là Tứ đại thạch động lớn nhất ở Trung Quốc.

Hang động Vân Cương được xây dựng trong thời kỳ Bắc Ngụy (386-557 CN), đầu tiên được sáng lập là để phụng thờ tượng Phật của Phật giáo, lần lượt trải qua thời gian 64 năm, hang động Vân Cương hầu hết là tác phẩm của vua Hiếu Văn Đế thời Bắc Ngụy dời đô về Lạc Dương trước đây. Do đó, các tôn tượng trong hang động Mạc Cao Đôn Hoàng, hang động Long Môn tuy được tạo ra vào thời kỳ Bắc Ngụy, nhưng trình độ không giống nhau, các tượng Phật này vẫn không bị ảnh hưởng của các hang động Vân Cương.

Nghệ thuật Phật giáo Trung Á và Ấn Độ được ghi lại qua các hình tượng trong hang động Vân Cương, hướng về quỹ đạo lịch sử phát triển nghệ thuật Phật giáo Trung Quốc, nghệ thuật Phật giáo qua phong cách tạo tượng trong hang động Vân Cương, đã thực hiện và dung hợp một cách toàn diện triệt để mà từ trước đây chưa từng có, "mô thức Vân Cương" do đó mà được hình thành, và đã trở thành bước ngoặt trong sự phát triển nghệ thuật Phật giáo Trung Quốc.

Nhưng, theo sự đổi thay của thời gian, chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố tự nhiên, thêm vào đó công tác bảo vệ ban đầu không được sự chú ý tốt hơn, cho nên mức độ phong hóa hang động Vân Cương hiện nay tương đối nghiêm trọng (phong hóa: nham thạch bị tác dụng lâu ngày do nắng mưa gió bão...), không thể không khiến cho mọi người càng lo lắng. Thậm chí có một số tượng Phật trong hang động đã nhận không ra dung mạo, chỉ có thể nhìn thấy một cách mơ hồ, không biết rằng mấy mươi năm sau này, con cháu của chúng ta liệu có phúc được nhìn thấy sự phong phú về nghệ thuật mà các bậc tiền bối đã để lại cho họ không ?

Có một vị du khách nói một cách ngậm ngùi: "Lúc nhỏ tôi thường theo ba mẹ đến tham quan hang động, dung diện của các tượng Phật nhìn thấy rất rõ ràng, về sau, cách vài năm tôi lại đến một lần, các tượng Phật không ngừng thay đổi, càng ngày càng nhìn không rõ, không biết trong tương lai sẽ như thế nào". Nói xong, ông buồn bã thở dài, cúi đầu tỏ vẻ thất vọng.

Tại hiện trường, mọi người đã nhìn thấy các cơ quan ban ngành có liên quan đã nỗ lực thực hiện các biện pháp bảo vệ. Mặc dù vậy, vẫn không tránh khỏi sự phá hoại của thời tiết tự nhiên. Có lẽ, trong tương lai, chúng ta chỉ có thể dùng mắt để nhìn phong thái của các tượng Phật trên những quyển lịch sử, hoặc trong viện bảo tàng mà thôi.

blank

Dung diện tượng Phật dưới môi trường tự nhiên đã bị bào mòn, chỉ còn lại đường nét mờ nhạt

blank

Mặc dù hàng nghìn năm đã trôi qua, nhưng thần thái của tượng Phật vẫn uy vũ, truyền thần tinh tế, nhưng cũng hằn dấu vết bởi thời tiết

blank

Một thoáng hang động Vân Cương - Đại Đồng

vancuong20

 

"Phật ngoại giao" trong hang động Vân Cương nổi tiếng

vancuong21

 

Thạch động Vân Cương theo thời gian, hiện nay đã không còn phong thái của ngày xưa nữa

vancuong22

 

Hình tượng các đức Phật được điêu khắc trên tường đá đã trở nên mờ nhạt, chỉ còn lại những nét mơ hồ đại thể lưu lại cho du khách tham quan

vancuong23

 

Kho tàng nghệ thuật của Trung Quốc đã mờ dần đi trong gió bão, không thể không hối tiếc

(Nguồn: Phật Tử Việt Nam)

 

Xem thêm hình ảnh chụp từ trước :

HANG ĐÁ VÂN CƯƠNG (Yungang Grottoes) ĐẠI ĐỒNG, TRUNG QUỐC




Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
07 Tháng Giêng 2016(Xem: 6137)
Chí nguyện thứ nhất của tôi trong đời sống, như một con người, là thúc đẩy những giá trị nhân bản và những phẩm chất đó của tâm linh là những nhân tố then chốt trong một cuộc sống hạnh phúc, cho dù là một cá nhân, một gia đình, hay một cộng đồng.
07 Tháng Giêng 2016(Xem: 5936)
Trong mười lăm năm, tôi đã đi theo và thông dịch lời giảng dạy của ngài trong hệ thống thiền tập Thời Luân - Kalachakra, được xem như tối thượng bởi những Phật tử Tây Tạng và hồi hướng cho hòa bình thế giới.
11 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 6401)
Unalome [u-na-lô-mê] là một biểu tượng rất phổ biến trong đời sống tâm linh tại Thái Lan. Đó là một hình tượng xoắn lò xo dạng tháp. Thông thường biểu tượng này được vẽ trên các hình xăm, hoặc khắc trên các tấm bùa hộ mệnh mà hầu hết các du khách đến Thái Lan đều có dịp xem qua hoặc sở hữu.
14 Tháng Mười Một 2015(Xem: 6768)
Tôi sinh ra là một người Thiên Chúa Giáo, được giáo dục trong các trường học Thiên Chúa Giáo, và thậm chí tôi còn ca hát trong ca đoàn nhà thờ địa phương. Nhưng vào năm tôi 16 tuổi, lúc tôi đọc cuốn sách đầu tiên về Phật Giáo, ngay lập tức, tôi biết rằng tôi là một người Phật Tử
29 Tháng Mười 2015(Xem: 7018)
Trong bài viết này, tôi nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc đề cao sự hiểu biết, độ lượng và đối thoại liên tôn giáo vì mục đích tôn trọng các dị biệt về văn hóa và tôn giáo trên toàn cầu.
19 Tháng Chín 2015(Xem: 9461)
Thông thường Tây Tạng hạn chế các phương tiện truyền thông nước ngoài, nhưng tuần này các quan chức Trung Quốc đã hướng dẫn phái đoàn báo chí ngoại quốc tới thăm khu vực này, gần hai tuần sau khi Bắc Kinh tổ chức kỷ niệm 50 năm ngày họ chiếm đóng trên toàn lãnh thổ Himalaya.
08 Tháng Chín 2015(Xem: 7607)
Từ hơn hai thập niên, cả thế giới thắc mắc về tình hình của ngài Ban Thiền Lạt Ma, một định chế được xem như cao quý thứ nhì định chế Đức Đạt Lai Lạt Ma đối với dân tộc Tây Tạng. Nhà nước Trung Quốc sau khi bắt cóc cậu bé được nhiều người tin là hậu thân của Đức Ban Thiền Lạt Ma đã giữ im lặng suốt hai thập niên. Bây giờ mới lên tiếng, rằng cậu bé bây giờ là một thanh niên bình thường.
06 Tháng Chín 2015(Xem: 10890)
Những Phật tử ở phương Tây chú ý chủ yếu đến khía cạnh thiền định, triết lý, giáo lý đạo đức của Phật. Tác giả nhận thấy phương Tây là nơi tiếp nhận Phật giáo nhưng lại vẫn duy trì được những giá trị tốt đẹp thực sự của tôn giáo này. Những gì họ đã tiếp nhận ở tôn giáo này thì đó mới đích thực là Đạo Phật, Le Monde kết luận.
05 Tháng Chín 2015(Xem: 6977)
Một chủ đề riêng, ngoại vi của Thiền, nhưng cũng thể hiện được sự cần thiết của Phật giáo phổ quát khắp nơi; Phật giáo đến Phương Tây như thế nào ? Là câu hỏi được nhiều người đặt ra và khảo cứu,