Huy Chương Vàng Của Quốc Hội Hoa Kỳ Trao Tặng Cho Đức Đạt Lai Lạt Ma Năm 2006

08 Tháng Tư 201515:15(Xem: 6415)

Huy Chương Vàng Của Quốc Hội Hoa Kỳ
Trao Tặng Cho Đức Đạt Lai Lạt Ma Năm 2006
The United States Congressional Gold Medal
Awarded To The Dalai Lama In 2006
Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến
Source-Nguồn: usmint.gov - Picture-Hình: time.com, usmint.gov

 

Lời Giới Thiệu:

Đức Đạt Lai Lạt Ma đã nhận Huy Chương Vàng Của Quốc Hội Hoa Kỳ ở Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn vào tháng 10 năm 2007 (xem Hình 1). Tuy nhiên, bản sao chép là huy chương đồng, mà chúng tôi đã chuyển ngữ sau đây. Xin xem thêm chi tiết nầy (về bản chính, và bản sao chép), ở phần ghi chú.

dalai lama gold medal 001

Hình 1: Đức Đạt Lai Lạt Ma phát biểu trong một buổi lễ trao tặng ngài tấm Huy Chương Vàng Của Quốc Hội Hoa Kỳ ở Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn vào tháng 10 năm 2007. Picture-Hình: Saul Loeb - AFP / Getty Images lấy từ trang time.com

(The Dalai Lama speaks during a ceremony to present him with the Congressional Gold Medal in Washington, D.C., in October 2007.)

 dalai lama gold medal 002

Hình 2: Mặt phía trước của Huy Chương Đồng (bản sao chép) Cho Đức Đạt Lai Lạt Ma. Những dòng chữ được khắc như sau: "Đức Đạt Lai Lạt Ma Thứ 14 Của Tây Tạng", tên ngài  là "Tenzin Gyatso", và "Đạo Luật Của Quốc Hội Năm 2006"

dalai lama gold medal 003

Hình 3: Mặt phía sau của Huy Chương Đồng (bản sao chép) Cho Đức Đạt Lai Lạt Ma. Những dòng chữ được khắc như sau: "Hòa bình của thế giới phải làm cho phát triển, từ trong tâm bình an của con người. Hòa bình không có nghĩa là sự vắng mặt của sự bạo động. Hòa bình được biểu lộ qua lòng từ bi của con người."

 

Huy Chương Đồng (bản sao chép) Cho Đức Đạt Lai Lạt Ma.

Người Được Tôn Kính:

Những huy chương nầy được đúc ra để tôn vinh ngài Tenzin Gyatso, Đức Đạt Ma Thứ 14 Của Tây Tạng, để ghi nhận rất nhiều sự đóng góp lâu dài, nổi bật và to lớn của ngài cho nền hòa bình, cho sự bất bạo động, cho nhân quyền của con người và cho sự hiểu biết về tôn giáo.

Huy Chương:

Thiết kế của mặt phía trước của huy chương là bức chân dung của Đức Đạt Lai Lạt Ma, nền phía sau ngài là dãy núi Hi Mã Lạp Sơn của Tây Tạng. Có ba dòng chữ được khắc trên huy chương cùng với chân dung ngài: "Tenzin Gyatso" được khắc phía bên trái, ngay phía trên đỉnh dãy núi, "Đức Đạt Lai Lạt Ma Thứ 14 Của Tây Tạng" được trang trí ngay trên đỉnh của huy chương, và "Đạo Luật Của Quốc Hội Năm 2006" được khắc trên tay trái của bàn tay Đức Đạt Lai Lạt Ma.

Mặt phía sau của huy chương là thiết kế hình hoa sen tượng trưng có nhiều cánh, hoa sen là biểu tượng cho sự tinh khiết. Những lời nói của Đức Đạt Lai Lạt Ma Thứ 14 được trích dẫn, rồi khắc phía bên trên hình hoa sen: "Hòa bình của thế giới phải làm cho phát triển, từ trong tâm bình an của con người. Hòa bình không có nghĩa là sự vắng mặt của sự bạo động. Hòa bình được biểu lộ qua lòng từ bi của con người."

Thiết Kế:

Mặt Trước: Don Everhart

Mặt Sau: Joseph Menna

Ủy Quyền Cho Lập Pháp: Luật Công 109-287

Nơi Đúc: Xưởng Đúc Philadelphia (không có dấu đúc triện)

GHI CHÚ:

Huy Chương:

Xưởng Đúc Của Hoa Kỳ sản xuất những huy chương quốc gia để kỷ niệm những sự kiện lịch sử quan trọng của quốc gia, hoặc để tôn vinh những nhân vật có những hành động vượt trội, và có những thành tựu to lớn đã làm phong phú lịch sử của chúng ta, hoặc là lịch sử của thế giới. Khi quốc hội chấp thuận, những bản sao chép huy chương đồng (90% là đồng, 10% là kẽm) từ bản chính Huy Chương Vàng của quốc hội, được đúc ra để bán cho công chúng. "Bản Danh Sách Của Các Huy Chương" cũng được sản xuất, một số bản được-đúc-liên-tục, thí dụ như Những Vị Tổng Thống Của Hoa Kỳ, Thủ Quỹ Ngân Khố (secretaries of the Treasury), Giám Đốc Xưởng Đúc (Directors of the Mint), và Những Tòa Nhà Lịch Sử Của Hoa Kỳ và những người khác khi được phê chuẩn bởi Thủ Quỹ Ngân Khố.

Source: www.usmint.gov/mint_programs/medals/?action=medal&ID=26#

Dalai Lama Bronze Medal

The Man

These medals are being struck to honor Tenzin Gyatso, the 14th Dalai Lama of Tibet, in recognition of his many enduring and outstanding contributions to peace, non-violence, human rights and religious understanding.

The Medal

The obverse design depicts a portrait of the Dalai Lama with the Himalayan Mountains of Tibet in the background.  Three inscriptions accompany the portrait: "Tenzin Gyatso" is inscribed on the upper left just above the mountains, "14th Dalai Lama of Tibet" adorns the top edge, and "Act of Congress 2006" appears to the left of the Dalai Lama's hands.

The reverse design features a stylized lotus flower, considered to be a symbol of purity.  The inscriptions include quoted remarks of the 14th Dalai Lama:  "World peace must develop from inner peace.  Peace is not the absence of violence.  Peace is the manifestation of human compassion."

Design: 

Obverse: Don Everhart

Reverse: Joseph Menna

Authorizing Legislation: Public Law 109-287

Place Minted: Philadelphia Mint (no mint mark)

NOTE:

Medals

The U.S. Mint produces national medals to commemorate significant historical events of the Nation, or to honor those persons whose superior deeds and achievements have enriched our history, or the world. When legislation permits, bronze duplicates (90% copper, 10% zinc), of congressional Gold Medals, are struck for sale to the public. "List Medals" are also produced, some as part of a continuing series, such as the Presidents of the United States, Secretaries of the Treasury, Directors of the Mint, and Historic Buildings of the United States and others when approved by the secretary of the Treasury.

BÀI ĐỌC THÊM:
Đức Đạt Lai Lạt Ma và Huân Chương Vàng Quốc Hội Hoa Kỳ.(Tuệ Uyển)



Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Sáu 2016(Xem: 5263)
Đã là ngày thứ mười lăm của lịch Tây Tạng, một cách truyền thống đây là thời gian để làm mới. Đức Đạt Lai Lạt Ma đang ở thị trấn của Đạo Tràng Giác Ngộ, Bodhgaya, để tỏ lòng tôn kính đến Phật tích thiêng liêng nhất của Phật Giáo. Sau một vài ngày cần thiết để nghỉ ngơi ở đây, ngài sẽ tiếp tục cuộc hành hương đến đỉnh Linh Thứu trước khi trở lại để truyền lễ quán đảnh Thời Luân. Đức Đạt Lai Lạt Ma bước lên ngai của ngài bên trong Đại Tháp Giác Ngộ, dưới tàng cây bồ đề cổ kính, hậu duệ trực tiếp của cây bồ đề xưa kia nơi Đức Phật đã đạt đến Giác Ngộ hai nghìn năm trăm trước. đông đảo những tu sĩ Tây Tạng ngồi đối diện với ngài trong khoảng sân rộng. Họ đã đến đây để tham dự nghi thức sojong hai lần một tháng - sám hối.
15 Tháng Sáu 2016(Xem: 5331)
Ánh sáng buổi trưa chiếu ấm áp và dễ chịu trên những tàn tích của Đại Học Na Lan Đà cổ xưa. Đức Đạt Lai Lạt Ma và một đoàn tùy tùng khoảng một trăm tu sĩ ngồi và trì tụng kinh chú trên bãi cỏ đối diện trực tiếp với phần còn lại của ngôi tháp cao chín mươi bộ. Tất cả đã đến đây sau khi dừng chân ở Sarnath, trong một cuộc hành hiếm hoi để tỏ lòng tôn kính đến những Phật tử ưu việt Ấn Độ, những người đã học và dạy tại Na Lan Đà. Lãnh tụ Tây Tạng đã không đến đây trong hơn hai thập niên.
10 Tháng Sáu 2016(Xem: 5658)
Đức Đạt Lai Lạt Ma bước ra khỏi chiếc xe đại sứ bọc thép trắng và cất bước hướng đến một khán đài tạm cạnh tháp Sarnath (tháp Chuyển Pháp Luân ở Lộc Uyển). Có khoảng vài trăm khách hành hương và tu sĩ đã tập họp, đang chờ đợi ngài thuyết giảng. Đấy là tháng Giêng, và lãnh tụ Tây Tạng tiến hành một cuộc hành hương hiếm hoi đến những Phật tích thiêng liêng nhất ở Ấn Độ. Sarnath là nơi dừng chân đầu tiên, hơn hai mươi lạt ma cao cấp trong bộ y áo màu đỏ quen thuộc, cầm một bó nhang trong tay, xếp hàng trên lối đi chào đón ngài.
06 Tháng Sáu 2016(Xem: 5151)
Có một cảm giác hấp dẫn mạnh mẽ bất ngờ tại thiền phòng riêng của Đức Đạt Lai Lạt Ma ở Dharamsala, biến chuyển trong năm ngày thành một phòng họp cho Hội Nghị Tâm Thức và Đời Sống lần thứ 10. Mọi con mắt đang đổ dồn về Steven Chu, khôi nguyên vật lý của Hoa Kỳ. Ông ngồi trên ghế được xếp bên phải của Đức Đạt Lai Lạt Ma, một bình hoa bằng đồng đầy những hoa tươi ở phía sau ông. Chu đang chuẩn bị để giải thích mối quan hệ tiềm tàng giữa toán học và cơ học lượng tử đến Đức Đạt Lai Lạt Ma và hội nghị.
17 Tháng Năm 2016(Xem: 5625)
Những ngày hội mừng Một Trăm Năm Giải Nobel Hòa Bình là trọn vẹn. Tôi đang ngồi tại phòng khách gác lững của Khách Sạn sang trọng Holmenkollen, chờ để có thức uống với Lodi Gyari Rinpoche, đại diện đặc biệt của Đức Đạt Lai Lạt Ma. Phòng chờ đợi đông đảo. Tôi có thể thấy tác giả quyển Holocaust (Vụ Diệt Chủng Do Thái) và khôi nguyên hòa bình Elie Wiesel đang mãi mê đàm luận với một người đồng hành, hoàn toàn không chú ý tới sự huyên náo chung quanh ông. Một người khôi nguyên khác, José Ramos-Hortas của Đông Timor, ở tại một chiếc bàn ngay bên cạnh, ông đang trả lời phỏng vấn với một vài phóng viên.
19 Tháng Tư 2016(Xem: 5200)
Kể từ khi anh được phát hiện treo cổ trong ký túc xá vào tháng Giêng này, câu chuyện về cuộc đời của Rohith Vemula đã được khơi lại thành đề tài nói chuyện về hệ thống đẳng cấp và sự kỳ thị đặt căn bản trên đẳng cấp tại Ấn Độ, đặc biệt hơn là trong các trường đại học.
05 Tháng Tư 2016(Xem: 5665)
Phòng hành thiền của Đức Đạt Lai Lạt Ma được tắm trong ánh nắng dịu dàng của buổi sáng. Những tủ đựng đồ bằng gỗ chạm trổ tinh vi đứng dọc bên tường, ở giữa chúng tôi có thể thấy nhiều bức tượng bằng đồng và vô số sản phẩm thủ công tôn giáo. Cả kho kinh điển Tây Tạng gói trong những tấm vải vàng và gấm thêu kim tuyến chồng chất đầy những kệ sách được làm theo truyền thống. Trung tâm của phòng được chiếm ưu thế bởi một bàn thờ trang trí công phu. Một bức tượng - cao không quá hai bộ được đặt trong một ngôi điện nho nhỏ bằng gỗ và thủy tinh - thật là một nơi đáng ngưỡng mộ. Không gian trầm lặng tuyệt đẹp, một sự thanh lịch bình dị.
02 Tháng Tư 2016(Xem: 4963)
Đây là trích đoạn (lần thứ ba) từ buổi nói chuyện Hỏi & Đáp với Thượng Tọa Pomnyun tại trường Đại Học Princeton vào ngày 1/10/2014. Người phỏng-vấn hỏi Thượng Tọa Pomnyun trở thành một nhà sư như thế nào.