Pháp Hội Dharamsala 2013 Dành Riêngcho Người Việt Nam

05 Tháng Bảy 201300:00(Xem: 7670)

PHÁP HỘI DHARAMSALA 2013
DÀNH RIÊNGCHO NGƯỜI VIỆT NAM

Với niềm cảm mến đặc biệt đối với Phật giáo Việt Nam cũng như Phật tử Việt Nam, nhân duyên hội đủ, vào ngày 1-3/7/2013, tại Tu viện Namgyal, Dharamsala, Ấn Độ, đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, vị lãnh đạo tối cao của Phật giáo Tây Tạng đã có 3 ngày thuyết giảng đặc biệt dành cho cộng đồng Việt Nam.

Tham dự Pháp hội Dharamsala năm nay, có hơn 300 Tăng Ni và Phật tử Việt Nam đến tham dự và 2000 Tăng Ni và Phật tử đến từ nhiều quốc gia. Đây là lần thứ hai pháp hội đặc biệt này được đức Đạt Lai Lạt Ma dành riêng cho người Việt Nam đến từ Việt Nam. Chủ đề pháp thoại của đức Đạt Lai Lạt Ma dành cho Phật tử Việt Nam năm nay là “Ba điểm tinh yếu của đường tu Giác Ngộ” với “Mười bốn đoản kệ của Sơ tổ Tông Khách Ba (Tsongkhapa 1357-1419) dòng Hiền Nhân (Gelug)”.

Ba điểm tinh yếu được đức Đạt Lai Lạt Ma giảng dạy là tâm yểm ly, tâm bồ đề và không tánh. Theo Ngài, khi hiểu rõ và thực tập ba điều này, hành giả tu tập sẽ có khả năng rộng bước trên con đường đến giác ngộ giải thoát. Trưởng Ban tổ chức Pháp hội 2013 là Thượng tọa Thích Nhật Từ, UV Hội đồng trị sự GHPGVN, Phó Viện trưởng HVPGVN tại TP.HCM. Chứng minh cho Ban Tổ chức là HT. Thích Thiện Trí, Ủy viên HĐTS, Phó Ban Hoằng pháp TW GHPGVN. Tham dự pháp hội còn có 30 Tăng Ni hiện đang là nghiên cứu sinh tiến sĩ tại các trường Đại học ở Ấn Độ.

Chiều ngày 1/7/2013, tiếp nối về phần tánh Không, HT. Thích Thiện Trí đã giải thích về tánh không từ cái nhìn của đạo Phật Đại thừa Việt Nam. Bài pháp thoại của Hòa Thượng đã giúp cho các hành giả hiểu rõ hơn về khái niệm tánh Không. Là một khái niệm và học thuyết cao sâu, khó hiểu,tánh Không qua lời giảng của Hòa thượng trở nên bình dị, dễ hiểu đối với các Phật tử, dù là mới phát tâm.

Sáng ngày 2/7/2013, trước thời pháp thoại của đức Đạt Lai Lạt Ma, TT. Thích Nhật Từ - Trưởng Ban tổ chức pháp hội 2013 đã thuyết giảng đề tài: “Triết lý Phật giáo qua 5 thủ ấn quan trọng.” Qua đó, Thượng tọa đã nêu bật triết lý thâm sâu của Phật giáo ẩn chứa trong các thủ ấn, từ đó, rút ra những bài học có lợi ích cho sự tu tập của Phật tử trong cuộc sống.

Sau thời pháp thoại cuối cùng vào sáng ngày 3/7/2013, Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 đã làm lễ Quán đảnh Phật Dược Sư theo Kim Cang Thừa, đồng thời làm lễ Quy y Tam bảo đối với những người hữu duyên với đạo Phật. Chương trình pháp hội 2013 kết thúc với lễ Hỏa tịnh, biểu tượng đốt cháy tất cả nỗi khổ niềm đau và nguyên nhân của chúng là tham ái, sân hận, si mê và chấp thủ.

Trong thời gian tham dự Pháp hội, ngoài các thời pháp thoại, nghi lễ, phái đoàn Phật tử Việt Nam cũng đã có nhân duyên được viếng và đảnh lễ nhục thân của Ling Rinpoche, vị Sư trưởng của đức Đạt Lai Lạt Ma và tham quan Bảo tàng trưng bày các Tôn tượng quý hiếm của truyền thống Kim Cang Thừa.

Đêm 2/7/2013, Phái đoàn Việt Nam được xem chương trình nghệ thuật đặc sắc của Tây Tạng. Đồng thời, đoàn cũng đã thăm viếng Tu viện Gyuto, nơi ngài Karmapa thứ 17 đang làm đạo và là trung tâm đào tạo nâng cao cho các vị Lama đã tốt nghiệp Geshe (tương đương học vị Tiến sĩ). Ngài Karmapa thứ 17 là người giữ vai trò quan trọng thứ 3 trong Phật giáo Tây Tạng (sau Đức Dalai Lama thứ 14 và Đức Ban Thiền Lạt ma).

Theo lời thỉnh cầu của TT. Thích Nhật Từ, đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 đã chấp thuận dành riêng Pháp hội 2014 cho cộng đồng Việt Nam tại Bồ-đề Đạo tràng, dự kiến sẽ diễn ra vào thượng tuần tháng 11-2014. Đây là nhân duyên lớn đối với Tăng Ni và Phật tử Việt Nam có cơ hội được thọ pháp và tiếp kiến với Ngài tại dưới cội Bồ Đề thiêng, nơi mà cách đây hơn 2600 trước, Đức Phật Thích Ca lịch sử đã dẹp tan màn vô minh, chiến thắng ma quân, chứng quả vô thượng Bồ Đề. Thượng tọa Thích Nhật Từ cho biết: “Sẽ có khoảng 500-1000 Phật tử Việt Nam tham dự pháp hội 2014 để trực tiếp lãnh hội các lời dạy cao quý của đức Đạt Lai Lạt Ma. Đồng thời, đây là cơ duyên mà theo đó Phật giáo Tây Tạng và Phật giáo Việt Nam hiểu nhau và cùng nhau trao đổi các kinh nghiệm Phật sự.”

Sư cô Nhật Hạnh, người thông dịch chính của Pháp hội vô cùng xúc động khi được Văn phòng đức Đạt Lai Lạt Ma tin tưởng và chỉ định làm công việc quan trọng này, chia sẻ: “Làm thông phiên dịch cho Pháp hội vừa là niềm hãnh diện, vừa là trách nhiệm lớn. Vì ngôn từ được ngài Đạt Lai Lạt Ma sử dụng trong giảng pháp rất súc tích và thâm sâu. Nếu không hiểu thấu đáo thì không thể dịch chuẩn được. Tôi may mắn làm thông phiên dịch cho cả 2 pháp hội 2011 và 2013. Có lẽ sẽ tiếp tục vinh dự thông phiên dịch cho pháp hội 2014. Tôi sẽ làm hết trách nhiệm của mình để giúp người Việt Nam trải nghiệm những lời dạy cao quý của một bậc thánh sống.

Pháp hội đã hoàn mãn trong niềm hỷ lạc vô biên của các Phật tử tham dự. Các phái đoàn chia tay nhau, rời khỏi Dharamsala với niềm luyến tiếc và nhiều người hy vọng có cơ hội trở lại đây ít nhất thêm một lần nữa để trải nghiệm không gian tâm linh tại độ cao 1750m với sự hướng dẫn Phật pháp của đức Đạt Lai Lạt Ma 14.

Sau đây là một số hình ảnh của Pháp hội:

(Người gửi bài: Đông Ba)

 

 

 

 

 

 

 

 


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
11 Tháng Tám 2016(Xem: 5081)
25 Tháng Bảy 2016(Xem: 4857)
Năm người lính biệt kích hình thành một cái bia che chắn chung quanh Đức Đạt Lai Lạt Ma khi ngài cất bước lên con đường dốc đến đỉnh Linh Thứu, một trong những địa điểm hành hương quan trọng của những người Phật tử. Những người lính này là thành viên của một đơn vị ưu tú trong quân đội Ấn Độ, ăn mặc toàn đen: sơ mi cô tông tay dài, khăn quấn đầu tua buông xuống, và quần bó sát chân. Mỗi người có một khăn choàng thứ hai quấn ngang mặt chỉ thấy đôi mắt. Tất cả mang súng tự động. Hai trong số ấy, đặc biệt được huấn luyện bắn tỉa, có một súng trường đeo lủng lẳng trên vai. Ngay cả không có vũ khí, những người đàn ông vai rộng thật ấn tượng khi nhìn; mỗi người cao hơn sáu bộ và rõ ràng vô cùng thích hợp.
12 Tháng Bảy 2016(Xem: 5259)
Một vài ngày sau khi Đức Đạt Lai Lạt Ma gặp chàng trai mù ở Đạo Tràng Giác Ngộ, tôi có một buổi ăn tối như thường lệ ở một phòng ăn nhỏ ở tầng hai của tu viện từ nhân viên Văn Phòng Riêng đến các bảo vệ đều ăn buổi tối của họ ở đấy. Hầu hết mọi buổi tối, thức ăn là món truyền thống của Tây Tạng bột nhồi trơn luộc và mì nước với rau cải.
07 Tháng Bảy 2016(Xem: 5461)
Đức Đạt Lai Lạt Ma rời khu vực giản dị của ngài ở tầng thượng một tu viện Tây Tạng tại Đạo Tràng Giác Ngộ và đi xuống cầu thang bên ngoài khoảnh sân hẹp của tu viện. Chiếc xe Đại sứ trắng đậu ở đấy. Nó trông cũng giống như những chiếc xe taxi khác thấy trong những thành phố Ấn Độ. Nhưng chiếc này được bọc sắt, cửa sổ dày, kính màu đủ mạnh để chống lại đạn. Một nhóm nhỏ Maoists cực đoan đã kích động gần Đạo Tràng Giác Ngộ mấy tháng gần đây. Và vùng này của Bihar, tiểu bang nghèo nhất của Ấn Độ, được biết như thỉnh thoảng có cướp vũ trang. Văn phòng ngoại giao ở Delhi đã gửi chiếc xe từ thành phố Lucknow kế cạnh cho Đức Đạt Lai Lạt Ma sử dụng trong chuyến hành hương đến Đạo Tràng Giác Ngộ và những nơi gần các Phật tích.
29 Tháng Sáu 2016(Xem: 5373)
Một học giả nổi tiếng của Đại Hàn, mặc áo dài đen của Khổng Giáo với cổ cao, và tay dài rộng, ngồi xếp bằng trước Đức Đạt Lai Lạt Ma.
24 Tháng Sáu 2016(Xem: 5046)