Hòa Thượng Sanghasena Kêu Gọi Toàn Cầu Năm 2021 Thành Phong Trào Từ Bi

28 Tháng Giêng 202114:29(Xem: 3631)

HÒA THƯỢNG SANGHASENA KÊU GỌI TOÀN CẦU
NĂM 2021 THÀNH PHONG TRÀO TỪ BI
(Rev. Bhikkhu Sanghasena Calls for Global Movement
to Make 2021 the Year of Compassion)
Thích Vân Phong biên dịch

 

Hòa thượng Sanghasena

Nhà lãnh đạo tinh thần nổi tiếngHòa thượng Sanghasena đã đưa ra sáng kiến tuyên bố, Kêu gọi Toàn cầu Năm 2021 thành Phong trào Từ bi “vắc xin Đại Từ Bi” (Vaccine of compassion), như một phương tiện, để chuyển hóa cách con người và xã hội liên hệ với nhau và với thế giới. Vị tăng sĩ Phật giáo đáng tôn kính đã đánh dấu việc khởi động dự án, bằng một lá thư gửi đến Tổng thư ký Liên hợp quốc António Guterres, yêu cầu Liên Hợp Quốc chính thức công nhận năm 2021 là năm của Từ bi tâm.

Hòa thượng Sanghasena là giám đốc tinh thần của Trung tâm Thiền Quốc tế Đại Giác ngộ (MIMC) ở Leh, Ladakh, là người sáng lập Quỹ Cứu Hy Mã Lạp Sơn và Quỹ Maha Karuna (Đại Từ Bi), đồng thời là cố vấn cho Mạng lưới Phật tử dấn thân Quốc tế (INEB).

“Mặc dù các loại vắc xin COVID-19 khác nhau, trước mắt phần lớn sẽ giúp giảm bớt những những nỗi khổ niềm đau mà nhân loại phải đối mặt, nhưng ở mức độ sâu hơn, nhân loại vẫn tiếp tục phải hứng chịu; nỗi đau buồn của nhân loại sẽ không giảm và sự bất mãn sẽ không chấm dứt”,   Hòa thượng Bhikkhu Sanghasena nói với 佛門網. “Đại dịch hiểm ác này có khả năng thống nhất thế giới, và đã đến lúc chúng ta phải trân trọng, và thúc đẩy các giá trịsức mạnh và nền văn hóa của chúng ta được chia sẻ; để nhớ lại ý nghĩa thực sự của việc trở thành con người – cùng chung sống trong tình nhân loại, mối tương quan giữa chúng ta với nhau, môi trường xung quanh và chúng ta duy trì – có lẽ là nhu cầu cấp bách, và cấp bách nhất của thời đại chúng ta”.

Hòa-thượng-Sanghasena-gửi-đến-TTK-LHQHinh 2: Bức thư của Hòa thượng Sanghasena gửi đến Tổng thư ký Liên hợp quốc António Guterres, yêu cầu Liên Hợp Quốc. Ảnh: MIMC

Ngài nói: “Từ bi tâm phổ quát và vô điều kiện, vượt ra ngoài ảo tưởng ranh giới của quốc giatôn giáo và các khái niệm nhân tạo khác. Từ nhãn quang của từ bi tâm, tất cả mọi sinh vật trong đó, mỗi loài đều có quyền tồn tại bình đẳng với nhauTừ bi tâm gắn kết với nhau giữa mọi người, gắn kết các cá nhân và mang lại ý nghĩa cao hơn cho cuộc sống của con người. Do đó, từ bi tâm là cách chuyển hóa duy nhất để tìm kiếm một thế giới thực sự hạnh phúc, hòa bình và hài hòa đến với tất cả mọi người cùng chung sống trong hòa bình và phát triển”.

Vào ngày 7 tháng 1 vừa qua, vị tăng sĩ Phật giáo đáng tôn kính này đã đánh dấu sự khởi động của sáng kiến hòa bình, với việc thành lập Văn phòng của Quỹ Maha Karuna (Đại Từ Bi), có trụ sở tại Canada và New Dlhi, Ấn Độ.

Ngài nói: Quỹ Maha Karuna (Đại Từ Bi) là một Quỹ tín thác phi lợi nhuận, được thành lập để đưa các cá nhân từ mọi tầng lớp xã hội đến phục vụ nhân loại, thông qua việc thực hành từ bi tâm. Hiện tại, Tổ chức Quỹ Maha Karuna (Đại Từ Bi) có trụ sở tại Canada và New Dlhi, Ấn Độphối hợp với Trung tâm Thiền Phật giáo Quốc tế Mahabodhi, đã phát động một phong trào hành động từ bi tâm trên toàn thế giớituyên bố năm 2021 là Năm Từ bi tâm, thông qua việc giới thiệu “vắc xin Đại Từ Bi” (Vaccine of compassion)”.

“Đây là thời điểm thích hợp để tạo ra một đại gia đình toàn cầu, một nhân loại và một thế giới thông qua hành động từ bi tâm”, Ngài giải thích. “Do đó, trong năm nay đã đến lúc chúng ta nên tiêm “vắc xin Đại Từ Bi” (Vaccine of compassion), để tránh những biểu hiện đau khổ do phân biệt chủng tộcchủ nghĩa ly khai, trò chơi chính trị, chủ nghĩa ích kỷ và sự cuồng tín tôn giáo, v.v. . .”.

Hòa thượng Sanghasena là giám đốc tinh thần của Trung tâm Thiền Quốc tế Đại Giác ngộ (MIMC) ở Leh, Ladakh vào năm 1986. Kể từ đó, Ngài đã trở thành một vị tăng sĩ Phật giáo gương mẫu gắn kết với xã hội, khởi động nhiều dự ánsự kiện và sáng kiến, trong số đó cung cấp cơ hội giáo dục, và nơi nương tựa cho trẻ em kém may mắntrao quyền và các chương trình xóa mù chữ cho phụ nữ và các nhóm khác nhau trong xã hội chịu thiệt thòi, chăm sóc sức khỏe cho người bệnh, người nghèo, và chăm sóc cho người già và người nghèo. Trung tâm Thiền Quốc tế Đại Giác ngộ (MIMC) đã phát triển thành một phạm vi mở rộngtrở thành trung tâm cho nhiều chương trình văn hóa xã hội và cộng đồng, nhằm chia sẻ Phật pháp, thông qua việc tiếp cận cộng đồng và tinh thần.

“Bi kịch lớn nhất cho nhân loại là các nhà lãnh đạo thế giới, đang sử dụng chiến tranh để ngăn chặn chiến tranh!” Hòa thượng Sanghasena nhấn mạnh“Thật vô lý, họ đang sử dụng bạo lực để mang lại bất bạo động!. Có thể làm thế nào? Làm thế nào để chữa cháy, có thể dập tắt lửa? Nó chỉ làm cho tình hình thêm tồi tệ hơn. Nhiều người kiên quyết rằng chìa khóa để đạt được mục tiêu hòa bình thế giới nằm ở tiến bộ công nghệ, cấu trúc pháp lý lành mạnhhệ thống tài chính tinh vi, và sự dồi dào về vật chất. Những người khác nhấn mạnh các biện pháp bạo lực, dựa vào sức mạnh quân sự như một phương tiện để đảm bảo trật tự thế giớiThực tế là hòa bình không bao giờ có thể đạt được thông qua chiến tranh; bạo lực không thể mang lại bất bạo động; bóng tối không thể xua tan bóng tối. Ánh quang minh có thể xua tan bóng tối; hận thù có thể vượt qua chỉ bằng tình yêu thương. Chỉ có tiến bộ kinh tế sẽ không đáp ứng được sự thôi thúc bên trong con người về hòa bình”.

Lip video:

Vaccine of Compassion: Launch of the Year of Compassion 2021

https://www.youtube.com/watch?v=1_S1DGotatA&feature=emb_logo

Thích Vân Phong biên dịch

Nguồn: 佛門網)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
07 Tháng Giêng 2016(Xem: 5936)
Trong mười lăm năm, tôi đã đi theo và thông dịch lời giảng dạy của ngài trong hệ thống thiền tập Thời Luân - Kalachakra, được xem như tối thượng bởi những Phật tử Tây Tạng và hồi hướng cho hòa bình thế giới.
11 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 6396)
Unalome [u-na-lô-mê] là một biểu tượng rất phổ biến trong đời sống tâm linh tại Thái Lan. Đó là một hình tượng xoắn lò xo dạng tháp. Thông thường biểu tượng này được vẽ trên các hình xăm, hoặc khắc trên các tấm bùa hộ mệnh mà hầu hết các du khách đến Thái Lan đều có dịp xem qua hoặc sở hữu.
14 Tháng Mười Một 2015(Xem: 6751)
Tôi sinh ra là một người Thiên Chúa Giáo, được giáo dục trong các trường học Thiên Chúa Giáo, và thậm chí tôi còn ca hát trong ca đoàn nhà thờ địa phương. Nhưng vào năm tôi 16 tuổi, lúc tôi đọc cuốn sách đầu tiên về Phật Giáo, ngay lập tức, tôi biết rằng tôi là một người Phật Tử
29 Tháng Mười 2015(Xem: 7005)
Trong bài viết này, tôi nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc đề cao sự hiểu biết, độ lượng và đối thoại liên tôn giáo vì mục đích tôn trọng các dị biệt về văn hóa và tôn giáo trên toàn cầu.
19 Tháng Chín 2015(Xem: 9447)
Thông thường Tây Tạng hạn chế các phương tiện truyền thông nước ngoài, nhưng tuần này các quan chức Trung Quốc đã hướng dẫn phái đoàn báo chí ngoại quốc tới thăm khu vực này, gần hai tuần sau khi Bắc Kinh tổ chức kỷ niệm 50 năm ngày họ chiếm đóng trên toàn lãnh thổ Himalaya.
08 Tháng Chín 2015(Xem: 7603)
Từ hơn hai thập niên, cả thế giới thắc mắc về tình hình của ngài Ban Thiền Lạt Ma, một định chế được xem như cao quý thứ nhì định chế Đức Đạt Lai Lạt Ma đối với dân tộc Tây Tạng. Nhà nước Trung Quốc sau khi bắt cóc cậu bé được nhiều người tin là hậu thân của Đức Ban Thiền Lạt Ma đã giữ im lặng suốt hai thập niên. Bây giờ mới lên tiếng, rằng cậu bé bây giờ là một thanh niên bình thường.
06 Tháng Chín 2015(Xem: 10876)
Những Phật tử ở phương Tây chú ý chủ yếu đến khía cạnh thiền định, triết lý, giáo lý đạo đức của Phật. Tác giả nhận thấy phương Tây là nơi tiếp nhận Phật giáo nhưng lại vẫn duy trì được những giá trị tốt đẹp thực sự của tôn giáo này. Những gì họ đã tiếp nhận ở tôn giáo này thì đó mới đích thực là Đạo Phật, Le Monde kết luận.
05 Tháng Chín 2015(Xem: 6973)
Một chủ đề riêng, ngoại vi của Thiền, nhưng cũng thể hiện được sự cần thiết của Phật giáo phổ quát khắp nơi; Phật giáo đến Phương Tây như thế nào ? Là câu hỏi được nhiều người đặt ra và khảo cứu,