Làng Mai trong lòng nước Pháp

03 Tháng Ba 201515:55(Xem: 9277)

LÀNG MAI TRONG LÒNG NƯỚC PHÁP
TS. Caroline Vion

Làng Mai là một mô hình thiền học phật giáo Việt Nam thành công ở nước Pháp, quốc tế, mặc dù chưa được hoàn toàn thừa nhận ở Việt Nam do các lý do khác nhau, theo một nhà nghiên cứu sử học đương đại và văn hóa tôn giáo tại Pháp.

blank
Thiền sư Thích Nhất Hạnh sáng lập chính thức Làng Mai tại Pháp
từ năm 1982. (ảnh Làng Mai)

Thiền sư Thích Nhất Hạnh, người sáng lập và phát triển pháp môn Làng Mai đã có những đóng góp rất lớn cho văn hóa ở nước Pháp, cũng như ở riêng trong vùng Tây Nam nước Pháp nơi Đạo tràng Mai Thôn của ông tọa lạc, vẫn theo ý kiến của nhà nghiên cứu này.

Mặc dù những khó khăn như từng đối diện ở Việt Nam, Làng Mai vẫn chắc chắn sẽ có tương lai với những dự án của mình và tiếp tục khẳng định được vị thế, chỗ đứng của một pháp môn thiền học có uy tín không chỉ trong lòng cộng đồng người Việt, mà còn đối với quốc tế và hải ngoại, trong đó có nước Pháp.

Đó là một số nhận xét được Tiến sỹ sử học Caroline Vion, nhà nghiên cứu từ Bordeaux và vùng Aquitaine, Pháp đưa ra với BBC trong một phỏng vấn đầu xuân Ất Mùi này tại Làng Mai.

TS. Caroline Vion: Làng Mai là một trung tâm Thiền học rất nổi tiếng với các pháp môn được Thiền sư Thích Nhất Hạnh trao truyền, giảng dạy ở khắp nước Pháp và trên thế giới với mục tiêu, cứu cánh xiển dương cho hòa bình trên thế giới và trái đất.

Thiền sư Nhất Hạnh đã dành cả cuộc đời của ông chiến đấu cho quyền con người và tự do của Phật giáo và người dân Việt Nam trong suốt thập niên 1960. Mọi người đến Làng Mai từ nhiều nơi trên khắp thế giới, mặc dù họ tới đây nhưng vẫn có thể lưu giữ niềm tin và kỷ cương của tôn giáo của họ.

lang mai 1
Làng Mai thu hút các thiền sinh, nhà tu hành, phật tử và du khách tới
từ nhiều quốc gia trên thế giới. (ảnh Làng Mai)

Làng Mai trước hết là một trung tâm Phật giáo mà đồng thời với việc là một nơi tu dưỡng tinh thần, thực hành tâm linh, thì còn là một môi trường văn hóa giúp mọi người làm quen với Phật giáo Việt Nam và lớn hơn là văn hóa Việt Nam, nhất là để hiểu biết về nghệ thuật sống.

Như chúng ta đã biết, các mối quan hệ giữa nước Pháp và Việt Nam là rất mạnh mẽ về mặt lịch sử, trong suốt thời kỳ Đông Dương thuộc địa ở thế kỷ thứ 19 và Làng Mai tiếp tục là nhịp cầu.

Làng Mai bên cạnh đó là một trung tâm xiển dương tình huynh đệ, bằng hữu về mặt tâm linh có tầm nhìn quốc tế. Tình anh em, tương thân, tương ái là một từ khóa mà theo tôi xác định rõ giá trị thực sự mà Làng mai muốn xây dựng và đề cao.

Làng Mai với nước Pháp?

BBC: Chính phủ Pháp nghĩ gì về Làng Mai, thưa Tiến sỹ?

TS. Caroline Vion: Làng Mai từng là một trung của người Việt Nam tị nạn. Sau chiến tranh bom đạn ở Việt Nam, nhiều thuyền nhân Việt đã rời bỏ đất nước ra đi.

Người Việt Nam đã tới Pháp trong nhiều làn sóng khác nhau trong thế kỷ 20, mỗi lần là một nỗ lực trong chiến tranh hoặc hậu chiến. Do đó, ngày hôm nay, lịch sử của nước Pháp có một nét văn hóa Việt Nam nói chung và Phật giáo nói riêng ở trong lòng mình.

Thích Nhất Hạnh đã lựa chọn vùng Dordogne để thành lập cộng đồng của ông, khi đó nhiều nông dân Pháp đã rời bỏ nông thôn ở trong vùng... Chính phủ Pháp trong bối cảnh đó đã cho phép hành động của ông. Thế nhưng Phật giáo khi đó chưa hoàn toàn được biết tới thật nhiều ở nước Pháp...

Tới nay, Làng Mai đã trở thành một địa điểm mở ra tiếp đón và thu hút đông đảo người dân Pháp, là nơi mọi người tới để quan sát, học tập, thực hành pháp môn 'chánh niệm' của Thiền học Phật giáo Làng Mai và dần dần những thông điệp hòa bình đã được chia sẻ trong cộng đồng.

Cũng cần nói thêm là nhiều nhà tâm lý trị liệu, nhiều người trong giới nghiên cứu, trong giới làm công tác xã hội cũng tìm tới Làng Mai, gặp Thiền sư Nhất Hạnh để học hỏi.

Chính phủ Pháp đã chấp nhận vào đầu những năm 1960 để Thiền sư được cư trú chính trị. Người ta biết rằng mục đích của Thích Nhất Hạnh từ ban đầu đã là một thứ Phật giáo nhập thế, và với việc rời Việt Nam tới Pháp, ông đã phát triển các dự án cộng đồng Phật giáo của ông và tiếp tục một cuộc đấu tranh bất bạo động vì hòa bình, chống lại chiến tranh ở Việt Nam.

Hành động và phương pháp bất bạo động của ông đã tạo tiếng vang vào năm 1966, ở Hoa Kỳ, quốc gia mà ông đã tới để học tập, nghiên cứu từ năm 1961-1963, và nhờ đường lối này, ông đã được Mục sư Martin Luther King đề cử ứng viên cho giải thưởng Nobel Hòa Bình.

Đóng góp cho địa phương

lang mai 2
Thiền sư Nhất Hạnh và Làng Mai muốn giúp đỡ giới trẻ Việt Nam
và thế giới tìm được 'hạnh phúc ngay trong thực tại'. (ảnh: BBC)

BBC: Liệu Thiền sư Nhất Hạnh và cộng đồng của ông ở Làng Mai đã được hưởng tự do tôn giáo tại Pháp tốt hơn là ở Việt Nam?

TS. Caroline Vion: Thích Nhất Hạnh là một nhà khởi xướng và Phật giáo của ông gắn liền với một sự nhập thế mạnh cùng tư tưởng hòa bình chống chiến tranh ở Việt Nam...

Nước Pháp tiếp nhận ông và các môn đệ của ông dễ dàng tiếp nhận ông và ông cũng đã thiết lập nên thứ hòa bình ở nơi mà ông được tiếp nhận và triển khai tự do tư tưởng. Cùng với các vụ tấn công hôm 7 tháng Giêng mới đây tại Pháp, chống lại tờ báo Charlie Hebdo, biến cố nhắc nhở rằng tự do tư tưởng và tự do báo chí có vai trò rất quan trọng ở nước Pháp, nơi mà quyền tự do được hiến định trong Hiến pháp.

Cộng đồng Làng Mai xiển dương một tôn giáo tự do, và điều này cũng được thể hiện trên khắp thế giới như từ Miến Điện cho tới Iraq.

Có thể nói rằng, Phật giáo của Thích Nhất Hạnh đã có được quyền tồn tại chính đáng ở Pháp, nhưng điều này lại chưa phải là thực tế ở Việt Nam.

BBC: Đâu là đóng góp quan trọng nhất của Thiền sư Nhất Hạnh và Làng Mai với nước Pháp, đặc biệt với cộng đồng địa phương ở vùng Tây Nam?

TS. Caroline Vion: Với Làng Mai được thành lập từ năm 1982, từ các xóm trong vùng, nay pháp môn của Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã phát triển ra nhiều trung tâm trên thế giới. Làng Mai nay có hàng trăm tu sỹ tới từ tất cả các quốc gia khác nhau và hàng năm tiếp đón hàng ngàn thiền sinh, người tới tu tập pháp môn thiền học.

Thích Nhất Hạnh là một trường hợp đặc biệt. Ông đã cung cấp một bài học mới về sự minh triết mà có thể áp dụng trong đời sống thường nhật với tất cả mọi người, dù nguồn gốc, niềm tin xuất phát điểm là gì.

BBC: Từ khi thành lập ở vùng, Làng Mai có tạo ra thay đổi gì cho khu vực?

TS. Caroline Vion: Theo quan sát của chúng tôi, mọi người đổ tới đây từ khắp nơi trên thế giới. Cộng đồng Làng Mai đã hòa trộn hoàn toàn vào vùng đất này, vào thiên nhiên và trong cộng đồng dân cư địa phương.

'Vấn đề với Việt Nam'

thich nhat hanh 2
Thiền sư Thích Nhất Hạnh trong một đại lễ 'Trai đàn bình đẳng
chẩn tế' ở Chùa Vĩnh Nghiêm, TP Hồ Chí Minh năm 2007.
(ảnh: VietBao.vn)

BBC: Nếu có thể nêu một di sản hay đóng góp lớn nhất của Thiền sư và Làng Mai, thì đó là gì?

TS. Caroline VionĐó là tình bằng hữu, hòa bình, hạnh phúc ngay trong hiện tại. Đó là an lạc trong Tâm, là hòa bình trên thế giới với mọi người và ngay trong hiện tại.

BBC: Thiền sư Thích Nhật Hạnh, tuy thế, có giới hạn, hạn chế nào không?

TS. Caroline Vion: Tôi nghĩ rằng sự tỉnh thức, giác ngộ luôn giúp người ta nhận thức được bản thân và do đó tự biết được những giới hạn của mình và do đó sẽ biết đối xử với những hạn chế ấy một cách minh triết, khôn ngoan.

BBC: Liệu Làng Mai có tương lai ở Pháp và trong thế giới Phương Tây? Những người đến với Làng Mai có thỏa mãn không?

TS. Caroline Vion: Tư tưởng phương Đông ngày càng thu hút, hấp dẫn phương Tây. Việc phương Đông cung cấp được những minh triết sâu xa để giúp điều chỉnh thái độ của người Pháp, mà thường được cho là 'quá phương Tây', quá nhấn mạnh vào sức mạnh, là một điều tốt.

BBCLàng Mai thành công như vậy theo bà, nhưng dường như chưa được chính quyền ở Việt Nam hiện nay chấp nhận, tại sao?

TS. Caroline Vion: Tôn giáo nói chung và Phật giáo, Thiên chúa giáo và các tôn giáo khác nói riêng, vẫn còn là một vấn đề đối với chính quyền Việt Nam. Phật giáo ở Việt Nam cũng còn nằm trong tầm ngắm mục tiêu của thể chế độc đảng.

Trong thể chế ấy, có vẻ như tín ngưỡng tôn giáo được coi là thế lực có thể chống lại quyền lực độc đảng vốn chủ trương độc quyền các hoạt động chính trị và quyền lực nhà nước. Và câu hỏi đặt ra là liệu thể chế ấy có luôn chắc chắn sẽ nắm giữ được mọi quyền lực mãi mãi, vĩnh viễn hay đến một lúc nào đó sẽ phải thay đổi và làm khác đi.

Tiến sỹ Caroline Vion là nhà nghiên cứu địa phương về di sản và lịch sử, tôn giáo cũng như các thể chế cổ xưa. Bà cũng là thành viên của Hội đồng giáo dục, văn hóa và truyền thông ở Pessac, địa phương, thuộc vùng Tây Nam nước Pháp.

Nguồn: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2015/02/150228_langmai_caroline_vion

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
07 Tháng Giêng 2016(Xem: 6154)
Chí nguyện thứ nhất của tôi trong đời sống, như một con người, là thúc đẩy những giá trị nhân bản và những phẩm chất đó của tâm linh là những nhân tố then chốt trong một cuộc sống hạnh phúc, cho dù là một cá nhân, một gia đình, hay một cộng đồng.
07 Tháng Giêng 2016(Xem: 5943)
Trong mười lăm năm, tôi đã đi theo và thông dịch lời giảng dạy của ngài trong hệ thống thiền tập Thời Luân - Kalachakra, được xem như tối thượng bởi những Phật tử Tây Tạng và hồi hướng cho hòa bình thế giới.
11 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 6409)
Unalome [u-na-lô-mê] là một biểu tượng rất phổ biến trong đời sống tâm linh tại Thái Lan. Đó là một hình tượng xoắn lò xo dạng tháp. Thông thường biểu tượng này được vẽ trên các hình xăm, hoặc khắc trên các tấm bùa hộ mệnh mà hầu hết các du khách đến Thái Lan đều có dịp xem qua hoặc sở hữu.
14 Tháng Mười Một 2015(Xem: 6780)
Tôi sinh ra là một người Thiên Chúa Giáo, được giáo dục trong các trường học Thiên Chúa Giáo, và thậm chí tôi còn ca hát trong ca đoàn nhà thờ địa phương. Nhưng vào năm tôi 16 tuổi, lúc tôi đọc cuốn sách đầu tiên về Phật Giáo, ngay lập tức, tôi biết rằng tôi là một người Phật Tử
29 Tháng Mười 2015(Xem: 7028)
Trong bài viết này, tôi nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc đề cao sự hiểu biết, độ lượng và đối thoại liên tôn giáo vì mục đích tôn trọng các dị biệt về văn hóa và tôn giáo trên toàn cầu.
19 Tháng Chín 2015(Xem: 9470)
Thông thường Tây Tạng hạn chế các phương tiện truyền thông nước ngoài, nhưng tuần này các quan chức Trung Quốc đã hướng dẫn phái đoàn báo chí ngoại quốc tới thăm khu vực này, gần hai tuần sau khi Bắc Kinh tổ chức kỷ niệm 50 năm ngày họ chiếm đóng trên toàn lãnh thổ Himalaya.
08 Tháng Chín 2015(Xem: 7620)
Từ hơn hai thập niên, cả thế giới thắc mắc về tình hình của ngài Ban Thiền Lạt Ma, một định chế được xem như cao quý thứ nhì định chế Đức Đạt Lai Lạt Ma đối với dân tộc Tây Tạng. Nhà nước Trung Quốc sau khi bắt cóc cậu bé được nhiều người tin là hậu thân của Đức Ban Thiền Lạt Ma đã giữ im lặng suốt hai thập niên. Bây giờ mới lên tiếng, rằng cậu bé bây giờ là một thanh niên bình thường.
06 Tháng Chín 2015(Xem: 10896)
Những Phật tử ở phương Tây chú ý chủ yếu đến khía cạnh thiền định, triết lý, giáo lý đạo đức của Phật. Tác giả nhận thấy phương Tây là nơi tiếp nhận Phật giáo nhưng lại vẫn duy trì được những giá trị tốt đẹp thực sự của tôn giáo này. Những gì họ đã tiếp nhận ở tôn giáo này thì đó mới đích thực là Đạo Phật, Le Monde kết luận.
05 Tháng Chín 2015(Xem: 6979)
Một chủ đề riêng, ngoại vi của Thiền, nhưng cũng thể hiện được sự cần thiết của Phật giáo phổ quát khắp nơi; Phật giáo đến Phương Tây như thế nào ? Là câu hỏi được nhiều người đặt ra và khảo cứu,