Hòa Thượng Sanghasena Kêu Gọi Toàn Cầu Năm 2021 Thành Phong Trào Từ Bi

28 Tháng Giêng 202114:29(Xem: 3589)

HÒA THƯỢNG SANGHASENA KÊU GỌI TOÀN CẦU
NĂM 2021 THÀNH PHONG TRÀO TỪ BI
(Rev. Bhikkhu Sanghasena Calls for Global Movement
to Make 2021 the Year of Compassion)
Thích Vân Phong biên dịch

 

Hòa thượng Sanghasena

Nhà lãnh đạo tinh thần nổi tiếngHòa thượng Sanghasena đã đưa ra sáng kiến tuyên bố, Kêu gọi Toàn cầu Năm 2021 thành Phong trào Từ bi “vắc xin Đại Từ Bi” (Vaccine of compassion), như một phương tiện, để chuyển hóa cách con người và xã hội liên hệ với nhau và với thế giới. Vị tăng sĩ Phật giáo đáng tôn kính đã đánh dấu việc khởi động dự án, bằng một lá thư gửi đến Tổng thư ký Liên hợp quốc António Guterres, yêu cầu Liên Hợp Quốc chính thức công nhận năm 2021 là năm của Từ bi tâm.

Hòa thượng Sanghasena là giám đốc tinh thần của Trung tâm Thiền Quốc tế Đại Giác ngộ (MIMC) ở Leh, Ladakh, là người sáng lập Quỹ Cứu Hy Mã Lạp Sơn và Quỹ Maha Karuna (Đại Từ Bi), đồng thời là cố vấn cho Mạng lưới Phật tử dấn thân Quốc tế (INEB).

“Mặc dù các loại vắc xin COVID-19 khác nhau, trước mắt phần lớn sẽ giúp giảm bớt những những nỗi khổ niềm đau mà nhân loại phải đối mặt, nhưng ở mức độ sâu hơn, nhân loại vẫn tiếp tục phải hứng chịu; nỗi đau buồn của nhân loại sẽ không giảm và sự bất mãn sẽ không chấm dứt”,   Hòa thượng Bhikkhu Sanghasena nói với 佛門網. “Đại dịch hiểm ác này có khả năng thống nhất thế giới, và đã đến lúc chúng ta phải trân trọng, và thúc đẩy các giá trịsức mạnh và nền văn hóa của chúng ta được chia sẻ; để nhớ lại ý nghĩa thực sự của việc trở thành con người – cùng chung sống trong tình nhân loại, mối tương quan giữa chúng ta với nhau, môi trường xung quanh và chúng ta duy trì – có lẽ là nhu cầu cấp bách, và cấp bách nhất của thời đại chúng ta”.

Hòa-thượng-Sanghasena-gửi-đến-TTK-LHQHinh 2: Bức thư của Hòa thượng Sanghasena gửi đến Tổng thư ký Liên hợp quốc António Guterres, yêu cầu Liên Hợp Quốc. Ảnh: MIMC

Ngài nói: “Từ bi tâm phổ quát và vô điều kiện, vượt ra ngoài ảo tưởng ranh giới của quốc giatôn giáo và các khái niệm nhân tạo khác. Từ nhãn quang của từ bi tâm, tất cả mọi sinh vật trong đó, mỗi loài đều có quyền tồn tại bình đẳng với nhauTừ bi tâm gắn kết với nhau giữa mọi người, gắn kết các cá nhân và mang lại ý nghĩa cao hơn cho cuộc sống của con người. Do đó, từ bi tâm là cách chuyển hóa duy nhất để tìm kiếm một thế giới thực sự hạnh phúc, hòa bình và hài hòa đến với tất cả mọi người cùng chung sống trong hòa bình và phát triển”.

Vào ngày 7 tháng 1 vừa qua, vị tăng sĩ Phật giáo đáng tôn kính này đã đánh dấu sự khởi động của sáng kiến hòa bình, với việc thành lập Văn phòng của Quỹ Maha Karuna (Đại Từ Bi), có trụ sở tại Canada và New Dlhi, Ấn Độ.

Ngài nói: Quỹ Maha Karuna (Đại Từ Bi) là một Quỹ tín thác phi lợi nhuận, được thành lập để đưa các cá nhân từ mọi tầng lớp xã hội đến phục vụ nhân loại, thông qua việc thực hành từ bi tâm. Hiện tại, Tổ chức Quỹ Maha Karuna (Đại Từ Bi) có trụ sở tại Canada và New Dlhi, Ấn Độphối hợp với Trung tâm Thiền Phật giáo Quốc tế Mahabodhi, đã phát động một phong trào hành động từ bi tâm trên toàn thế giớituyên bố năm 2021 là Năm Từ bi tâm, thông qua việc giới thiệu “vắc xin Đại Từ Bi” (Vaccine of compassion)”.

“Đây là thời điểm thích hợp để tạo ra một đại gia đình toàn cầu, một nhân loại và một thế giới thông qua hành động từ bi tâm”, Ngài giải thích. “Do đó, trong năm nay đã đến lúc chúng ta nên tiêm “vắc xin Đại Từ Bi” (Vaccine of compassion), để tránh những biểu hiện đau khổ do phân biệt chủng tộcchủ nghĩa ly khai, trò chơi chính trị, chủ nghĩa ích kỷ và sự cuồng tín tôn giáo, v.v. . .”.

Hòa thượng Sanghasena là giám đốc tinh thần của Trung tâm Thiền Quốc tế Đại Giác ngộ (MIMC) ở Leh, Ladakh vào năm 1986. Kể từ đó, Ngài đã trở thành một vị tăng sĩ Phật giáo gương mẫu gắn kết với xã hội, khởi động nhiều dự ánsự kiện và sáng kiến, trong số đó cung cấp cơ hội giáo dục, và nơi nương tựa cho trẻ em kém may mắntrao quyền và các chương trình xóa mù chữ cho phụ nữ và các nhóm khác nhau trong xã hội chịu thiệt thòi, chăm sóc sức khỏe cho người bệnh, người nghèo, và chăm sóc cho người già và người nghèo. Trung tâm Thiền Quốc tế Đại Giác ngộ (MIMC) đã phát triển thành một phạm vi mở rộngtrở thành trung tâm cho nhiều chương trình văn hóa xã hội và cộng đồng, nhằm chia sẻ Phật pháp, thông qua việc tiếp cận cộng đồng và tinh thần.

“Bi kịch lớn nhất cho nhân loại là các nhà lãnh đạo thế giới, đang sử dụng chiến tranh để ngăn chặn chiến tranh!” Hòa thượng Sanghasena nhấn mạnh“Thật vô lý, họ đang sử dụng bạo lực để mang lại bất bạo động!. Có thể làm thế nào? Làm thế nào để chữa cháy, có thể dập tắt lửa? Nó chỉ làm cho tình hình thêm tồi tệ hơn. Nhiều người kiên quyết rằng chìa khóa để đạt được mục tiêu hòa bình thế giới nằm ở tiến bộ công nghệ, cấu trúc pháp lý lành mạnhhệ thống tài chính tinh vi, và sự dồi dào về vật chất. Những người khác nhấn mạnh các biện pháp bạo lực, dựa vào sức mạnh quân sự như một phương tiện để đảm bảo trật tự thế giớiThực tế là hòa bình không bao giờ có thể đạt được thông qua chiến tranh; bạo lực không thể mang lại bất bạo động; bóng tối không thể xua tan bóng tối. Ánh quang minh có thể xua tan bóng tối; hận thù có thể vượt qua chỉ bằng tình yêu thương. Chỉ có tiến bộ kinh tế sẽ không đáp ứng được sự thôi thúc bên trong con người về hòa bình”.

Lip video:

Vaccine of Compassion: Launch of the Year of Compassion 2021

https://www.youtube.com/watch?v=1_S1DGotatA&feature=emb_logo

Thích Vân Phong biên dịch

Nguồn: 佛門網)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
11 Tháng Tám 2016(Xem: 5081)
25 Tháng Bảy 2016(Xem: 4855)
Năm người lính biệt kích hình thành một cái bia che chắn chung quanh Đức Đạt Lai Lạt Ma khi ngài cất bước lên con đường dốc đến đỉnh Linh Thứu, một trong những địa điểm hành hương quan trọng của những người Phật tử. Những người lính này là thành viên của một đơn vị ưu tú trong quân đội Ấn Độ, ăn mặc toàn đen: sơ mi cô tông tay dài, khăn quấn đầu tua buông xuống, và quần bó sát chân. Mỗi người có một khăn choàng thứ hai quấn ngang mặt chỉ thấy đôi mắt. Tất cả mang súng tự động. Hai trong số ấy, đặc biệt được huấn luyện bắn tỉa, có một súng trường đeo lủng lẳng trên vai. Ngay cả không có vũ khí, những người đàn ông vai rộng thật ấn tượng khi nhìn; mỗi người cao hơn sáu bộ và rõ ràng vô cùng thích hợp.
12 Tháng Bảy 2016(Xem: 5258)
Một vài ngày sau khi Đức Đạt Lai Lạt Ma gặp chàng trai mù ở Đạo Tràng Giác Ngộ, tôi có một buổi ăn tối như thường lệ ở một phòng ăn nhỏ ở tầng hai của tu viện từ nhân viên Văn Phòng Riêng đến các bảo vệ đều ăn buổi tối của họ ở đấy. Hầu hết mọi buổi tối, thức ăn là món truyền thống của Tây Tạng bột nhồi trơn luộc và mì nước với rau cải.
07 Tháng Bảy 2016(Xem: 5459)
Đức Đạt Lai Lạt Ma rời khu vực giản dị của ngài ở tầng thượng một tu viện Tây Tạng tại Đạo Tràng Giác Ngộ và đi xuống cầu thang bên ngoài khoảnh sân hẹp của tu viện. Chiếc xe Đại sứ trắng đậu ở đấy. Nó trông cũng giống như những chiếc xe taxi khác thấy trong những thành phố Ấn Độ. Nhưng chiếc này được bọc sắt, cửa sổ dày, kính màu đủ mạnh để chống lại đạn. Một nhóm nhỏ Maoists cực đoan đã kích động gần Đạo Tràng Giác Ngộ mấy tháng gần đây. Và vùng này của Bihar, tiểu bang nghèo nhất của Ấn Độ, được biết như thỉnh thoảng có cướp vũ trang. Văn phòng ngoại giao ở Delhi đã gửi chiếc xe từ thành phố Lucknow kế cạnh cho Đức Đạt Lai Lạt Ma sử dụng trong chuyến hành hương đến Đạo Tràng Giác Ngộ và những nơi gần các Phật tích.
29 Tháng Sáu 2016(Xem: 5371)
Một học giả nổi tiếng của Đại Hàn, mặc áo dài đen của Khổng Giáo với cổ cao, và tay dài rộng, ngồi xếp bằng trước Đức Đạt Lai Lạt Ma.
24 Tháng Sáu 2016(Xem: 5044)
21 Tháng Sáu 2016(Xem: 5193)
Đã là ngày thứ mười lăm của lịch Tây Tạng, một cách truyền thống đây là thời gian để làm mới. Đức Đạt Lai Lạt Ma đang ở thị trấn của Đạo Tràng Giác Ngộ, Bodhgaya, để tỏ lòng tôn kính đến Phật tích thiêng liêng nhất của Phật Giáo. Sau một vài ngày cần thiết để nghỉ ngơi ở đây, ngài sẽ tiếp tục cuộc hành hương đến đỉnh Linh Thứu trước khi trở lại để truyền lễ quán đảnh Thời Luân. Đức Đạt Lai Lạt Ma bước lên ngai của ngài bên trong Đại Tháp Giác Ngộ, dưới tàng cây bồ đề cổ kính, hậu duệ trực tiếp của cây bồ đề xưa kia nơi Đức Phật đã đạt đến Giác Ngộ hai nghìn năm trăm trước. đông đảo những tu sĩ Tây Tạng ngồi đối diện với ngài trong khoảng sân rộng. Họ đã đến đây để tham dự nghi thức sojong hai lần một tháng - sám hối.