Hành Hương Hòa Bình

28 Tháng Sáu 201503:08(Xem: 8250)
blank

HÀNH HƯƠNG HÒA BÌNH
Nguyên Giác

sinh-nhat-duc-dat-Lai-Lat-Ma-10
Đức Đạt Lai Lạt Ma trong lễ Sinh nhật tại Dharamsala
(ảnh: VP Dalai lama)

Tuần sau sẽ là các lễ hội mừng sinh nhật thứ 80 của Đức Đạt Lai Lạt Ma tại Quận Cam. Tuần này, là các lễ hội sinh nhật của ngài tổ chức ở Vương quốc Anh. Trong đó, có cuộc Hành Hương Hòa Bình.

Một thời, chúng ta khi nghĩ về Anh quốc, là nghĩ tới Anh giáo. Bây giờ, nước Anh đa dạng hơn. Nơi từng khai sinh ra một tôn giáo, hội nhập từ Thiên Chúa Giáo vào vương quyền nước Anh, đang mất dần tín đồ Ky Tô. Người ta có thể nói rằng khoa học đang làm nhạt dần lòng tin vào Ky Tô Giáo; đúng là dân số vô thần có tăng. Nhưng cũng có thể nói rằng, dân Anh đang rủ nhau chuyển niềm tin sang các tôn giáo khác, trong đó có Hồi Giáo và Phật Giáo. Thực tế, Phật Giáo không cần tới đức tin như các tôn giáo khác, nhưng sự quyến rũ của Phật Giáo là thiền tập, và đó là lý do cho thấy tù nhân tại Anh theo Phật Giáo tăng vọt.

***

Nhìn tổng quan, nhiều người Anh thờ ơ với tôn giáo, trong đó số người vô thần đã nhiều hơn người tự nhận có theo một tôn giáo tại Anh.

Các bản khảo sát lớn cũng đã đưa ra các con số phù hợp với các bản khảo sát riêng của British Social Attitudes và đối chiếu các bản khảo sát European Social Surveys, với một bản khảo sát YouGov thực hiện trong tháng 2-2012 đã cho thấy chỉ còn 43% người trả lời nói rằng họ có theo một tôn giáo nào đấy, và nhiều tới 76% nói rằng họ không mộ đạo hay là họ đã hoàn toàn vô thần; nghĩa là, đa số áp đảo đã không quan tâm nhiều về tôn giáo. Nghĩa là, có hiện tượng cho thấy số tín đồ theo đạo Cơ Đốc ở Anh đang co cụm. (Wikipedia: https://en.wikipedia.org/wiki/Religion_in_the_United_Kingdom)

***

Báo chí ưa giựt gân, luôn luôn tìm những tựa đề dễ gây bất ngờ. Thí dụ, trên tạp chí Forbes ngày 3/05/2012 (tức ngày 5 tháng 3-2012) có bài viết tựa đề “In The UK 2030, It's Good Bye Jesus, Hello Buddha” (Tại Vương quốc Anh năm 2030, Từ Biệt Jesus, Đón Chào Đức Phật)…

Nói là như thế, là hình dung rằng dân Anh ào ạt đổi sang làm Phật Tử, thực ra, Phật Tử lúc đó cũng khó thể đông bằng tín đồ Ky Tô hay tín đồ Hồi Giáo. Nhưng đúng là có hiện tượng trí thức Anh rủ nhau tập Thiền.

Đó là từ cuộc nghiên cứu của House of Commons (Hạ Viện Anh) nói rằng vào năm 2030, tín đồ Ky Tô (nhiều hệ phái) sẽ ít hơn tín đồ Hồi Giáo, Ấn Giáo và Phật Giáo gộp lại. Nghĩa là, theo báo này, chỉ một thế hệ nữa, là “It’s goodbye Jesus. Hello Buddha in the UK within a generation.” (Từ biệt Jesus. Đón chào Đức Phật tại Anh chỉ trong một thế hệ nữa.)

Báo The Daily Mail (năm 2012) tính ra rằng trong vòng 6 năm trước đó, dân số Hồi Giáo tăng 37% để tới 2.6 triệu người; Ấn giáo tăng 43% và Phật Giáó tăng 74%. (Xem: http://www.forbes.com/sites/kenrapoza/2012/03/05/in-the-uk-2030-its-good-bye-jesus-hello-buddha/)   Nghĩa là, Phật tử tuy ít (bây giờ chưa tới 300,000 Phật tử ở Vương quốc Anh), nhưng tốc độ truyền giáo nhanh gần gấp đôi Hồi Giáo.

***

Điểm đặc biệt, là tù nhân Anh quốc ưa thích Phật  giáo. Báo Telegraph ngày 5 tháng 8-2009 cho biết, Phật Giáo là tôn giáo tăng nhanh nhất trong các trại giam Anh quốc trong thập niên qua: tín đồ tăng gấp 8 lần. Có thể suy đoán rằng, nhiều tù nhân ở Vương quốc Anh tìm được an lạc qua các pháp Thiền Phật Giáo. Cách khác, họ không tin là có đấng Thượng Đế nào thưởng phạt. (xem: http://www.telegraph.co.uk/news/religion/5977093/Buddhism-is-fastest-growing-religion-in-English-jails-over-past-decade.html)

***

Do vậy, trong tình hình như thế, sinh nhật Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng là một sự kiện lớn. Và Phật Tử Anh quốc đã có cách riêng để chúc mừng sinh nhật Ngài.

Sau đây là bản dịch từ bài viết “Buddhists on penniless pilgrimage to mark Dalai Lama's 80th birthday” (Phật tử trên chuyến hành hương không-một-xu để ghi nhớ sinh nhật thứ 80 của Đức Đạt Lai Lạt Ma) trên nhật báo Anh quốc Cheddar Valley Gazette (http://www.cheddarvalleygazette.co.uk/Buddhists-penniless-pilgrimage-mark-Dalai-Lama-s/story-26766502-detail/story.html)  ngày 25-6-2015.

***

Cuộc hành hương có tên là The Road to Peace Pilgrimage (Hành Hương Đường Tới Hòa Bình) – chuyến đi bộ xa 200 dặm từ London tới Glastonbury – thực hiện mà không tốn một xu nào, đã tới Frome hôm Thứ Tư 24-6-2015, để thực hiện buổi chiếu phim đặc biệt có tên là “Road to Peace” (Đường Tới Hòa Bình) về Ngài Đạt Lai Lạt Ma, phim này từng được giải thưởng và bây giờ dùng gây quỹ cứu trợ Nepal tại rạp Westway Cinema, từ 5-7pm.

Tất cả tiền thu từ sự kiện này sẽ trao cho hội HelpTibet nhằm giúp nạn nhân vụ động đất mới đây và các trận dư chấn ở Nepal.

Cánh cửa rạp Westway Cinema mở lúc 5pm để bán vé số gây quỹ và chiếu một slideshow, sau đó là một video ngắn về trận động đất quay bởi Thomas Kelly, một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp đang sống ở Kathmandu.

Tiếp theo là chiếu phim “Road to Peace” lúc 5:45pm, ghi lại quan điểm của Đức Đạt Lai Lạt Ma về cách chúng ta có thể tạo ra hòa bình lâu dài với chính mình, và rồi tới phần vấn đáp với nhà đạo diễn phim này là Leon Stuparich.

Cũng sẽ chiếu phim “Road to Peace” ở trường Sidcot School, nơi thành phố Winscombe, vào Thứ Năm 25-6-2015 lúc 8pm. Phim “Road to Peace” mới đây được phổ biến trên mạng toàn cầu, và sẽ chiếu ở lễ hội Glastonbury Festival vào ngày Chủ Nhật 28-6-2015.

Cuộc đi bộ hành hương tiếp tục tới Wells vào Thứ Sáu 26-6-2015, trước khi tới Glastonbury vào Thứ Bảy 27-6, kịp cho nghi lễ hòa bình thế giới World Peace Ceremony trên đồi Tor lúc 4pm, thực hiện bởi Dawn Kinsella, một nữ tu từ đền Goddess Temple tại Glastonbury với tham dự của nhà văn nổi tiếng Tim Freke và nhiều viên chức liên tôn.

Cuộc hành hương Road to Peace Pilgrimage hướng dẫn bởi Leon Stuparich (với nhóm chủ yếu gồm 2 người khác) dẫn đầu tuyến hành hương dọc theo Thames Path và The Ridgeway.

Cuộc hành hương để mừng sinh nhật thứ 80 của Đức Đạt Lai Lạt Ma và để nêu lên nỗ lực của ngài vì Hạnh Phúc và Hòa Bình Toàn Cầu, và gây quỹ cho Tibet House Trust, giúp hội này trợ giúp người Tây Tạng lưu vong và gìn giữ văn hóa Tây Tạng.

Người hành hương hòa bình nổi tiếng Satish Kumar đã đi bộ 8000 dặm từ Ấn Độ tới Hoa Kỳ vì Hòa Bình Thế Giới đã không tốn xu nào, nhận định về cuộc hành hương: “Hành hương ‘The Road to Peace Pilgrimage’ là sáng kiến tuyệt vời, để chiêm nghiệm về và tạo ra cuộc đối thoại về cách nào chúng ta có thể đạt được hòa bình và hạnh phúc. Cuộc hành hương đời tôi đã dạy tôi rằng hòa bình nội tâm và hòa hài là nền tảng cốt tủy để xây dựng  thịnh vượng và hạnh phúc hướng ngoạị, hệt như cần có đất làm nền cho xây dựng một căn nhà lên đó. Để đạt hạnh phúc trong tâm và thịnh vượng bên ngoài, chúng ta trước tiên cần hòa bình toàn diện để xây dựng một cuộc đời hạnh phúc  và một xã hội từ bi.”

Leon Stuparich nói: “Dọc theo chuyến hành hương này, chúng tôi đã tạo ra đối thoại liên tôn về cách tìm được hòa bình và hạnh phúc với các nhóm tôn giáo và hoạt động mà chúng tôi đã ghé thăm. Trong tinh thần hành hương Phật Giáo truyền thống – và gợi hứng từ các nhà hành hương thời hiện đại như Satish Kumar và Peter Owen Jones – chúng tôi trải qua thách thức của cuộc đi bộ từ London tới Glastonbury không mang theo tiền và chỉ mang tối thiểu nhu dụng để sống sót, và chúng tôi thấy tuyệt vời và xúc động vì niềm tin và tử tế của mọi người đã mang chúng tôi vượt qua thời gian thử nghiệm.”

Là một biểu tượng mạnh mẽ về Hòa Hài Liên Tôn, cuộc hành hương Road to Peace Pilgrimage cũng sẽ khởi sự chuyến viếng thăm Anh quốc của Đức Đạt Lai Lạt Ma cuối tháng này, khi ngài sẽ khánh thành trụ sở mới của tu viện Buddhist Community Centre UK tại Aldershot vào Thứ Hai 29-6-2015.

Những người hành hương nổi tiếng tham dự hành hương này và/hay là liên hệ tới đối thoại liên tôn, có vị lạt ma Tây Tạng Tashi Tsering của tu viện Jamyang Buddhist Centre ở London; tu sĩ Peter Owen Jones, người nổi tiếng trên các chương trình truyền hình BBC TV series như Around the World in 80 Faiths (Vòng Quanh Thế Giới với 80 Tôn Giáo); Tim Freke, nhà văn có sách bán chạy hàng đầu và là tiếng nói thẩm quyền về tâm linh thế giới; và nhà sư Tây Tạng Gelong Trinley từ tu viện Kagyu Samye Dzong ở London.

Đại sư Geshe Tashi Tsering, người đi bên cạnh Đức Đạt Lai Lạt Ma khi ngài thăm Anh, nói: “Tôi ủng hộ nhiềt tình cuộc đi bộ này. Nó gửi thông điệp mạnh mẽ về ước muốn chung của chúng ta là mang hòa bình và hòa hài trong cộng đồng. Việc vận động cho hòa hài tôn giáo và tôn trọng lẫn nhau xuyên qua đối thoại và hành động là một trong các chủ đề chính trong các việc làm của Đức Đạt Lai Lạt Ma. Hành hương hòa bình này rất mực thích nghi và là pháp cúng dường rất nhiều cảm hứng.”

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
07 Tháng Giêng 2016(Xem: 6154)
Chí nguyện thứ nhất của tôi trong đời sống, như một con người, là thúc đẩy những giá trị nhân bản và những phẩm chất đó của tâm linh là những nhân tố then chốt trong một cuộc sống hạnh phúc, cho dù là một cá nhân, một gia đình, hay một cộng đồng.
07 Tháng Giêng 2016(Xem: 5950)
Trong mười lăm năm, tôi đã đi theo và thông dịch lời giảng dạy của ngài trong hệ thống thiền tập Thời Luân - Kalachakra, được xem như tối thượng bởi những Phật tử Tây Tạng và hồi hướng cho hòa bình thế giới.
11 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 6411)
Unalome [u-na-lô-mê] là một biểu tượng rất phổ biến trong đời sống tâm linh tại Thái Lan. Đó là một hình tượng xoắn lò xo dạng tháp. Thông thường biểu tượng này được vẽ trên các hình xăm, hoặc khắc trên các tấm bùa hộ mệnh mà hầu hết các du khách đến Thái Lan đều có dịp xem qua hoặc sở hữu.
14 Tháng Mười Một 2015(Xem: 6782)
Tôi sinh ra là một người Thiên Chúa Giáo, được giáo dục trong các trường học Thiên Chúa Giáo, và thậm chí tôi còn ca hát trong ca đoàn nhà thờ địa phương. Nhưng vào năm tôi 16 tuổi, lúc tôi đọc cuốn sách đầu tiên về Phật Giáo, ngay lập tức, tôi biết rằng tôi là một người Phật Tử
29 Tháng Mười 2015(Xem: 7031)
Trong bài viết này, tôi nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc đề cao sự hiểu biết, độ lượng và đối thoại liên tôn giáo vì mục đích tôn trọng các dị biệt về văn hóa và tôn giáo trên toàn cầu.
19 Tháng Chín 2015(Xem: 9473)
Thông thường Tây Tạng hạn chế các phương tiện truyền thông nước ngoài, nhưng tuần này các quan chức Trung Quốc đã hướng dẫn phái đoàn báo chí ngoại quốc tới thăm khu vực này, gần hai tuần sau khi Bắc Kinh tổ chức kỷ niệm 50 năm ngày họ chiếm đóng trên toàn lãnh thổ Himalaya.
08 Tháng Chín 2015(Xem: 7620)
Từ hơn hai thập niên, cả thế giới thắc mắc về tình hình của ngài Ban Thiền Lạt Ma, một định chế được xem như cao quý thứ nhì định chế Đức Đạt Lai Lạt Ma đối với dân tộc Tây Tạng. Nhà nước Trung Quốc sau khi bắt cóc cậu bé được nhiều người tin là hậu thân của Đức Ban Thiền Lạt Ma đã giữ im lặng suốt hai thập niên. Bây giờ mới lên tiếng, rằng cậu bé bây giờ là một thanh niên bình thường.
06 Tháng Chín 2015(Xem: 10897)
Những Phật tử ở phương Tây chú ý chủ yếu đến khía cạnh thiền định, triết lý, giáo lý đạo đức của Phật. Tác giả nhận thấy phương Tây là nơi tiếp nhận Phật giáo nhưng lại vẫn duy trì được những giá trị tốt đẹp thực sự của tôn giáo này. Những gì họ đã tiếp nhận ở tôn giáo này thì đó mới đích thực là Đạo Phật, Le Monde kết luận.
05 Tháng Chín 2015(Xem: 6980)
Một chủ đề riêng, ngoại vi của Thiền, nhưng cũng thể hiện được sự cần thiết của Phật giáo phổ quát khắp nơi; Phật giáo đến Phương Tây như thế nào ? Là câu hỏi được nhiều người đặt ra và khảo cứu,