Lịch Sử Phật Giáo Ấn Độ

01 Tháng Mười Một 201300:00(Xem: 13404)

LỊCH SỬ PHẬT GIÁO ẤN ĐỘ
Tác giả: MINH ĐỨC TRIỀU TÂM ẢNH

spg-ad

Khái quát, hiện nay, trên thế giới cùng tồn tại và phát triển hai dòng Phật học chính là Phật giáo Nam tông và Phật giáo Bắc tông.

Phật giáo Nam tông được hình thành từ kinh điển Pāḷi văn, đi xuống miền Nam Ấn Độ, sang các nước Srilaṅca, Indonesia, Malaysia, Myanmar, Thailand, Campuchia, Laos. Truyền thừa này được gọi là Theravāda (Thượng tọa bộ) hay Phật giáo Nguyên thủy.

Phật giáo Bắc Tông được khai sinh từ kinh điển ngữ hệ Sanskrit, đi qua các nước Tiểu Á, Trung Á; vượt Hy Mã Lạp sơn qua nhiều nước ở Tây Vực, đến Đôn Hoàng, sau đó tản mác sang Tây Tạng, Mãn Châu, Mông Cổ, Trung Hoa, Nhật Bản, Triều Tiên. Truyền thừa này được gọi là Mahāsaṅghika (Đại chúng bộ) – sau biến thành Phật giáo Đại Thừa (Mahāyāna).

Từ hai nhánh ban đầu ấy, nó không hợp lưu mà phân lưu; phân lưu để rồi nhanh chóng chảy ra mọi miền đất, mọi ngõ ngách tâm hồn, tâm thức các tộc người trên khắp thế giới. Phật giáo đi đến đâu cũng với đôi cánh chim bồ câu trắng, bên sau không giấu kín gươm đao lẫn những ước vọng thế tục, thế quyền. Chỉ với những gót chân lấm bụi và những trang kinh thắp lửa trong đầu; chẳng có hành trạng, tư lương gì; Phật giáo không chỉ mọc chùa tháp, tu viện, Phật học viện, tự viện, tịnh xá, đi vào các trường đại học, nơi các đô thị tiện nghi vật chất xa hoa – mà còn nẩy mầm tươi tốt ở núi cao, rừng sâu và cả miền duyên hải, thị trấn, hải đảo xa xôi của các nước Anh, Đức, Pháp, Canada, Australia… nữa.

Điều quan trọng hơn là Phật giáo đã ảnh hưởng sâu rộng trong mọi sinh hoạt tư tưởng, giáo dục, văn hóa, nghệ thuật, xã hội, chính trị, khoa học… của nhân loại. Đã thổi một luồng sinh khí mới mẻ, mát mẻ và trong lành cho những miền đất tâm linh khô cỗi, mà, các giá trị nhân văn, đạo đức và lẽ phải đã đến hồi báo động. Sở dĩ được như vậy là vì Phật giáo với thông điệp thiêng liêng, đi đến đâu là mang theo “hiểu biết” (trí tuệ) và “tình thương” (từ bi) để thắp sáng vô minh và xoa dịu nỗi đau cho trần thế.

Trong bước đi lịch sử của mình, trải qua gần ba thiên niên kỷ, Phật giáo để lại vô vàn dấu ấn, di chỉ tuyệt vời. Với một nền tảng triết học thâm uyên, quán thông và vững chắc; với một cái nhìn minh triết, thấu thị vào các định luật biến thiên, dịch hóa của trời đất; với một nhân sinh quan bao dung và cảm thông chan chứa; với một cái tâm mỹ học rạng ngời – nền tảng của các loại hình nghệ thuật như văn chương, thơ ca, âm nhạc, hội họa, điêu khắc, kiến trúc kỳ tuyệt, phong phú và đa dạng – Phật giáo đã dần dần chinh phục mọi miền đất, mọi tín ngưỡng khó tính, mọi tâm hồn cô lập; xóa nhòa mọi phân cách về địa dư, khí hậu, chủng tộc, văn hóa và cả những đối lập chính trị nữa....

(Huyền Không Sơn Thượng)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
23 Tháng Ba 2016(Xem: 5449)
Chuông báo thức đúng 4 giờ sáng. Tôi bấm nút tắt với sự thư thái. Tôi đã mua chiếc đồng hồ du lịch một ngày trước tại một cửa hàng, và tôi đã lo lắng rằng không biết nó có hoạt động chính xác hay không. Tôi đã kinh nghiệm nhiều lần thất vọng trong quá khứ với những chiếc đồng hồ do Ấn Độ sản xuất.
18 Tháng Ba 2016(Xem: 5322)
Phong trào Dorje Shugden đã nhận sự hỗ trợ bí mật của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Chiến dịch chung của họ nhằm hạ uy tín của lãnh đạo tinh thần Tây Tạng đang diễn ra rất mạnh mẽ, đặc biệt là ở nước Anh.
12 Tháng Ba 2016(Xem: 5541)
GENEVA - Một tổ chức Phật-giáo dẫn đầu các hoạt động chống Đạt Lai Lạt Ma hủy bỏ kế hoạch biểu tình và tự giải tán, theo thông báo phổ biến qua mạng – diễn biến này phát sinh sau phóng sự điều tra của Reuters tố cáo đảng CS Trung Quốc ám trợ một nhóm Phật tử biểu tình đối đầu Đức Đạt Lai Lạt Ma tại mọi nơi mà ngài viếng thăm.
11 Tháng Ba 2016(Xem: 5335)
Tôi chú ý đến cô ta trong đám đông ngay lập tức. Cô vươn mình ra phía trước, chỉ phía sau làn dây nhung lớn ngăn cách trong phòng khánh tiết nhỏ của lâu đài Prague ( thủ đô Cộng Hòa Czech). Cô là một phụ nữ hấp dẫn, có lẻ trong độ tuổi ba mươi. Khuôn mặt sôi nổi với sự mong đợi.
20 Tháng Giêng 2016(Xem: 5402)
Trung Quốc vừa công bố danh sách những “Phật sống” của vùng Tây Tạng nhưng loại tên của thủ lĩnh tinh thần Đạt Lai Lạt Ma khỏi danh sách lần đầu tiên được công bố này.
17 Tháng Giêng 2016(Xem: 6818)
TÔI TIN MỤC TIÊU của tất cả những tôn giáo quan trọng trên thế giới không phải là xây dựng những chùa viện to lớn bên ngoài, nhưng là tạo dựng những chùa viện của từ bi và thánh thiện nội tại, bên trong những trái tim của chúng ta.
14 Tháng Giêng 2016(Xem: 7089)
Quy định kiểm soát đối với những dòng truyền thừa xảy ra trong phạm vi thời đại của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 không tránh khỏi đặt ra vấn đề người thừa kế của ngài. Bắc Kinh đã quyết định quy định sự kế vị, không thèm đếm xỉa đến quyền đạo đức và tâm linh của người Tây Tạng.
13 Tháng Giêng 2016(Xem: 6696)
TRONG MÙA ĐÔNG của năm 1940, người ta đem tôi đến điện Potala, nơi tôi được chính thức đăng quang như một lãnh tụ tâm linh của Tây Tạng.
11 Tháng Giêng 2016(Xem: 7665)
Ở Dharamsala, trong những người Tây Tạng lưu vong, chúng ta đi gặp người này, một con người trọn vẹn mà chỉ tiếp cận với người ấy có thể thay đổi chúng ta. Đó là kinh nghiệm được liên hệ bởi nhà tâm lý học nổi tiếng Paul Ekman
10 Tháng Giêng 2016(Xem: 6821)
Những ngày trong đời tôi bắt đầu vào khoảng ba đến ba giờ rưởi sáng. Khi thức dậy, tôi nghĩ về Đức Phật, và tôi trì tụng những lời tán thán được viết bởi đại hiền nhân Ấn Độ, Long Thọ. Tôi đọc lời cầu nguyện nằm xuống, hai tay chấp lại, nửa tôn kính, nửa như ngủ, …