07-(b)về Văn Học (2)

21 Tháng Sáu 201100:00(Xem: 6313)

NHỮNG ĐÓNG GÓP TO LỚN CỦA ĐẠO PHẬT

CHO DÂN TỘC, DƯỚI TRIỀU LÝ (1010 - 1225)
Hòa Thượng. Thích Đức Nhuận



Thiền sư NGỘ ẤN:

 

Diệu tính hư vô bất khả phan,

Hư vô tâm ngộ đắc hà nan.

Ngọc phần sơn thượng sắùc thường nhuận,

Liên phát lô trung thấp vị can.

 

Dịch:

Chân Như Diệu Tính". vô ngôn thuyết,

Chỉ ngộ Chân Như mới hiểu thôi,

Trên núi ngọc thiêu màu tỏa sáng

Trong lò sen nở sắc khoe tươi.

 

  • ·Thiền sư VIÊN CHIẾU:

 

Ly hạ trùng dương cúc,

Chi đầu thục khí oanh

Trú tắc kim ô chiếu,

Dạ lai ngọc thố minh.

 

 

Dịch:

Dưới giậu, cúc thu nở

Đầu cành chim xuân ca,

Ngày ngày mặt trời chiếu,

Đêm đến trăng hiện ra.

 

  • ·Thiền sư MÃN GIÁC:

 

Xuân khứ bách hoa lạc

Xuân đáo bách hoa khai

Sự trục nhãn tiền quá

Lão tòng đầu thượng lai

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận,

Đình tiền tạc dạ nhất chi mai

 

Dịch:

Xuân đi, trăm hoa rụng

Xuân đến nở. trăm hoa.

Trước mắt, đời chuyển biến!

Đầu xanh tuyết điểm pha.

Đừng nghĩ:

Xuân tàn hoa rụng hết

Bên thềm, mai nở trắng... đêm qua!

 

  • ·Đoàn Văn Khâm truy tặng thiền sư CHÂN KHÔNG

 

Hạnh cao triều dã chấn thanh phong,

Tích trụ như vân mộ tập long.

Nhân vũ hốt kinh băng tuệ đống

Đạo lâm trường thán yển trinh tùng!

Phần oanh bích thảo thiêm tân tháp.

Thủy trám thanh sơn nhận cựu dung.

Tịch tịch thiền quan thùy cánh khấu,

Kinh qua sầu thính mộ thiền chung.

 

Đoàn Thăng dịch:

Tiếng lừng ngoài nội với trong triều,

Môn đệ rồng mây quấn quít theo

Thương xót nhà nhân cây cột đổ,

Ngậm ngùi vườn đạo gốc tùng xiêu.

Non xanh tưởng thấy chân dung cũ

Tháp mới bên mồ cỏ biếc leo.

Vắng vẻ cửa Thiền ai kẻ gõ,

Qua đây buồn lắng tiếng chuông chiều.

(TVLT, Tì)

 

  • ·Thiền sư KHÔNG LỘ:

 

Trạch đắc long xà địa khả cư,

Dã tình chung nhật lạc vô dư.

Hữu thời trực thượng cô phong đỉnh,

Trường khiếu nhất thanh hàn thái hư.

 

Kiều Thu Hoạch dịch:

Kiểu đất long xà chọn được nơi

Tình quê lai láng chẳng hề vơi

Có khi xông thẳng lên đầu núi

Một tiếng kêu vang, lạnh cả trời.

(TVLT TI )

 

Nguyễn Lang dịch:

Chọn nơi địa thế đẹp sông hồ

Vui với tình quê quên sớm trưa

Có lúc trèo lên đầu chóp núi.

Kêu dài một tiếng lạnh hư vô.

(VNPGSL TI)

 

  • ·Đoàn Văn Khâm vãn Thiền sư QUẢNG TRÍ:

 

Lâm loan bạch thủ độn kinh thành,

Phất tụ cao sơn viễn cánh hinh

Kỷ nguyện tịnh cân xu trượng tịch,

Hốt văn di lý yếm thiền quynh.

Trai đình u điểu không đề nguyệt,

Mộ tháp thùy nhân vị tác minh.

Đạo lữ bất tu thương vĩnh biệt,

Viện tiền sơn thủy thị chân hình.

 

Ngô Tất Tố dịch:

Lánh chợ vào rừng, tóc bạc phơ

Non cao giũ áo ngát hương thừa.

Trùm khăn những muốn hầu bên chiếu,

Treo dép đà nghe khép cửa chùa.

Trăng dọi sân trai, chim khắc khoải,

Tháp không bia chữ, mộ thờ ơ.

Bạn thiền thôi cũng đừng thương xót!

Non nước ngoài am, đó dáng xưa.

(VHĐL, TI)

 

  • ·Thiền sư KHÁNH HỶ:

 

Lao sinh hưu vấn sắc kiêm không,

Học đạo vô qua phỏng tổ tông.

Thiên ngoại mịch tâm nan định thể,

Nhân gian thực quế khởi thành tùng.

Càn khôn tận thị mao đầu thượng,

Nhật nguyệt bao hàm giới tử trung.

Đại dụng hiện tiền, quyền tại thủ,

Thùy tri phàm thánh dữ tây đông?

 

Đồ Nam Tử dịch:

Cõi trần chi kể sắc cùng không,

Học đạo thì theo phép tổ tông.

Tâm ngoài trời dễ tìm đâu thấy,

Quế cung trăng há xuống đây trồng.

Nhật nguyệt thu vào trong hạt cải,

Kiền khôn hiện giữa lỗ chân lông.

Đại dụng sao cho tay nắm chắc.

Nào ai thánh trí, ai phàm dong.

(Ng. S. Đuốc Tuệ)

 

Đào Phương Bình dịch:

Kiếp trần khoan nói sắc cùng không,

Học đạo gì hơn hỏi tổ tông.

Tâm kiếm ngoài trời không định thể,

Quế trồng cõi tục há đâm bông,

Mảy lông chứa cả kiền không rộng

Hạt cải thu gồm nhật nguyệt trong.

Trước mắt, nắm ngay công dụng lớn,

Ai hay phàm thánh với Tây Đông.

(VTLT, TI)

 

  • ·Thiền sư KHÔNG LỘ:

 

Vạn Lý thanh giang vạn lý thiên,

Nhất thôn tang giá nhất thôn yên.

Ngư ông thùy trước vô nhân hóan,

Quá ngọ tỉnh lai tuyết mãn thuyền.

 

Kiều Thu Hoạch dịch:

Trời xanh nước biếc muôn trùng,

Một thôn sương khói, một vùng dâu đay

Ông chài ngủ tít ai hay,

Quá trưa tỉnh dậy, tuyết bay đầy thuyền.

(TVLT, TI)

 

  • ·Thiền sư QUẢNG NGHIÊM:

 

Ly tịch phương ngôn tịch diệt khứ,

Sinh vô sinh hậu thuyết vô sinh.

Nam nhi tự hữu xung thiên chí,

Hưu hướng Như Lai hành xứ hành.

 

Dịch:

Lìa tịch diệt, bàn câu tịch diệt,

Chứng vô sinh hãy thuyết vô sinh.

Tài trai tự chủ tròn thiên chí;

Khoan. vọng Như Lai - thẳng lộ trình.

 

  • ·Thiền sư MINH TRÍ:

 

Tùng phong thủy nguyệt minh,

Vô ảnh diệc vô hình

Sắc thân giá cá thị,

Không không tầm hưởng thanh.

 

Nam Trân dịch:

Gió cành thông, lòng sông trăng sáng,

Bóng cũng không, hình dáng cũng không.

Sắc thân, thân sắc đều không,

Như tìm tiếng dội trong vòng hư vô.

(TVLT, TI)

 

  • ·ThiỀN Sư THƯỜNG CHIẾU;

 

Đạo bản vô nhan sắc,

Tân tiên nhật nhật khoa.

Đại thiên sa giới ngoại

Hà xứ bất vi gia.

 

Dịch:

Đạo vốn không nhan sắc,

Ngày phô vẻ gấm hoa.

Cả đại thiên sa giới,

Đâu chẳng là quê nhà.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
03 Tháng Sáu 2016(Xem: 5963)
Trong quá trình hình thành và phát triển Phật giáo, Phật tử Việt Nam tiếp nhận ba truyền thống Tu Tập chính yếu, đó là Thiền, Tịnh và Mật; nếu vận dụng tu tập đúng pháp thì có khả năng giải hóa mọi phiền não và được giải thoát. Thiền, Tịnh, Mật được xem là ba pháp môn tu truyền thống của Phật giáo Việt Nam xưa nay. Thiền giáo xuất hiện từ thời Khương Tăng Hội, Tỳ Ni Đa Lưu Chi và Vô Ngôn Thông.
09 Tháng Năm 2016(Xem: 6238)
Có những mất mát không gì bù đắp được, có những sự chia ly diệu kỳ như huyền sử. Kẻ ở cứ mãi nhớ thương, hồi ức đong đầy nơi khóe mắt. Người đi mỉm cười thinh lặng vô ngôn, có chút tiếc nuối mình vẫn chưa làm được gì nhiều cho đạo pháp như lòng hằng mong muốn. Cầu nguyện Hòa Thượng sớm trở lại cõi Ta Bà để giáo hóa chúng sinh. Nước sông Côn, đầm Thị Nại, biển Đề Gi, ngày đó sẽ xanh hơn trong hơn, cá nhởn nhơ bơi lội từng đàn trong giòng nước mát rượi như cam lồ tịnh thủy.Chúng con mãi mãi ngóng đợi trông chờ.
29 Tháng Ba 2016(Xem: 5618)
Những Thiền sư VN đã sống trọn vẹn đời mình theo những điểm căn bản của Đại thừa như vậy, và một khi phát khởi tâm Bồ đè, Trí Huệ soi thấy Tánh Không, lòng Đại Bi, phương tiện thiện xảo được phát triển một cách trọn vẹn, đã làm nên cái đặc trưng mà chúng ta thường nói là tính cách nhập thế của Phật Giáo Việt Nam.
18 Tháng Giêng 2016(Xem: 7616)
Năm nay, 2016, đánh dấu 50 năm Phật Giáo Việt Nam có mặt tại Hoa Kỳ, tính từ năm 1966, khi mà Cố Hòa Thượng Thích Thiên Ân đến Mỹ dạy tại Đại Học UCLA và ở lại luôn để truyền bá Phật Giáo Việt Nam tại đây. Vì vậy, Cố Hòa Thượng Thích Thiên Ân là vị sơ tổ của Phật Giáo Việt Nam tại Mỹ.
12 Tháng Giêng 2016(Xem: 6173)
Danh từ Nhân gian Phật giáo xuất hiện lần đầu tại Việt Nam trên Tuần báo Đuốc Tuệ do Hội Phật Giáo Bắc Kỳ xuất bản tại Hà Nội. Số đầu ra ngày 10/12/1935. Đuốc Tuệ hoạt động được 10 năm thì bị đình bản vì có cuộc cách mạng giành độc lập năm 1945.
01 Tháng Giêng 2016(Xem: 8013)
Từ khi biết đến tác phẩm quý “Thiền sư Khương Tăng Hội” này tôi đã đi rất nhiều chùa để tìm xem ở những đâu có thờ Tổ Khương Tăng Hội. Tiếc thay, tìm mãi mà không thấy. Nơi nơi chỉ thấy thờ tổ Bồ Đề Đạt Ma, một vị tổ người Ấn Độ đã mang Đạo Phật vào Trung Quốc rồi sau này mới lan sang đến Việt Nam.
01 Tháng Giêng 2016(Xem: 6451)
Khi học về truyền thống sinh động của thiền tập đạo Bụt, chúng ta đã bắt đầu từ Ấn Độ rồi sang Việt Nam. Khi nói về thiền Việt Nam, chúng ta có cơ hội xét lại thiền tông ở Trung Quốc. Chúng ta làm khác với cách thông thường là từ Ấn Độ đi sang Trung Quốc, rồi từ Trung Quốc mới về Việt Nam. Lý do là vì ở Việt Nam chúng ta có thiền phái Tăng Hội, được thiết lập vào thế kỷ thứ 3, tức 300 năm trước ngày tổ Bồ-Đề Đạt-Ma từ Ấn Độ sang Trung Hoa để dạy thiền.
01 Tháng Giêng 2016(Xem: 6859)
Bài này viết được là nhờ thu thập công trình nghiên cứu trong luận án Phó Tiến sĩ của Budden Gyoshi (Phật Điển Hành Tư): Buddhism in Vietnam, the Period of Introduction and Development (Murdoch University, 1979).
23 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 6224)
Thầy Thích Hạnh Tuấn là một trong những bậc Tăng tài của Thiền Phái Lâm Tế Chúc Thánh nói riêng và của Phật Giáo Việt Nam nói chung trong thời đại ngày nay.