Phần I - Lời Giới Thiệu

01 Tháng Sáu 201100:00(Xem: 8041)

TOÀN TẬP MINH CHÂU HƯƠNG HẢI 

Lê Mạnh Thát
Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam ấn hành 2000

LỜI GIỚI THIỆU
MINH CHÂU HƯƠNG HẢI
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP

Minh Châu Hương Hải là một tác giả tương đối quen thuộc với nhiều người Việt Nam. Sau khi Hương Hải thiền sư ngũ lục vào giữa thế kỷ thứ 18, Lê quý Đôn đã cho ghi chép lại trong Kiến văn tiểu lục những nét chính của cuộc đời và thơ văn Minh Châu Hương Hải. Qua thế kỷ thứ 19, các tác phẩm của Minh Châu Hương Hải được in lại, cụ thể Giải Di Đà kinh sớ sao và Giải Tâm kinh ngũ chỉ vào năm Minh Mạng thứ 14 (1834), Giải Kim cang kinh lý nghĩa in vào năm Tự Đức thứ 10 (1858). Đến đầu thế kỷ 20, Thiện Đình giới thiệu tiểu sử của Hương Hải trong tạp chí Nam phong số 136 (1929) 31-37, rồi sau đó nhiều tác giả đã bàn đến và giới thiệu rộng rãi vị thiền sư này với công chúng, như Mật thể trong Việt Nam Phật giáo sử lược, Nguyễn Lang trong Việt Nam Phật giáo sử luận, Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam trong Lịch sử văn học Việt Nam, tập 1 v.v…

Tuy nhiên, vẫn chưa có một nỗ lực nào nghiên cứu nghiêm túc về vị thiền sư này, cũng như thu thập các tác phẩm hiện còn được bảo lưu của ông, dẫn cuối cùng đến việc trích dẫn và bàn cãi những bài thơ và đoạn văn tưởng như của ông nhưng thực sự không phải. Tình trạng học thuật này cần phải chấm dứt. Chúng tôi đề nghị cho nghiên cứu lại cuộc đời và sự nghiệp của Minh Châu Hương Hải dưới đây nhằm đáp ứng phần nào yêu cầu tìm hiểu đúng đắn về những đóng góp to lớn mà thiền sư Minh Châu Hương Hải đã cống hiến cho dân tộc và Phật giáo Việt Nam .

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
09 Tháng Mười Một 2015(Xem: 6423)
Ngẫu nhiên được thiện hữu Nguyên Giác có nhã ý gửi cho kinh Khemaka dịch theo bản Anh ngữ của Bodhi Bhikkhu, mới nhận ra đây cùng nội dung với kinh Sai-Ma mà đại sư Đàm-ma Da-Xá dịch vào khoảng thế kỷ 5 theo yêu cầu của Ưu bà di Phổ Minh. Nhân đây, xin được mạn đàm thêm một vài điều vây quanh những sử kiện về kinh này
01 Tháng Mười Một 2015(Xem: 6348)
Trong Phật giáo có rất nhiều lễ hội, nhưng lễ hội quan trọng nhất vẫn là lễ hội Đại Giới Đàn (còn gọi là pháp hội). Bởi vì pháp hội Đại Giới Đàn là ngày hội lễ tổ chức tuyển người làm Phật. Trong giới đàn có một hội trường để cho các vị Giới Sư truyền giới cho các vị Giới Tử, nơi ấy có bảng hiệu “Tuyển Phật Trường”.
13 Tháng Mười 2015(Xem: 6755)
Phật giáo thật sự phát triển không phải nhiều chùa to lớn, đông đúc tu sĩ, học vị học hàm thật nhiều... đó chỉ là phát triển hình thức của Tướng và Dụng. Một khi Thể không được chú trọng thì Tướng và Dụng chỉ là hình thái như bao nhiêu hình thái của thế tục.
26 Tháng Chín 2015(Xem: 5739)
Để nhận định đúng đắn về một vấn đề, thì cần phải có kiến thức chuyên môn về lãnh vực đó. Không có kiến thức chuyên môn mà lạm bàn, thì dễ nảy sinh những hiểu lầm nguy hại. Đây cũng là điều được Đức Phật dạy trong kinh Tăng chi: Không can thiệp vào việc không có thẩm quyền1.
25 Tháng Chín 2015(Xem: 5741)
Giai đoạn thịnh trị nhất trong lịch sử dân tộc là thời Lý - Trần, đã bộc lộ nhiều dấu hiệu cho thấy sự thành công trong đường lối trị nước bằng pháp (đạo đức). Tuy nhiên, với cái nhìn thiên lệch, phiến diện, chủ quan, các vị sử quan biên soạn ĐVSKTT đã nhìn nhận không công bằng đối với các vị vua Phật tử.
01 Tháng Chín 2015(Xem: 16746)
Trang tổng hợp các tin tức về Trưởng lão Hòa Thượng Thích Tâm Châu viên tịch tại Tổ đình Từ Quang, thành phố Mantreal, Canada
26 Tháng Tám 2015(Xem: 9106)
Sáng nay, 26-8 (13-7-Ất Mùi), tại tổ đình Từ Quang, Montreal, Canada, sơn môn pháp phái tổ đình Từ Quang, môn đồ pháp quyến và gia đình đã tổ chức trang nghiêm lễ trà tỳ cố Đại lão HT.Thích Tâm Châu, nguyên Chủ tịch Ủy ban Liên phái Bảo vệ Phật giáo, nguyên Viện trưởng Viện Hóa đạo GHPGVNTN, viện chủ tổ đình Từ Quang (Canada).