Sinh Nhật Trăm Năm - Nguyễn Hữu Viện

09 Tháng Sáu 201100:00(Xem: 9465)


SINH NHẬT TRĂM NĂM

Tưởng niệm Thiền Sư Đạo Sĩ Thiều Chửu - Nhà Học thuật yêu Nước chân chính
Nguyễn Hữu Viện

Thế kỷ trước quận Đống Đa
Đông Kinh Nghĩa Thục tình nhà thân sinh
Tù đày Côn Đảo (1) sóng kình
Nội thương dạy bảo Ngũ Kinh thuần thành
Sống đạo hạnh nghĩ cao thanh
Tự nghiên ngoại ngữ bao ngành thiên tư
Thấm nhuần giáo lý cảo thư
Túc duyên Phật pháp sĩ cư vào đời
Công tác từ thiện khắp nơi
Tăng ni phụ giảng ngàn lời pháp luân
Dấn thân tâm nguyện cõi trần
Trường chay giản dị quê chân
Thời gian trân quý chia phần góp xây
Dịch kinh viết sách hăng say
Mồ côi chăm trẻ đêm ngày Người thương
Bút hiệu: chổi quét bụi đường
Tâm linh chánh đạo sáng gương soi đời
Vô minh tham nhiễm muôn nơi
Nỗi lòng vẩn đục bao thời trầm luân
Canh tân đạo pháp ân cần
Cảo thơm Đuốc Tuệ góp phần chấn hưng
Khóa Hư Lục bản dịch xưng
Bộ kinh cứu khổ hiến dâng cho đời
Trúc Lâm Thiền phái đày vơi
Nhân Tông Thánh Tổ muôn lời thiền tông
Người thương yêu Nước hết lòng
Chiến tranh khốc liệt long đong khắp vùng
Khó khăn xây dựng chốn bưng
Cất nhà trường học không dừng mở ra
Chối chức Bộ trưởng (2) vẫn ta
Đường tu trì lợi tha mà chọn xin
Lương dân quý trọng niềm tin
Bậc Thầy đạo hạnh nổi chìm nhân gian
Cải cách ruộng đất lan tràn
Đau buồn thống khổ hàm oan dân lành
Thêm lời vu cáo gian manh
Trầm luân Nửa kiếp (3) xin đành tử ly
Sông Đuống kết thúc đời ni
Tâm thư bày nổi lòng vì Nhân dân
Nên làm lợi Nước ích Dân
Tâm thư gởi học trò thân tu hành
Trăm Năm sau Ánh sáng Xanh
Đuốc Tuệ ngời chiếu kinh thành Thăng Long
Chùa Quán Sứ - Hồ Gươm trong
Mạch thơ kính trọng gởi vong linh Người

Nguyễn Hữu Viện
Paris - Tháng Bảy Mưa Ngâu - 2002

1. Cư sĩ Nguyễn Hữu Kha, pháp danh Thiều Chửu sinh năm 1902 trong một gia đình nhà nho nghèo ở làng Trung Tự, phường Đông Tác cũ, nay thuộc quận Đống Đa, Hà Nội. Thân phụ là Nguyễn Hữu Cầu, từng tham gia phong trào Đông Kinh nghĩa thục nên bị thực dân Pháp đày đi Côn Đảo (1).

Từ thuở bé, ông được bà Nội nuôi. Bà văn hay chữ giỏi lại là Phật tử mộ đạo thuần thành. Do đó, ông đã tiếp cận được nếp sống đạo hạnh, tập ăn chay từ năm lên 8 tuổi, và cũng nhờ bà Nội chỉ dạy cận kẽ về Nho học, nên ông đã sớm tinh thông Tứ Thư, Ngũ Kinh. Tuổi thiếu niên học chữ Quốc ngữ, đồng thời tự nghiên cứu thông thạo các ngoại ngữ Anh, Pháp, Hoa và Nhật.

Bằng tâm nguyện cư sĩ, ông phụ giảng cho Tăng Ni và làm từ thiện .

Ông trường chay ngày chỉ ăn một bữa. Đơn giản như người chân quê. Dịch kinh, viết sách, tu học và dành nhiều thời giờ chăm sóc trẻ em mồ côi.

Khi phong trào chấn hưng Phật Giáo ở Bắc Kỳ được khởi xướng, ông cùng với các cụ Trần Trọng Kim, Bùi Kỷ, Nguyễn Văn Vĩnh, ... thành lập Hội Bắc Kỳ Phật Giáo năm1934 và năm sau ra đời tạp chí Đuốc Tuệ do ông làm quản trị tại chùa Quán Sứ - Hà Nội và là cây bút đắc lực góp phần cổ vũ phong trào chấn hưng Phật giáo.

Ông còn là tác giả bộ Hán Việt Tự điển được sử dụng rộng rãi trên cả nước.

Năm 1945, nạn đói xảy ra ở miền Bắc. Thể hiện lòng từ bi, ông lập Tổng hội Cứu tế, đặt tại chùa Quán Sứ để giúp những người đói khổ, và dựng nên một Cô nhi viện, nuôi dạy hơn 200 trẻ mố côi.

2. Năm 1945, Hồ Chí Minh mời ông ra làm Bộ trưởng Giáo Dục, nhưng ông từ chối, để tiếp tục con đường đã chọn.

3. Năm 1954, Hiệp định Genève được ký kết, miền Bắc tiến hành phong trào cải cách ruộng đất, cải tạo tư sản địa chủ. Nhận thấy những đau khổ của không ít nông dân bị hàm oan, ông rất đau buồn, cộng vào sự kiện có lời vu cáo ông về mặt uy tín, và thuộc tầng lớp trí thức tư sản.

Ngày 15.7.1954, sau khi từ biệt học trò, lễ tạ bốn phương, ông đã kết thúc đời mình vào tuổi 52 tại sông Đuống, thuộc Đồng Mỹ - Thái Nguyên, để giữ toàn khí tiết của người yêu nước chân chính, cư sĩ hoàn thành nhiệm vụ giáo hóa cho đạo và đời.

Để chứng minh cho sự trong sáng và thanh bạch của mình, ông dã viết bốn tâm thư, ba bức gởi cho chính quyền trình bày nổi lòng của ông với ý kiến đóng góp những điều nên làm và nên tránh để lợi nước ích dân. Một bức thư còn lại, ông gởi cho các học trò của mình, dặn dò cố gắng tu hành, tu tập để giáo hóa đời mà đừng để bị đời hóa. 
 

Nguyễn Hữu Viện 
(http://www.hanoiparis.com/)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
03 Tháng Sáu 2016(Xem: 5968)
Trong quá trình hình thành và phát triển Phật giáo, Phật tử Việt Nam tiếp nhận ba truyền thống Tu Tập chính yếu, đó là Thiền, Tịnh và Mật; nếu vận dụng tu tập đúng pháp thì có khả năng giải hóa mọi phiền não và được giải thoát. Thiền, Tịnh, Mật được xem là ba pháp môn tu truyền thống của Phật giáo Việt Nam xưa nay. Thiền giáo xuất hiện từ thời Khương Tăng Hội, Tỳ Ni Đa Lưu Chi và Vô Ngôn Thông.
09 Tháng Năm 2016(Xem: 6245)
Có những mất mát không gì bù đắp được, có những sự chia ly diệu kỳ như huyền sử. Kẻ ở cứ mãi nhớ thương, hồi ức đong đầy nơi khóe mắt. Người đi mỉm cười thinh lặng vô ngôn, có chút tiếc nuối mình vẫn chưa làm được gì nhiều cho đạo pháp như lòng hằng mong muốn. Cầu nguyện Hòa Thượng sớm trở lại cõi Ta Bà để giáo hóa chúng sinh. Nước sông Côn, đầm Thị Nại, biển Đề Gi, ngày đó sẽ xanh hơn trong hơn, cá nhởn nhơ bơi lội từng đàn trong giòng nước mát rượi như cam lồ tịnh thủy.Chúng con mãi mãi ngóng đợi trông chờ.
29 Tháng Ba 2016(Xem: 5626)
Những Thiền sư VN đã sống trọn vẹn đời mình theo những điểm căn bản của Đại thừa như vậy, và một khi phát khởi tâm Bồ đè, Trí Huệ soi thấy Tánh Không, lòng Đại Bi, phương tiện thiện xảo được phát triển một cách trọn vẹn, đã làm nên cái đặc trưng mà chúng ta thường nói là tính cách nhập thế của Phật Giáo Việt Nam.
18 Tháng Giêng 2016(Xem: 7623)
Năm nay, 2016, đánh dấu 50 năm Phật Giáo Việt Nam có mặt tại Hoa Kỳ, tính từ năm 1966, khi mà Cố Hòa Thượng Thích Thiên Ân đến Mỹ dạy tại Đại Học UCLA và ở lại luôn để truyền bá Phật Giáo Việt Nam tại đây. Vì vậy, Cố Hòa Thượng Thích Thiên Ân là vị sơ tổ của Phật Giáo Việt Nam tại Mỹ.
12 Tháng Giêng 2016(Xem: 6178)
Danh từ Nhân gian Phật giáo xuất hiện lần đầu tại Việt Nam trên Tuần báo Đuốc Tuệ do Hội Phật Giáo Bắc Kỳ xuất bản tại Hà Nội. Số đầu ra ngày 10/12/1935. Đuốc Tuệ hoạt động được 10 năm thì bị đình bản vì có cuộc cách mạng giành độc lập năm 1945.
01 Tháng Giêng 2016(Xem: 8018)
Từ khi biết đến tác phẩm quý “Thiền sư Khương Tăng Hội” này tôi đã đi rất nhiều chùa để tìm xem ở những đâu có thờ Tổ Khương Tăng Hội. Tiếc thay, tìm mãi mà không thấy. Nơi nơi chỉ thấy thờ tổ Bồ Đề Đạt Ma, một vị tổ người Ấn Độ đã mang Đạo Phật vào Trung Quốc rồi sau này mới lan sang đến Việt Nam.
01 Tháng Giêng 2016(Xem: 6458)
Khi học về truyền thống sinh động của thiền tập đạo Bụt, chúng ta đã bắt đầu từ Ấn Độ rồi sang Việt Nam. Khi nói về thiền Việt Nam, chúng ta có cơ hội xét lại thiền tông ở Trung Quốc. Chúng ta làm khác với cách thông thường là từ Ấn Độ đi sang Trung Quốc, rồi từ Trung Quốc mới về Việt Nam. Lý do là vì ở Việt Nam chúng ta có thiền phái Tăng Hội, được thiết lập vào thế kỷ thứ 3, tức 300 năm trước ngày tổ Bồ-Đề Đạt-Ma từ Ấn Độ sang Trung Hoa để dạy thiền.
01 Tháng Giêng 2016(Xem: 6862)
Bài này viết được là nhờ thu thập công trình nghiên cứu trong luận án Phó Tiến sĩ của Budden Gyoshi (Phật Điển Hành Tư): Buddhism in Vietnam, the Period of Introduction and Development (Murdoch University, 1979).
23 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 6228)
Thầy Thích Hạnh Tuấn là một trong những bậc Tăng tài của Thiền Phái Lâm Tế Chúc Thánh nói riêng và của Phật Giáo Việt Nam nói chung trong thời đại ngày nay.