Lịch Sử Phật Giáo Ấn Độ

01 Tháng Mười Một 201300:00(Xem: 13405)

LỊCH SỬ PHẬT GIÁO ẤN ĐỘ
Tác giả: MINH ĐỨC TRIỀU TÂM ẢNH

spg-ad

Khái quát, hiện nay, trên thế giới cùng tồn tại và phát triển hai dòng Phật học chính là Phật giáo Nam tông và Phật giáo Bắc tông.

Phật giáo Nam tông được hình thành từ kinh điển Pāḷi văn, đi xuống miền Nam Ấn Độ, sang các nước Srilaṅca, Indonesia, Malaysia, Myanmar, Thailand, Campuchia, Laos. Truyền thừa này được gọi là Theravāda (Thượng tọa bộ) hay Phật giáo Nguyên thủy.

Phật giáo Bắc Tông được khai sinh từ kinh điển ngữ hệ Sanskrit, đi qua các nước Tiểu Á, Trung Á; vượt Hy Mã Lạp sơn qua nhiều nước ở Tây Vực, đến Đôn Hoàng, sau đó tản mác sang Tây Tạng, Mãn Châu, Mông Cổ, Trung Hoa, Nhật Bản, Triều Tiên. Truyền thừa này được gọi là Mahāsaṅghika (Đại chúng bộ) – sau biến thành Phật giáo Đại Thừa (Mahāyāna).

Từ hai nhánh ban đầu ấy, nó không hợp lưu mà phân lưu; phân lưu để rồi nhanh chóng chảy ra mọi miền đất, mọi ngõ ngách tâm hồn, tâm thức các tộc người trên khắp thế giới. Phật giáo đi đến đâu cũng với đôi cánh chim bồ câu trắng, bên sau không giấu kín gươm đao lẫn những ước vọng thế tục, thế quyền. Chỉ với những gót chân lấm bụi và những trang kinh thắp lửa trong đầu; chẳng có hành trạng, tư lương gì; Phật giáo không chỉ mọc chùa tháp, tu viện, Phật học viện, tự viện, tịnh xá, đi vào các trường đại học, nơi các đô thị tiện nghi vật chất xa hoa – mà còn nẩy mầm tươi tốt ở núi cao, rừng sâu và cả miền duyên hải, thị trấn, hải đảo xa xôi của các nước Anh, Đức, Pháp, Canada, Australia… nữa.

Điều quan trọng hơn là Phật giáo đã ảnh hưởng sâu rộng trong mọi sinh hoạt tư tưởng, giáo dục, văn hóa, nghệ thuật, xã hội, chính trị, khoa học… của nhân loại. Đã thổi một luồng sinh khí mới mẻ, mát mẻ và trong lành cho những miền đất tâm linh khô cỗi, mà, các giá trị nhân văn, đạo đức và lẽ phải đã đến hồi báo động. Sở dĩ được như vậy là vì Phật giáo với thông điệp thiêng liêng, đi đến đâu là mang theo “hiểu biết” (trí tuệ) và “tình thương” (từ bi) để thắp sáng vô minh và xoa dịu nỗi đau cho trần thế.

Trong bước đi lịch sử của mình, trải qua gần ba thiên niên kỷ, Phật giáo để lại vô vàn dấu ấn, di chỉ tuyệt vời. Với một nền tảng triết học thâm uyên, quán thông và vững chắc; với một cái nhìn minh triết, thấu thị vào các định luật biến thiên, dịch hóa của trời đất; với một nhân sinh quan bao dung và cảm thông chan chứa; với một cái tâm mỹ học rạng ngời – nền tảng của các loại hình nghệ thuật như văn chương, thơ ca, âm nhạc, hội họa, điêu khắc, kiến trúc kỳ tuyệt, phong phú và đa dạng – Phật giáo đã dần dần chinh phục mọi miền đất, mọi tín ngưỡng khó tính, mọi tâm hồn cô lập; xóa nhòa mọi phân cách về địa dư, khí hậu, chủng tộc, văn hóa và cả những đối lập chính trị nữa....

(Huyền Không Sơn Thượng)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
07 Tháng Giêng 2016(Xem: 6153)
Chí nguyện thứ nhất của tôi trong đời sống, như một con người, là thúc đẩy những giá trị nhân bản và những phẩm chất đó của tâm linh là những nhân tố then chốt trong một cuộc sống hạnh phúc, cho dù là một cá nhân, một gia đình, hay một cộng đồng.
07 Tháng Giêng 2016(Xem: 5943)
Trong mười lăm năm, tôi đã đi theo và thông dịch lời giảng dạy của ngài trong hệ thống thiền tập Thời Luân - Kalachakra, được xem như tối thượng bởi những Phật tử Tây Tạng và hồi hướng cho hòa bình thế giới.
11 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 6408)
Unalome [u-na-lô-mê] là một biểu tượng rất phổ biến trong đời sống tâm linh tại Thái Lan. Đó là một hình tượng xoắn lò xo dạng tháp. Thông thường biểu tượng này được vẽ trên các hình xăm, hoặc khắc trên các tấm bùa hộ mệnh mà hầu hết các du khách đến Thái Lan đều có dịp xem qua hoặc sở hữu.
14 Tháng Mười Một 2015(Xem: 6780)
Tôi sinh ra là một người Thiên Chúa Giáo, được giáo dục trong các trường học Thiên Chúa Giáo, và thậm chí tôi còn ca hát trong ca đoàn nhà thờ địa phương. Nhưng vào năm tôi 16 tuổi, lúc tôi đọc cuốn sách đầu tiên về Phật Giáo, ngay lập tức, tôi biết rằng tôi là một người Phật Tử
29 Tháng Mười 2015(Xem: 7028)
Trong bài viết này, tôi nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc đề cao sự hiểu biết, độ lượng và đối thoại liên tôn giáo vì mục đích tôn trọng các dị biệt về văn hóa và tôn giáo trên toàn cầu.
19 Tháng Chín 2015(Xem: 9470)
Thông thường Tây Tạng hạn chế các phương tiện truyền thông nước ngoài, nhưng tuần này các quan chức Trung Quốc đã hướng dẫn phái đoàn báo chí ngoại quốc tới thăm khu vực này, gần hai tuần sau khi Bắc Kinh tổ chức kỷ niệm 50 năm ngày họ chiếm đóng trên toàn lãnh thổ Himalaya.
08 Tháng Chín 2015(Xem: 7620)
Từ hơn hai thập niên, cả thế giới thắc mắc về tình hình của ngài Ban Thiền Lạt Ma, một định chế được xem như cao quý thứ nhì định chế Đức Đạt Lai Lạt Ma đối với dân tộc Tây Tạng. Nhà nước Trung Quốc sau khi bắt cóc cậu bé được nhiều người tin là hậu thân của Đức Ban Thiền Lạt Ma đã giữ im lặng suốt hai thập niên. Bây giờ mới lên tiếng, rằng cậu bé bây giờ là một thanh niên bình thường.
06 Tháng Chín 2015(Xem: 10896)
Những Phật tử ở phương Tây chú ý chủ yếu đến khía cạnh thiền định, triết lý, giáo lý đạo đức của Phật. Tác giả nhận thấy phương Tây là nơi tiếp nhận Phật giáo nhưng lại vẫn duy trì được những giá trị tốt đẹp thực sự của tôn giáo này. Những gì họ đã tiếp nhận ở tôn giáo này thì đó mới đích thực là Đạo Phật, Le Monde kết luận.
05 Tháng Chín 2015(Xem: 6979)
Một chủ đề riêng, ngoại vi của Thiền, nhưng cũng thể hiện được sự cần thiết của Phật giáo phổ quát khắp nơi; Phật giáo đến Phương Tây như thế nào ? Là câu hỏi được nhiều người đặt ra và khảo cứu,