Đức Đạt Lai Lạt Ma Chỉ Trích Phật Tử Miến Điện Tấn Công Người Đạo Hồi

08 Tháng Năm 201300:00(Xem: 13863)
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA CHỈ TRÍCH
PHẬT TỬ MIẾN ĐIỆN TẤN CÔNG NGƯỜI ĐẠO HỒI
Trọng Thành (RFI)

dalialama_1234065Hôm qua, 07/05/2013, trong cuộc nói chuyện trước hơn 10.000 sinh viên đại học Maryland (Hoa Kỳ), lãnh tụ tinh thần của người Tây Tạng Đạt Lai Lạt Ma lên án các cuộc tấn công của phật tử Miến Điện nhắm vào người theo đạo Hồi. Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng kêu gọi xây dựng một thế giới tương lai trên nền tảng tôn trọng các tôn giáo, cũng như những người không theo đạo nào.

Đức Đạt Lai Lạt Ma, lãnh tụ Phật giáo Tây Tạng , 77 tuổi, đã có cuộc thuyết trình về hòa bình trong khuôn khổ chương trình thường niên « Bài giảng Anwar Sadat về Hòa bình » của Đại học Maryland, gần thủ đô Washington. Ông tuyên bố sau bài giảng : « Giết người nhân danh tôn giáo là điều không thể tưởng tượng nổi, thật hết sức đau buồn. Thế mà hiện nay, cả các Phật tử cũng tham gia vào những chuyện như vậy tại Miến Điện ». Đức Đạt Lai Lạt Ma nói thêm : « Tôi cầu nguyện để họ (các sư tăng) nghĩ về Đức Phật ». 

Trong bài giảng tại đại học Maryland, lãnh tụ Phật giáo Tây Tạng kêu gọi Hoa Kỳ tôn trọng các giá trị thế tục trong giáo dục và nhấn mạnh đến việc cần phải tôn trọng mọi tôn giáo, cũng như những người không theo tôn giáo. Đức Đạt Lai Lạt Ma kêu gọi mọi người xây dựng một thế giới mới của thế kỷ XXI, đồng thời khẳng định ông đã là con người của thế kỷ trước. Thế giới mới, theo ông, « phải dựa trên nền tảng của quan niệm về một nhân loại thống nhất » và giáo dục của thế giới tương lai phải bao hàm các « đạo lý thế tục, không dựa trên nền tảng tôn giáo ». 

Lời chỉ trích của Đạt Lai Lạt Ma được đưa ra trong bối cảnh bạo lực tôn giáo tại Miến Điện tiếp tục lan rộng, đặc biệt với vụ bạo động mới đây tại thành phố Meikhtila, miền trung Miến Điện, vào tháng 3/2013 vừa qua, khiến 44 người chết và 13.000 người phải đi lánh nạn, trong đó chủ yếu là người theo đạo Hồi. Theo Reuters, có các chứng cớ cho thấy nhiều sư tăng Miến Điện đã tích cực tham gia vào các hành động bạo lực chống người Hồi giáo trên khắp cả nước. 

Các đụng độ giữa các cộng đồng Phật giáo và Hồi giáo thỉnh thoảng lại bùng phát sau khi chính quyền dân sự của tổng thống Thein Sein lên nắm quyền vào tháng 3/2011, chấm dứt nửa thế kỷ cầm quyền của chế độ độc tài quân sự. Theo các nhà quan sát, điều này cho thấy tâm lý chống Hồi giáo bắt rễ sâu sắc trong xã hội Miến Điện. Bản thân giải Nobel hòa bình, lãnh đạo đối lập Aung San Suu Kyi cũng thường bị chỉ trích là không có lập trường kiên quyết trong việc bảo vệ quyền của thiểu số người theo đạo Hồi Rohingya. 

Hôm qua, 07/05/20013, một giới chức Miến Điện cho biết, sáu người Hồi giáo bị ra tòa xét xử về tội giết một nhà sư trong vụ bạo động hồi tháng 3 ở Meiktila. Tòa sẽ ra phán quyết vào thứ Sáu 10/05. Nếu bị kết tội, các bị cáo có thể bị kết án tử hình. 

Mùa hè năm 2012, tại miền tây Miến Điện, bạo lực giữa người theo đạo Phật ở bang Rakhine và người Hồi giáo không quốc tịch Rohingyas đã khiến khoảng 200 người chết và 140.000 người phải sơ tán. Trong một phát biểu ngày thứ Hai tuần này, tổng thống Miến Điện hứa hẹn sẽ có các biện pháp để bảo vệ quyền của người Hồi giáo.

Trọng Thành (RFI)

BÀI ĐỌC THÊM:

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA KÊU GỌI CÁC NHÀ SƯ MIẾN ĐIỆN HÃY CHẤM DỨT BẠO LỰC
LÝ DO GÂY HẬN THÙ TÔN GIÁO Ở MIẾN ĐIỆN
PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI CÁC VẤN ĐỀ BẠO LỰC, KHỦNG BỐ
CHỦ NGHĨA DÂN TỘC PHẬT GIÁO Ở MIẾN ĐIỆN
CHIẾC GẬY TÔN GIÁO VÀ BÁNH XE DÂN CHỦ CỦA MIẾN ĐIỆN

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
11 Tháng Tám 2016(Xem: 5140)
25 Tháng Bảy 2016(Xem: 4923)
Năm người lính biệt kích hình thành một cái bia che chắn chung quanh Đức Đạt Lai Lạt Ma khi ngài cất bước lên con đường dốc đến đỉnh Linh Thứu, một trong những địa điểm hành hương quan trọng của những người Phật tử. Những người lính này là thành viên của một đơn vị ưu tú trong quân đội Ấn Độ, ăn mặc toàn đen: sơ mi cô tông tay dài, khăn quấn đầu tua buông xuống, và quần bó sát chân. Mỗi người có một khăn choàng thứ hai quấn ngang mặt chỉ thấy đôi mắt. Tất cả mang súng tự động. Hai trong số ấy, đặc biệt được huấn luyện bắn tỉa, có một súng trường đeo lủng lẳng trên vai. Ngay cả không có vũ khí, những người đàn ông vai rộng thật ấn tượng khi nhìn; mỗi người cao hơn sáu bộ và rõ ràng vô cùng thích hợp.
12 Tháng Bảy 2016(Xem: 5356)
Một vài ngày sau khi Đức Đạt Lai Lạt Ma gặp chàng trai mù ở Đạo Tràng Giác Ngộ, tôi có một buổi ăn tối như thường lệ ở một phòng ăn nhỏ ở tầng hai của tu viện từ nhân viên Văn Phòng Riêng đến các bảo vệ đều ăn buổi tối của họ ở đấy. Hầu hết mọi buổi tối, thức ăn là món truyền thống của Tây Tạng bột nhồi trơn luộc và mì nước với rau cải.
07 Tháng Bảy 2016(Xem: 5535)
Đức Đạt Lai Lạt Ma rời khu vực giản dị của ngài ở tầng thượng một tu viện Tây Tạng tại Đạo Tràng Giác Ngộ và đi xuống cầu thang bên ngoài khoảnh sân hẹp của tu viện. Chiếc xe Đại sứ trắng đậu ở đấy. Nó trông cũng giống như những chiếc xe taxi khác thấy trong những thành phố Ấn Độ. Nhưng chiếc này được bọc sắt, cửa sổ dày, kính màu đủ mạnh để chống lại đạn. Một nhóm nhỏ Maoists cực đoan đã kích động gần Đạo Tràng Giác Ngộ mấy tháng gần đây. Và vùng này của Bihar, tiểu bang nghèo nhất của Ấn Độ, được biết như thỉnh thoảng có cướp vũ trang. Văn phòng ngoại giao ở Delhi đã gửi chiếc xe từ thành phố Lucknow kế cạnh cho Đức Đạt Lai Lạt Ma sử dụng trong chuyến hành hương đến Đạo Tràng Giác Ngộ và những nơi gần các Phật tích.
29 Tháng Sáu 2016(Xem: 5450)
Một học giả nổi tiếng của Đại Hàn, mặc áo dài đen của Khổng Giáo với cổ cao, và tay dài rộng, ngồi xếp bằng trước Đức Đạt Lai Lạt Ma.
24 Tháng Sáu 2016(Xem: 5107)