Ai điếu Trưởng lão Pháp sư Thích Giác Nhiên

19 Tháng Tám 201508:19(Xem: 7082)

blankAI ĐIẾU
TRƯỞNG LÃO  PHÁP SƯ THÍCH GIÁC NHIÊN
Thích Nhật Từ khể thủ
cung don 01

Năm hăm-ba, tại Ô Môn sông nước
Thiện sĩ chào đời, lễ giáo thuần lương
Vừa tám tuổi thơ, cha về cõi Phật
Mẹ dẫn quy y, giác ngộ con đường.

Căn tánh thông minh, hiếu học khác thường
Đọc sách thánh hiền, mở mang tâm trí
Trai giới giữ gìn, căn lành tăng trưởng
Siêng năng tu niệm, tỏ ngộ chân kinh.

Năm năm-hai, khi duyên lành hội đủ
Gặp được Tổ sư, thế phát xuất gia
Tròn một năm sau, nhận giới Sa-di
Chơn Lý nối truyền, theo Thầy hoằng hóa.

Vào năm năm-tư, Tổ sư vắng bóng
Nương theo nhị Tổ, nhận giới Tỳ-kheo
Như rồng chuyển mình, pháp khí Sa-môn
Sứ mạng thiêng liêng, tinh cần truyền bá.

Nối hạnh Tổ sư, thắp đèn tuệ giác
Lập Giáo đoàn bốn, khắp chốn vân du
Sài Gòn, Nam bộ, các tỉnh miền Trung…
Rống tiếng sư tử, giúp người quy ngưỡng.

Ngoài hoằng pháp, còn xây chùa độ chúng
Bốn mươi Tịnh xá, trong ngoài nước trang nghiêm
Tịnh xá Trung tâm, Pháp viện Minh Đăng Quang
Trụ sở giáo dục, giúp Giáo đoàn phát triển.

Vào năm sáu-sáu, vận động thành công
Lập Giáo hội Tăng-già Khất sĩ Việt Nam
Từ đó, Giáo đoàn có pháp lý, pháp nhân
Bước ngoặc mở ra phương trời cao rộng.

Tổng vụ trưởng, rồi Tổng Tri sự trưởng
Suốt hai nhiệm kỳ, lãnh đạo anh minh
Viện trưởng Viện Hành đạo, đại chúng suy tôn
Rồi Pháp chủ Tăng-già Khất sĩ thế giới.

Tại quê hương, suốt hai mươi năm hành đạo
Tiếp Tăng độ chúng, phụng sự nhân sanh
Nhiều bậc rường-cột lần lượt đào tạo nên
Hoằng truyền chân lý bằng thi ca dễ hiểu.

Năm bảy-tám, khi chu toàn nhiệm vụ
Giao trọng trách cho hậu côn phụ trách
Tạ tổ tiên, lìa quê hương yêu dấu
Xuất ngoại hoằng dương suốt ba mươi bảy năm.

Cuộc đời ngài, gương phụng sự thanh cao
Truyền lời Phật bằng ngôn từ dễ hiểu
Giảng chân lý bằng thi ca bình dị
Cảm hóa bao người hạnh phúc, an vui.

Soạn “Nghi thức tụng niệm” thuần Việt, dễ tu
Pháp môn tọa thiền, Ánh nhiên đăng cao ngất
Thương nhớ mẹ hiền với Tiếng lòng người hiếu tử
Tứ kệ tĩnh tâmđã cảm hóa bao người.

Tuyên truyền diệu lý hơn chục sách thơ
Diệu lý Đông phương, Diệu lý pháp đăng,
Diệu lý nhiên đăng, Diệu lý thậm thâm,
Diệu lý phá mê, Diệu lý viên thông…. ngời sáng

Diệu lý tĩnh tâm, Diệu lý Minh Quang”,
Diệu lý tuệ đăng, “…bảo đăng, “…thiền định,
Diệu lý Bát-nhã, Diệu lý Tâm kinh,
Tư tưởng siêu nhânthấm nhuần chất Phật.

Đạo phong ngời sáng, cốt cách thanh cao
Hoằng pháp lợi sinh, không hề mệt mỏi
Chân tình, giản dị, khiêm hạ, bao dung
Viễn kiến, vị tha, dấn thân, tự tại…

Chín mươi ba tuổi, hoằng pháp sáu-mươi năm
Chu du bốn biển, xây con đường giải thoát
Tứ đại huyễn mộng, chân tâm ngài sáng mãi
Thương ánh đạo mầu, quyết phụng sự nhân sanh.

Phạm hạnh đã thành, vô thường đến thật nhanh
Việc nên đã làm, không còn gì quyến luyến
Yên nghỉ quê nhà, trọn tình với tổ quốc
Gương sáng ngàn đời, hậu bối mãi khắc ghi.

Nam-mô Giác linh Trưởng lão THÍCH GIÁC NHIÊN thùy từ chứng giám.

 

Ghi chú: Viết nghiêng trong dấu ngoặc kép là các tác phẩm của Trưởng lão Thích Giác Nhiên.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
03 Tháng Sáu 2016(Xem: 5968)
Trong quá trình hình thành và phát triển Phật giáo, Phật tử Việt Nam tiếp nhận ba truyền thống Tu Tập chính yếu, đó là Thiền, Tịnh và Mật; nếu vận dụng tu tập đúng pháp thì có khả năng giải hóa mọi phiền não và được giải thoát. Thiền, Tịnh, Mật được xem là ba pháp môn tu truyền thống của Phật giáo Việt Nam xưa nay. Thiền giáo xuất hiện từ thời Khương Tăng Hội, Tỳ Ni Đa Lưu Chi và Vô Ngôn Thông.
09 Tháng Năm 2016(Xem: 6245)
Có những mất mát không gì bù đắp được, có những sự chia ly diệu kỳ như huyền sử. Kẻ ở cứ mãi nhớ thương, hồi ức đong đầy nơi khóe mắt. Người đi mỉm cười thinh lặng vô ngôn, có chút tiếc nuối mình vẫn chưa làm được gì nhiều cho đạo pháp như lòng hằng mong muốn. Cầu nguyện Hòa Thượng sớm trở lại cõi Ta Bà để giáo hóa chúng sinh. Nước sông Côn, đầm Thị Nại, biển Đề Gi, ngày đó sẽ xanh hơn trong hơn, cá nhởn nhơ bơi lội từng đàn trong giòng nước mát rượi như cam lồ tịnh thủy.Chúng con mãi mãi ngóng đợi trông chờ.
29 Tháng Ba 2016(Xem: 5626)
Những Thiền sư VN đã sống trọn vẹn đời mình theo những điểm căn bản của Đại thừa như vậy, và một khi phát khởi tâm Bồ đè, Trí Huệ soi thấy Tánh Không, lòng Đại Bi, phương tiện thiện xảo được phát triển một cách trọn vẹn, đã làm nên cái đặc trưng mà chúng ta thường nói là tính cách nhập thế của Phật Giáo Việt Nam.
18 Tháng Giêng 2016(Xem: 7623)
Năm nay, 2016, đánh dấu 50 năm Phật Giáo Việt Nam có mặt tại Hoa Kỳ, tính từ năm 1966, khi mà Cố Hòa Thượng Thích Thiên Ân đến Mỹ dạy tại Đại Học UCLA và ở lại luôn để truyền bá Phật Giáo Việt Nam tại đây. Vì vậy, Cố Hòa Thượng Thích Thiên Ân là vị sơ tổ của Phật Giáo Việt Nam tại Mỹ.
12 Tháng Giêng 2016(Xem: 6178)
Danh từ Nhân gian Phật giáo xuất hiện lần đầu tại Việt Nam trên Tuần báo Đuốc Tuệ do Hội Phật Giáo Bắc Kỳ xuất bản tại Hà Nội. Số đầu ra ngày 10/12/1935. Đuốc Tuệ hoạt động được 10 năm thì bị đình bản vì có cuộc cách mạng giành độc lập năm 1945.
01 Tháng Giêng 2016(Xem: 8018)
Từ khi biết đến tác phẩm quý “Thiền sư Khương Tăng Hội” này tôi đã đi rất nhiều chùa để tìm xem ở những đâu có thờ Tổ Khương Tăng Hội. Tiếc thay, tìm mãi mà không thấy. Nơi nơi chỉ thấy thờ tổ Bồ Đề Đạt Ma, một vị tổ người Ấn Độ đã mang Đạo Phật vào Trung Quốc rồi sau này mới lan sang đến Việt Nam.
01 Tháng Giêng 2016(Xem: 6458)
Khi học về truyền thống sinh động của thiền tập đạo Bụt, chúng ta đã bắt đầu từ Ấn Độ rồi sang Việt Nam. Khi nói về thiền Việt Nam, chúng ta có cơ hội xét lại thiền tông ở Trung Quốc. Chúng ta làm khác với cách thông thường là từ Ấn Độ đi sang Trung Quốc, rồi từ Trung Quốc mới về Việt Nam. Lý do là vì ở Việt Nam chúng ta có thiền phái Tăng Hội, được thiết lập vào thế kỷ thứ 3, tức 300 năm trước ngày tổ Bồ-Đề Đạt-Ma từ Ấn Độ sang Trung Hoa để dạy thiền.
01 Tháng Giêng 2016(Xem: 6862)
Bài này viết được là nhờ thu thập công trình nghiên cứu trong luận án Phó Tiến sĩ của Budden Gyoshi (Phật Điển Hành Tư): Buddhism in Vietnam, the Period of Introduction and Development (Murdoch University, 1979).
23 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 6227)
Thầy Thích Hạnh Tuấn là một trong những bậc Tăng tài của Thiền Phái Lâm Tế Chúc Thánh nói riêng và của Phật Giáo Việt Nam nói chung trong thời đại ngày nay.