Phái Đoàn Ghpgvn Tham Dự Hội Nghị Phật Giáo Tòan Cầu Tại Ấn Độ

26 Tháng Mười Một 201100:00(Xem: 9447)

PHÁI ĐOÀN GHPGVN THAM DỰ HỘI NGHỊ
PHẬT GIÁO TÒAN CẦU TẠI ẤN ĐỘ


ando-25medTheo tin tức từ Giáo Hội Phật giáo Việt Nam, vào lúc 9 giờ (giờ Việt Nam) ngày 25 tháng 11 năm 2011, tại sân bay quốc tế Hà Nội đoàn Lãnh đạo cấp cao Giáo Hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) đã đáp chuyến bay riêng (chuyên cơ) Vietnam Airlines, khởi hành chuyến hành trình về đất Phật và tham dự Hội nghị Phật giáo toàn cầu năm 2011 tại Thủ đô New Delhi, Ấn Độ.

Được biết "Đại hội Phật giáo toàn cầu lần thứ nhất - First Global Buddhist Congregation " với sự tham dự của hơn 800 đại biểu đến từ 32 quốc gia và vùng lãnh thổ. Phái đoàn GHPGVN do Đức Pháp chủ Thích Phổ Tuệ làm trưởng đoàn, với hơn 138 tăng ni, phóng viên báo chí và học giả cư sĩ tháp tùng.

Đây là sự kiện đặc biệt đối với các tín đồ đạo Phật trên khắp thế giới bởi Ấn Độ là nơi Đức Phật Thích ca Mâu Ni thành đạo và Bồ Đề Đạo Tràng, nơi Đức Phật giác ngộ cách đây 2.600 năm là một trong bốn thánh tích của Phật giáo thế giới. Đây là lần đầu tiên sau 30 năm thành lập, GHPGVN tham dự Đại hội Phật giáo Toàn cầu và cũng là lần đầu tiên Đức Pháp chủ Thích Phổ Tuệ xuất ngoại sang Ấn Độ dự hội nghị cấp cao Phật Giáo.

Thay mặt Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Đức Pháp chủ Hòa thượng Thích Phổ Tuệ gửi thông điệp chúc mừng Hội nghị thành lập Liên đoàn Phật giáo toàn cầu năm 2011, hòa thượng nói:

“Hôm nay, nhân dịp Giáo đoàn Phật giáo Toàn Cầu 2011 do Hội Truyền Giáo Asoka đăng cai tổ chức từ ngày 27 đến 30/11/2011 tại thủ đô New Delhi- Ấn Độ với hơn 800 đại biểu từ 32 nước Phật giáo trên thế giới tham dự, đó chính là cơ hội rất tốt cho tất cả chúng ta hội tụ ngồi lại với nhau trên tinh thần hữu nghị và hòa hợp nhằm tìm hiểu và trao đổi văn hóa Phật giáo giữa các nước anh em trên thế giới; thảo luận và tìm ra những giải pháp hữu hiệu nhất qua lời dạy trong sáng của Đức Phật nhằm khôi phục lại toàn cầu về các phương diện: đạo đức, giáo dục, sinh thái, tinh thần nhập thế của đạo Phật, .v..v.. trong thế giới hiện đại; và làm thế nào để phát triển một thế giới hòa bình? làm thế nào để đề xướng quan điểm cùng chung sống trong hòa bình? làm thế nào để đẩy mạnh tinh thần về sự hiểu biết, khoan dung, đoàn kết, sự hợp tác anh em giữa các đệ tử Phật từ nhiều giáo phái khác nhau trên thế giới.

Nhân cơ hội đầy hứa hẹn này, thay mặt cho Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam và bản thân cá nhân của tôi, tôi rất vinh dự được biểu lộ niềm cảm kích sâu sắc với những lời chúc mừng chân thành nhất đến quý vị lãnh đạo chính quyền thủ đô New Delhi và Ban tổ chức Giáo đoàn Phật giáo Toàn Cầu 2011 cùng tất cả công dân Ấn Độ. Cuối cùng, tôi xin thành kính cầu nguyện Tam Bảo gia hộ cho tất cả qúy Đại biểu, các phái đoàn Phật giáo quốc tế cùng tất cả mọi người luôn sống hòa bình và an lạc trong giáo pháp Phật. Kính chúc Giáo đoàn Phật giáo Toàn Cầu 2011 thành công tốt đẹp.”

phatgiaotoancauTheo báo Times of India: vào ngày 30-11-2011, đại hội lần thứ nhất Global Buddhist Congregation tại New Delhi đã quyết định thành lập một tổ chức Phật Giáo toàn cầu đặt trụ sở tại Ấn Độ. Như vậy, Ấn Độ đã trở thành trung tâm mới của Phật Giáo -- gồm đại diện 46 quốc gia và trong 3 truyền thống Phật Giáo: Nam Tông, Bắc Tông và Kim Cang Thừa -- và Đức Đạt Lai Lạt Ma được công nhận như một lãnh tụ Phật Giáo không chính thức trên thế giới. Liên minh PG mới có tên là International Buddhist Confederation với trụ sở ở Ấn Độ, theo lời nhà sư Lama Lobsang, hội trưởng của tăng đoàn Asoka Mission, hội đoàn đã tổ chức đaị hội GBC này.

Hội nghị thành lập tổ chức Phật giáo toàn cầu mang lại ý nghĩa vô cùng lớn lao đối với Phật giáo vì Ấn Độ là nơi đản sinh của đức Phật, là nơi khai sinh ra Phật giáo và từ đó phát triển lan rộng ra toàn cầu. Nhưng từ thế kỷ thứ XII đến nay Phật giáo tại Ấn Độ dường như bị biến mất. Nên việc thành lập được liên minh các nước Phật giáo để tạo thành sức mạnh đoàn kết, duy trì và phát triển Phật giáo toàn cầu.

Riêng đối với Việt Nam, Việt Nam đang đi một thế liên kết toàn lực để có thể tìm liên minh nhằm bênh vực cho chủ quyền Biển Đông: vừa hỗ trợ chính phủ Ấn Độ trên nhiều phương diện, vừa liên kết với các tổ chức Phật Giáo quốc tế, và chấp nhận liên kết không chính thức với Đức Đạt Lai Lạt Ma qua Hội nghị Phật giáo toàn cầu và tổ chức mới sẽ thành lập: Liên Minh Phật Giáo Thế Giới (International Buddhist Confederation), một điều có thể Bắc Kinh không mấy hài lòng, nhưng cũng không thể phản đối được. Phải chăng Phật Giáo Việt Nam đang cùng đồng hành với dân tộc?

Cũng nên biết, trước thềm hội nghị, khi tiếp HT.Lobzan Lama - Tổng Thư ký Hội nghị Phật giáo thế giới 2011 vào ngày 4-8-2011 tại Văn phòng II TƯGH, HT.Thích Thiện Nhơn, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký HĐTS GHPGVN, khẳng định: “Ban Thường trực HĐTS đã làm việc với Lạt-ma Lobzang và ông Tổng Lãnh sự Ấn Độ tại TP.HCM tại Văn phòng II. GHPGVN ủng hộ sự thành lập Liên đoàn Phật giáo thế giới, vì chỉ với như thế Phật giáo mới thực sự có được tiếng nói thống nhất đích thực về các vấn đề mà nhân loại đang quan tâm hoặc đang đối diện với các thách đố và khủng hoảng. Tổ chức này sẽ góp phần phát triển Phật giáo trong bối cảnh toàn cầu hóa, đa văn hóa, đa tôn giáo và đa sắc tộc”.

Chiều 30-11-2011, Đại hội Phật giáo toàn cầu đã bế mạc tại hội trường Khách sạn Ashok, New Delhi. Tham dự lễ có Đức Đạt Lai Đạt Ma cùng hơn 38 tổ chức Phật giáo với 800 đại biểu.

Tâm Minh

(biên tập theo các nguồn tin trong nước và quốc tế)

 

ando-6ando-3


(Ảnh: GHPGVN)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
23 Tháng Ba 2016(Xem: 5341)
Chuông báo thức đúng 4 giờ sáng. Tôi bấm nút tắt với sự thư thái. Tôi đã mua chiếc đồng hồ du lịch một ngày trước tại một cửa hàng, và tôi đã lo lắng rằng không biết nó có hoạt động chính xác hay không. Tôi đã kinh nghiệm nhiều lần thất vọng trong quá khứ với những chiếc đồng hồ do Ấn Độ sản xuất.
18 Tháng Ba 2016(Xem: 5274)
Phong trào Dorje Shugden đã nhận sự hỗ trợ bí mật của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Chiến dịch chung của họ nhằm hạ uy tín của lãnh đạo tinh thần Tây Tạng đang diễn ra rất mạnh mẽ, đặc biệt là ở nước Anh.
12 Tháng Ba 2016(Xem: 5493)
GENEVA - Một tổ chức Phật-giáo dẫn đầu các hoạt động chống Đạt Lai Lạt Ma hủy bỏ kế hoạch biểu tình và tự giải tán, theo thông báo phổ biến qua mạng – diễn biến này phát sinh sau phóng sự điều tra của Reuters tố cáo đảng CS Trung Quốc ám trợ một nhóm Phật tử biểu tình đối đầu Đức Đạt Lai Lạt Ma tại mọi nơi mà ngài viếng thăm.
11 Tháng Ba 2016(Xem: 5260)
Tôi chú ý đến cô ta trong đám đông ngay lập tức. Cô vươn mình ra phía trước, chỉ phía sau làn dây nhung lớn ngăn cách trong phòng khánh tiết nhỏ của lâu đài Prague ( thủ đô Cộng Hòa Czech). Cô là một phụ nữ hấp dẫn, có lẻ trong độ tuổi ba mươi. Khuôn mặt sôi nổi với sự mong đợi.
20 Tháng Giêng 2016(Xem: 5360)
Trung Quốc vừa công bố danh sách những “Phật sống” của vùng Tây Tạng nhưng loại tên của thủ lĩnh tinh thần Đạt Lai Lạt Ma khỏi danh sách lần đầu tiên được công bố này.
17 Tháng Giêng 2016(Xem: 6750)
TÔI TIN MỤC TIÊU của tất cả những tôn giáo quan trọng trên thế giới không phải là xây dựng những chùa viện to lớn bên ngoài, nhưng là tạo dựng những chùa viện của từ bi và thánh thiện nội tại, bên trong những trái tim của chúng ta.
14 Tháng Giêng 2016(Xem: 7010)
Quy định kiểm soát đối với những dòng truyền thừa xảy ra trong phạm vi thời đại của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 không tránh khỏi đặt ra vấn đề người thừa kế của ngài. Bắc Kinh đã quyết định quy định sự kế vị, không thèm đếm xỉa đến quyền đạo đức và tâm linh của người Tây Tạng.
13 Tháng Giêng 2016(Xem: 6654)
TRONG MÙA ĐÔNG của năm 1940, người ta đem tôi đến điện Potala, nơi tôi được chính thức đăng quang như một lãnh tụ tâm linh của Tây Tạng.
11 Tháng Giêng 2016(Xem: 7573)
Ở Dharamsala, trong những người Tây Tạng lưu vong, chúng ta đi gặp người này, một con người trọn vẹn mà chỉ tiếp cận với người ấy có thể thay đổi chúng ta. Đó là kinh nghiệm được liên hệ bởi nhà tâm lý học nổi tiếng Paul Ekman
10 Tháng Giêng 2016(Xem: 6750)
Những ngày trong đời tôi bắt đầu vào khoảng ba đến ba giờ rưởi sáng. Khi thức dậy, tôi nghĩ về Đức Phật, và tôi trì tụng những lời tán thán được viết bởi đại hiền nhân Ấn Độ, Long Thọ. Tôi đọc lời cầu nguyện nằm xuống, hai tay chấp lại, nửa tôn kính, nửa như ngủ, …