Phật Giáo và Y Học Tây Tạng

05 Tháng Bảy 201616:57(Xem: 5195)

PHẬT GIÁO và Y HỌC TÂY TẠNG
Stéphane Grès
Song ngữ Việt - Pháp | dịch từ tiếng Pháp bởi Phan Cao Ánh

 

Đức Phật Dược Sư
Đức Phật Dược Sư

1. Lời mở đầu

Lòng bàn tay Phật Dược Sư hướng ra ngoài tượng trưng cho sự che chở bởi ngài. Trên tay cầm myrobolan, trái cây được xem trong truyền thống Tây Tạng là hoàn hảo nhất trong các thảo dược. Tay trái Ngài cầm một bình bát có chứa ba chất cam lồ: một mật ngọt để chữa bệnh và cải tử hoàn sinh; một mật ngọt để chống lại lão hóa và một mật ngọt không bao giờ cạn kiệt, có thể soi sáng trí tuệ và gia tăng hiểu biết. Cũng như Y sĩ Yeshi Donden đã viết: " Từ Phật chỉ định những người đã tỉnh thức (boud-) ra khỏi giấc ngủ của vô minh (..) và trí huệ của họ đã hiểu biết được tất cả (dha-) những gì có thể biết được (..). Họ đã vượt qua mọi trở ngại cho sự Toàn Giác, và đã đạt được một nhận thức trực tiếp và trọn vẹn về chân lý tối hậu: đó là tất cả đều hiện hữu tương quan với nhau, và không có gì có một tự tánh độc lập ".

2. Hệ thống học và triết lý Phật giáo

Căn bản của sự khổ đau của chúng sinh dựa lên một quan niệm sai lầm về thực tại. Do đó, mục đích của triết lý Phật giáo là nghiên cứu bằng nội quan, quán xét và ý thức về bản chất sâu xa của tâm thức, là sự chấp trước liên quan tới môi trường sống. Sự chấp trước đó gọi theo tiếng Tây tạng là " Tèn Ching prèl Djoung ", có nghĩa là " có căn là xuất hiện liên kết ".

Nền tảng của tâm thức như một hiện tượng phản xạ theo triết lý Phật giáo là nguồn gốc khổ đau của chúng sinh.

Những phương thức của quá trình chủ thể hiểu biết đối với thế giới có thể đi từ mức thô sơ (thân thể) đến mức hết sức tinh tế (tâm) trên ba phương thức: ham muốn, ghét bỏ và vô ký. Vì không hiểu biết rằng quá trình đó đang tác động và tạo nên thế giới " tương đối ", cho nên chúng ta không thực hiện được hạnh phúc, là trạng thái căn bản của tâm.

Kinh nghiệm vẫn là nền tàng của tâm thức và có thể " thấy " được và thực nghiệm được (ví dụ thực hành " Samatha ", chỉ) qua cơ thể con người gồm nhiều mức độ sống khác nhau.Tư tưởng Phật giáo Tây Tạng đặt ra khái niệm Tam Thân tuệ giác.

Mức độ thô sơ đặc biệt áp dụng cho các hiện tượng có thể quan sát và nhận thức được bằng giác quan bình thường. Thế giới thô sơ tuân theo các định luật " đơn giản ". Đại khái: tất cả những gì có khởi đầu thì đều có kết thúc, những gì có kết thúc thì cũng có khởi đầu, và cái ở giữa thì tuân theo luật nhân quả theo 12 Nhân Duyên.

Thế giới vi tế liên quan đến sự hiện hữu, nó vượt qua khỏi thời gian và luật nhân quả (không diễn tả được). Đặc điểm của ý thức là nó hiện hữu một cách tương quan, tương tức, theo nghĩa người ta không thể tìm ra một nguyên do đầu tiên và cuối cùng của sự hiện hữu bản thể của nó (không có Big Bang cho hiện hữu)...

Một chiếc cầu nối cần được khám phá

Phác đồ trên đây là " một kiến tạo của tâm thức ", tuy nhiên nó cho phép đề ra một chiếc cầu nối với hệ thống học, và cho thấy thoáng qua con Người như một tổng thể liên quan với môi trường sống (theo tư tưởng Tây Tạng, con người có một khía cạnh bên trong/bên ngoài và sự bí mật hay là ở giữa). Quan niệm đó, chỉ nối kết ở đây có ba mức độ, có thể được xem  như một cách giải thích vấn đề tế nhị của các quan hệ thân/tâm chỉ có mặt trong một cách nhìn nhị nguyên của thực tại.Triết lý Phật giáo đề ra một con đường, một phương pháp để đánh bại quan niệm sai lầm đó, thông qua một loạt kỹ thuật nhận thức dựa lên kinh nghiệm hoạt động của tâm thức để đạt được tuệ giác (trạng thái tự nhiên của tâm thức, căn bản của hạnh phúc cầu mong bởi tất cả chúng sinh), tức là thiền định (thực hành Lodjong chẳng hạn) cũng như các thực tập sau khi thiền (thực hành  Donglen).

Mối quan hệ thân/tâm

blank


3. Y Học Tây Tạng và liệu trình giải pháp

Một trong những đặc điểm của y học Tây Tạng là cách tiếp cận cắm rễ sâu trong một hệ thống tư tưởng tập trung vào nguồn gốc của khổ đau, và tiến trình đưa đến sự chấm dứt của nó. Con đường dẫn tới dần dần phá bỏ vô minh, tức là nhận thấy cái ngã (ego) của mình chỉ là ảo tưởng và chỉ hiện hữu qua những mối quan hệ.

Trong khung cảnh tư tưởng đó, cơ thể cũng được xem như là kết quả của một tiến trình, trên cơ bản dựa lên 5 nguyên tố: Gió, Đất, Lửa, Nước, Không gian. Năm cái căn bản đó đi theo một thứ tự kết hợp đặc biệt. Tuy nhiên cần phải nói chính xác là các từ Đất, Nước, Lửa, Không gian dùng để chỉ định một sự vật bên ngoài (đặc biệt đối với đầu óc Tây phương) nhưng trong ý nghĩa Tây Tạng dường như chúng mô tả trước hết một loạt các tính chất của môi trường sống tự nhiên của con người. Chẳng hạn như về nguyên tố Đất, những tính chất kết hợp với nó là: nặng nề-vững vàng-thô sơ-êm dịu-mỡ màng-khô ráo. Nguyên tố Đất gồm đa phần là: thịt, mô, xương, cùng với các hệ thống giác quan và các bộ phận gây mối quan hệ với thế giới (khía cạnh hệ thống tạo nên cảm thọ qua xúc giác).Trên phương diện tổng quát, con người là kết quả của một sự tổ hợp các uẩn (Đất, nước, lửa, không gian), nhưng nó xuất phát từ một nguyên do, và một loạt điều kiện thuận lợi khiến nó nẩy sinh.

Những nguyên tố được tái kết hợp lại từng cặp tạo nên ba năng lượng: LONG (khí), XÍCH  BA (hỏa) và BỒI CĂN (thổ). Mục đích của Y học Tây Tạng là gây thăng bằng ba năng lượng đó để làm sao cơ thể và tâm thần không bị ốm đau. Điều cần phải nhấn mạnh là Y học Tây Tạng trước hết chú trọng đến những nguyên nhân của khổ đau, dù là trên phương diện thể chất hay tâm lý, và mặc dầu nó là nội tại trong cuộc sống con người. Sự không-hiểu biết (vô minh, là yếu tố đầu tiên) đã có mặt ngay từ khi sanh ra dưới dạng hiện hữu này (các nhà tư tưởng Tây Tạng trình bầy nó như " một sự thẩm nhuần, bóng hình hay mùi của cơ thể "). Vô minh là nguồn gốc của ba độc tố phát huy ra như sự biểu lộ một triệu chứng của sự mất điều chỉnh năng lượng.


Quan điểm của Y học Tây Tạng

Quan điểm y học Tây TạngTrong " hệ thống " tư tưởng này, lý do phát bệnh rất phong phú và đa dạng. Nó là kết quả của một bối cảnh, một lô hoàn cảnh mà một trong những khía cạnh là cá  nhân người bệnh và các quan hệ với cộng đồng của người đó. Những mối quan hệ " xã hội " được chỉ định như là “các định luật của vũ trụ”. Hình thức của bệnh tật trong sự diễn giải này tiến hóa tùy theo sự kích hoạt của cơ thể trong mục đích bảo tồn đối với xã hội và thời đại mà bệnh nhân đang sinh sống. Trên phương diện thực hành, bệnh tật có thể được giải thích bằng những khuynh hướng nội tại (liên quan đến hành vi của đương sự) và/ hoặc những hoàn cảnh bên ngoài. Nguyên lý  cơ bản vẫn là bản ngã, vì là ảo tưởng cơ bản của " ba độc tố ". Nhưng ngoài những lý do tâm linh và vượt khỏi ảnh hưởng của Nghiệp liên quan đến các hành vi trong kiếp trước, Y học Tây Tạng tìm cách nhìn thấy bệnh tật, như một triệu chứng cụ thể hóa một sự mất điều chỉnh năng lượng qua cơ thể vật lý. Như vậy bệnh tật là kết quả và sự biểu hiện mất cân bằng của một trong ba năng lượng, một cách tổ hợp (hay không), sự mất điều chỉnh này tự nó được thúc đẩy bởi một lô điều kiện khởi động và/ hoặc " thuận lợi ", trong đó có:

- Những rối loạn tâm thần

- Thời tiết (mùa)

- Hành vi

- Chế độ dinh dưỡng

- Những thần linh tác hại

Trên phương diện căn bản, tinh thần liên quan đến lối sống của con người, cho nên tiến trình hóa giải có thể áp dụng trên nhiều mức độ khác nhau tương ứng với cơ thể bệnh nhân:

- Khía cạnh thô sơ (ăn uống gì, nói năng gì).

- Khía cạnh tinh tế (những gì đạt được khi thiền định)

- Khía cạnh cực tinh tế (Phật tánh) tức là diệt bỏ được ảo giác nguồn gốc.

4. Kết luận

Theo chúng tôi, Y học Tây Tạng mang lại nhiều khía cạnh bị sao lãng bởi Y học Tây phương, đặc biệt là quan niệm người bệnh là một tổng-thể-tương-ứng. Người bệnh là một, duy nhất trong bệnh sử của mình, nhưng tuy vậy là thành phần của một tổng thể trong thế giới, theo nghĩa là mỗi chúng sanh, từ sinh vật nhỏ bé nhất tới con người, đều mang một ước vọng đạt được hạnh phúc (hay diệt được khổ đau).

Cũng xin xác định là tinh thần nghiên cứu và trải nghiệm hướng dẫn thực hành thiền không nhằm đạt được một chân lý, nhưng nhằm tránh sự trái ngược với chân lý, là nền tảng chung cho sự khổ đau của tất cả các chúng sinh. Thật ra cũng không có lựa chọn, chúng ta cần đi tìm và hiện tại hóa Phật tánh của chính mình để nâng cao ý thức chia sẻ. Hãy ngừng đóng vai không phải là người thật của mình, để trở về sống trong sự đơn giản nguyên thủy.

Stéphane Grès
Tốt nghiệp Viện New-Ythok tại Milan, Thiên Nhiên Liệu Pháp của Y Học Tây Tạng.

Hội viên của AFSCET và nhà cộng tác nghiên cứu tại phòng thí nghiệm COSTECH của UTC.
s.gres@magic.fr


Tóm tắt

Cũng như toàn bộ triết lý Phật giáo, Y học Tây Tạng là một hệ thống liên kết có tính cách đồng thể, tuy rất công phu nhưng vẫn mang nhiều ý nghĩa nhân đạochú trọng đến cuộc sống thường ngày của con người để hòa nhập trong xã hội. Ra đời cách đây 2 500 năm nay, Y học Tây Tạng bắt nguồn từ Y học Ayurvedic và Y học Saman, và chủ yếu dựa trên một sự tiếp cận toàn diện và có hệ thống của con Người.Tuy rằng cơ bản của nền Y học này dựa trên một sự tiếp cận " giả-năng lượng " của con người, nhưng các kỹ thuật đều nhằm vào mục đích rất thiết thực là tái tạo lại sự cân bằng năng lượng trong cơ thể.

Chất lượng của sự tiếp cận y học và những đặc điểm của các phương cách sẽ được nghiên cứu qua khía cạnh bệnh lý và căn bệnh, trên mọi phương diện: tâm linh, trí tuệ, thể xác. Chúng tôi sẽ nhấn mạnh trên yếu tố cần thiết để xây dựng và đề nghị các ngành Y học thay thế chú trọng đến quá trình vừa là nguyên nhân vừa là những điều kiện gây nên sự mất thăng bằng của một tổ chức,trên phương diện cá nhân hay đoàn thể, và đồng thời trình bày những đường lối suy luận khác trong một khuôn khổ có nhiều mức độ (Người, mối quan hệ, và các thành phần). Chúng tôi trình bày những cơ sở thuộc về biểu tượng và có hệ thống của lối tư duy Tây Tạng và đặc biệt là bình luận về quá trình chẩn đoán, điều trị và các toa thuốc đính kèm để chữa cho " bệnh nhân ".

 

* * *

Bouddhisme et médecine tibétaine
Dr Stéphane Grès

 

1. Introduction

La paume[1] du Bouddha de la Médecine tournée vers l’extérieur symbolise la protection qu’il accorde. Elle est chargée du myrobolan, fruit de l’arbre considéré dans la tradition tibétaine comme la plus parfaite des plantes médicinales. Dans la main gauche du Bouddha repose un bol où sont disposée trois ambroisies : Le nectar qui soigne les malades et ressuscite les morts ; le nectar qui prémunit contre le vieillissement ; et le nectar intarissable qui illumine l’esprit et intensifie la faculté de comprendre. Ainsi que l’écrit le Dr Yeshi Donden [1] : " Le mot Bouddha désigne ceux qui se sont réveillés (boud-) du sommeil de l’ignorance [...] et dont la sagesse connaît tout (-dha) ce qui peut être connu [...] . En dépassant tous les obstacles à l’illumination suprême, ils acquièrent une conscience directe et plénière de la vérité ultime : que toutes les choses existent en interdépendance[2] et que rien  n’est doué d’une nature propre indépendante."

2. Systémique et philosophie bouddhiste

La base de la souffrance des êtres est fondée sur une conception erronée du réel. La philosophie bouddhiste a donc pour objet l’étude introspective, l’examen et la prise de conscience de la nature profonde de l’esprit qui saisie en relation à son environnement. Cette saisie est dénommée en Tibétain " Tèn ching Prèl Djoung ", c’est à dire " ayant une base apparaît une connexion ". Le fondement de la conscience en tant que phénomène réflexif est selon la philosophie bouddhiste la cause de la souffrance des êtres vivants. Les modalités du processus qu’opère le sujet connaissant au monde se déploient du niveau grossier (corps) au niveau le plus subtil (esprit) sur la base de trois modalités : Désir, aversion et indifférence. La non compréhension de ce processus à l’œuvre et formant le monde " relatif " est à l’origine de la non-réalisation du bonheur, état fondamental de l’esprit. L’expérience demeure le fondement de la conscience et ceci peux " se voir " et s’expérimenter (Exemple de la pratique de " Samatha " [3]) au travers du corps humain qui comprend plusieurs niveaux d’existence. La pensée Tibétaine pose l’existence de trois corps d’éveil[4].

Le niveau grossier s’applique plus spécifiquement au monde des phénomènes observables et perceptibles par les sens humains au contact. Le monde grossier est régit par des lois " simples " : Très schématiquement : Tout ce qui a un début à une fin ; Ce qui à une fin à un début, et l’entre deux est régit par les lois du karma selon les 12 facteurs d’interdépendances [2].  Le monde subtil concerne l’être, il est a-temporel et a-causal (indicible). Le trait caractéristique de la conscience) est qu’elle existe en interdépendance au sens ou il n’est pas possible de trouver une cause première ou dernière à son existence en essence  (pas de Big-Bang pour l’être)...

Le schéma présenté " est une vue de l’esprit ", néanmoins il permet de proposer une passerelle avec la systémique, ainsi que d’entre-apercevoir l’Homme comme un tout-en relation avec son environnement (la pensée tibétaine lui attribue un aspect intérieur/extérieur ainsi que secret ou entre-deux). Cette conception qui relie ici seulement trois niveaux pourrait être vue comme une façon d’expliquer la question délicate des relations corps/esprit qui n’apparaissent que dans une vision dualiste de la réalité. La philosophie bouddhiste proposant un chemin, une méthode pour mettre en échec cette vision (elle est erronée) au travers d’une série de techniques cognitives basées sur l’expérimentation du processus de la conscience pour atteindre l’éveil (l’état naturel de l’esprit fondement du bonheur auquel aspirent tous les êtres vivants) autrement dit la méditation (pratique de Lodjong par exemple) ainsi que les pratiques post-méditatives (pratique de Donglen).

3. Médecine Tibétaine et processus de résolution

Une des caractéristiques de la médecine tibétaine concerne son approche profondément ancrée dans un système de pensée centré sur la cause originelle de la souffrance, ainsi que le processus conduisant à sa cessation. Le chemin consiste à progressivement lever l’ignorance ou la non-compréhension que l’égo (le moi) n’est qu’une illusion et que celui ci n’existe qu’en relation. Dans ce cadre de pensée, le corps est lui aussi vu comme le résultat d’un processus, il apparaît sur la base de cinq éléments : Terre, Eau, Feu, Espace. Les cinq bases ont un ordre d’agrégation spécifique. Néanmoins il est nécessaire de préciser que les mots Terre, Eau, Feu, Espace qualifient quelque chose d’extérieur (en particulier pour un esprit occidental) mais dans le sens Tibétain, il semble qu’ils décrivent en premier lieu une série de qualité reconnaissables dans le milieu naturel où vivent les hommes. Par exemple pour l’élément terre,  les qualités qui lui sont associées sont: lourde-stable-grossiere-douce-huileuse-sèche. L’élément terre compose en proportion majoritaire : la chair, les tissus, les os (aspect composant) ainsi que les systèmes sensoriels et les organes qui permettent d’entrer en relation avec le monde (aspect système créant les sensations par contact ponctuel). Au niveau global, l’homme est le résultat d’une combinaison des agrégats (Terre, eau, feu, espace), mais il est issu d’une cause, et d’une série de conditions favorable présidant à sa naissance.

Les éléments sont re-agrégés par couple qui forment les trois énergies Vent, bile et phlegme. L’objet de la médecine tibétaine est d’équilibrer les trois énergies pour éviter que le corps et l’esprit ne tombent malades [3]. L’aspect important à souligner est que la médecine tibétaine s’occupe avant tout des causes racines à l’origine de la souffrance que celle-ci soit d’origine physique ou psychologique, et bien qu’elles soient intrinsèques à la condition humaine. La non-connaissance (l’ignorance-facteur premier) est en effet présente dès la naissance de cette forme d’existence (les penseurs Tibétain la présente " comme une imprégnation, comme l’ombre ou l’odeur du corps "). L’ignorance représente l’origine des trois poisons qui se déploient comme la révélation d’un symptôme de dérégulation énergétique :

Dans ce " système " de pensée, les causes d’apparitions des maladies sont plurielles et variées. Elles résultent d’un contexte, d’un ensemble de circonstances dont un des aspects concerne l’individu et les relations qu’il entretient avec sa communauté. Les relations " sociales " sont d’ailleurs désignées comme " les lois de l’univers ". La forme que peuvent adopter les maladies  dans ce cadre d’interprétation est évolutive en fonction de ce qu’active le corps en rapport avec son intégrité (aussi) dans le contexte des relations sociales à une époque donnée. Du point de vue pratique, les maladies peuvent être explicables par des tendances internes (c’est à dire liées au comportement de l’individu) et/ou par des circonstances externes. La cause fondamentale restant l’égo, en tant qu’il est l’illusion fondamentale à la source des " trois poisons ".  Mais en deçà des causes spirituelles et au-delà de l’influence du Karma lié aux comportements dans les vies passées, la médecine tibétaine va chercher à voir la maladie, comme un symptôme  qui concrétise une dérégulation énergétique au travers du corps physique.  La maladie est donc le résultat et la manifestation d’un déséquilibre d’une des trois énergies, de façon combinée (ou non)  dérégulation qui est elle-même facilitée par un ensemble de conditions déclenchantes et/ou " favorables ", parmi lesquelles :

-   Les perturbations mentales de l’esprit

-   Le temps (la saison)

-   Le comportement

-   L’alimentation

-   Les esprits maléfiques

Dans le cas de l’aspect fondamental, c’est à dire l’esprit en rapport avec le style de vie menée par l’individu. Le processus de résolution peut se déployer à différents niveaux en phase avec les corps du patient :

-  Aspect grossier (ce que l’on mange, ce que l’on dit)

-  Aspect subtil (ce qui est produit en méditation)

-  Aspect extrêmement subtil (la bouddhéîté) c’est à dire la cessation de l’illusion origine

4. Conclusion

Les apports de la médecine Tibétaine concernent selon nous plusieurs aspects délaissés par la médecine occidentale et tout particulièrement une vision du malade comme un-tout-en-relation. L’individu est singulier dans son histoire et pourtant partie d’un tout au monde, au sens ou chaque être, de l’infiniment petit à l’homme contient en lui une aspiration au bonheur (ou une aspiration à la cessation de la souffrance).

Précisons que l’esprit de recherche et d’expérimentation qui guide la pratique de méditation ne vise pas à atteindre une vérité, mais à éviter l’opposé de la vérité qui est la base commune de la souffrance de tous les êtres. En fait le choix n’existe pas vraiment, il s’agit avant tout de trouver et d’actualiser notre propre nature de bouddha pour le bien de la conscience partagée. Cesser d’être ce que nous ne sommes pas pour nous établir dans la simplicité originelle.

Dr Stéphane Grès

Diplômé du New-Yuthok Institute de Milan " Tibetan-Medicine Amchi-Naturopath "
Membre de l'AFSCET et chercheur associé au Laboratoire COSTECH de l'UTC

s.gres@magic.fr

 

 

BIBLIOGRAPHIE

[1] " La santé par l'équilibre " de Yeshi Donden. Edition Trédaniel  (2000)\
[2] "Voie graduelle du yoga tibétain " de Neldjorpa Sherab Namdreul. Edition Yogi Ling (1999)\
[3] " Prévention et traitement des maladies " de Tenzin Choedrak. Editions Dangles (2001\
[...] " Médecine tibétaine " de Kalou Rinpoche
[...] " Dzogchen " de Namkhai Norbu

Résumé

 

Comme la philosophie bouddhiste dans son ensemble, la médecine tibétaine constitue un système cohérent qui, pour élaboré qu'il soit, n'en demeure pas moins humaniste, ouvert sur le quotidien de l’homme intégré dans la vie sociale. Pratiquée depuis plus de 2500 ans, avec des racines issues de L’Ayurveda et de la médecine chamaniste, la médecine tibétaine est essentiellement fondée sur une approche holistique et systémique de l’être Humain. Bien que très fondamentalement elle s’appuie sur une approche pseudo-énergétique de l’Homme, ses techniques visent très concrètement une ré équilibration des énergies

 

La qualité de l’approche médicale et ses particularités méthodologiques seront ici questionnées en rapport avec la problématique de la pathologie et de la maladie, que celle ci soit d’ordre spirituelle, mentale ou physique. Nous mettrons l’accent sur la nécessité de construire et de proposer aujourd’hui des approches alternatives centrées sur le processus qui forme à la fois les causes et les conditions favorables d’une dérégulation d’un organisme, au niveau de l’individu ou de la collectivité ainsi que les moyens de la penser autrement dans un cadre opérant à plusieurs niveaux (Etre, relations et composants). Nous présenterons les fondements symboliques et systémiques de la démarche tibétaine et discuterons plus particulièrement le processus de diagnostic, de traitement et les prescriptions d’accompagnement pour la guérison du " malade ".

 



[1]  Paume, on parle aussi des pieds du Bouddha, sous ses pieds auraient surgit sept lotus à sa naissance…

[2]  Intérdépendance, L’interdépendance est un principe universel. Tout est interdépendant ; rien n’est autonome et autosuffisant. Il n’est pas d’être, il  n’est que de l’ « inter-être ». L’enseignement du Bouddha sur l’interdépendance est une façon particulière d’exprimer l’absence d’entité ou d’ego, la vacuité d’être propre (shunyata), tant dans le sujet qui perçoit que dans les objets saisis.

[3]  Samatha, [Tranquillité, sérénité.] Concentration apportant le calme et la limpidité. La pratique de Samatha consiste à fixer sa concentration sur un objet unique pour réduire les pensées discursives  nøvarana dans un premier temps et expérimenter un jhæna par la suite.

[4]  Trois corps : Dharmakâya - Sambhogakâya - Nirmânakâya, ceux essentiel, de rétribution et de transformation  ou, selon une autre vision : la naissance spirituelle, l'éveil et la connaissance.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn