● Tinh Thần Dân Tộc Trong Phong Trào Phật Giáo Năm 1963 (Ht.ths. Thích Đạt Đạo)

10 Tháng Sáu 201300:00(Xem: 10186)

HỌC VIỆN PHẬT GIÁO VIỆT NAM TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH &
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

NHÌN LẠI PHONG TRÀO
PHẬT GIÁO MIỀN NAM NĂM 1963
NHÀ XUẤT BẢN PHƯƠNG ĐÔNG – 2013

Phần III
Ý NGHĨA, VAI TRÒ VÀ BÀI HỌC LỊCH SỬ
TỪ PHONG TRÀO PHẬT GIÁO MIỀN NAM NĂM 1963

TINH THẦN DÂN TỘC
TRONG PHONG TRÀO PHẬT GIÁO NĂM 1963
HT.ThS. Thích Đạt Đạo
Phó Viện trưởng HVPGVN tại TP.HCM


Mọi người đều công nhận xem như là đương nhiên, không cần phải chứng minh, đó là Phật giáo Việt Nam đồng hành cùng dân tộc ngày từ những ngày đầu lập quốc. Cố Giáo sư Trần Văn Giàu đãviết: “Bình minh ca lch s dân tc ta đã gn lin vi Pht giáo”. Tinh thần dân tộc Việt thấm đậm trong tủy, trong máu người dân Việt. Đó là tinh thần chống lại cường quyền, áp bức bằng con đường hòa ái, vị tha theo tinh thần Phật giáo “T bi-Trí tu và Dũng khí”. Trong Bình Ngô đi cáo, Nguyễn Trãi đãviết: “Đem đi nghĩa đ thng hùng tàn, Ly chí nhân đ thay cưng bo”. Đó là lời đúc kết cô đọng tinh thần của dân tộc Việt Nam, đó cũng là tinh thần “Bi-Trí-Dũng” của đạo Phật. Trong giai đoạn lịch sử từ năm 1954 đến năm 1963, tinh thần đấu tranh “đem đi nghĩa thng hung tàn”, ‘ly chínhân thay cưng bạo” thể hiện rõ nét qua phong trào Phật giáo đấu tranh chống chế độ độc tài, đàn áp Phật giáo của gia đình họ Ngô mà đỉnh cao là “ngọn đuc sng Hòa thưng Thích Qung Đc”.

Sau khi được Mỹđưa lên làm Tổng thống “Việt Nam Cộng hòa” ởmiền Nam, Ngô Đình Diệm đãthực hiện nhiều chính sách nhằm đưa đạo Thiên Chúa trở thành quốc giáo. Một trong những biện pháp tích cực làhạn chế phát triển Phật giáo, ngăn cấm người dân Phật giáo tu hành, cao trào lànghiêm cấm treo cờ Phật giáo nhân dịp Lễ Phật đản năm 1963 Phật lịch 2506. Đáp lại sự phản ứng của Phật tử về lệnh cấm treo cờ Phật giáo là xe tăng, lưỡi lê và súng đạn từ quân đội và cảnh sát của gia đình họ Ngô. Máu Phật tử đã đổ, xác người đã gục trên đường phố Huế. Lòng người sôi sục, hàng trăm Tăng Ni, hàng nghìn Phật tử gióng lên tiếng nói kêu gọi “Chính quyn Ngô Đình Diệm” đối xử “bình đng tôn giáo, trng trnhng ngưi đàn áp

Phật giáo”. Tiếng gọi chân lý đã được đáp trảbằng thủ đoạn bao vây chùa chiền, đàn áp Phật tử, bắt bớTăng ni. Tăng Ni và Phật tử Việt Nam theo lời dạy của Phật, không khích bác, không chia rẽ, không phân biệt, chỉ mong được an lạc tu hành, nhưng càng nhún nhường càng bịđối xử tàn tệ. Tiếng rên siết, tiếng kêu la của Phật tử trước lựu đạn cay, phi tiễn, kẽm gai, nhà tù làm đau nhói biết bao nhàtu hành. Trước tình cảm thê lương ấy, Phật giáo Việt Nam chỉ mong nhà cầm quyền Ngô Đình Diệm thức tỉnh. Hòa thượng Thích Quảng Đức đã đệ đạt nguyện vọng đến lãnh đạo Giáo hội cho ngài được đem nhục thân của ngài tự thiêu để cúng dường, nhằm cầu nguyện cho Phật giáo vượt qua ách nạn của chế độ độc tài Ngô Đình Diệm và cầu Phật giáo Việt Nam phát triển.

Sự hy sinh vì đạo pháp của Hòa thượng Thích Quảng Đức thể hiện tinh thần “Từbi” cao cả của đức Phật. Đau xót thay cho thân phận người Phật tử trước sự đối xử tàn bạo của chế độ Ngô Đình Diệm! Bi thương thay cho những người ngã xuống để bảo vệ tín ngưỡng của mình! Ngài đã nguyện cầu cho Phật giáo đồ thoát qua kiếp nạn.

Sựhy sinh của ngài thể hiện trí tuệ cao siêu. Sắp xếp, chuẩn bị, đánh lạc hướng nhà cầm quyền, chọn vịtríthích hợp, chọn thời điểm để tạo nên ngọn sóng trào dâng làmột nghệthuật siêu đẳng. Bằng ngọn đuốc sống, tự đốt cháy thân thể mình trong tư thế bất động và uy nghiêm khiến lương tâm toàn nhân loại rúng động và khiến cho kẻ thù khiếp sợ. Cái chết của ngài đã thành bất tử.

Sự tự nguyện thiêu thân của Hòa thượng Thích Quảng Đức đã tạo nên một làn sóng âm ỉ rồi dâng trào mạnh mẽ mà không một sức mạnh bạo tàn nào ngăn cản nổi. Từngọn đuốc sống và từ trái tim bất diệt, ngài đã trở thành hiện thân của Bô-tát. Ngài trở thành lương tri của nhân loại, đánh thức lý trí con người nhận thức rõ ràng sự thối nát của chính quyền Ngô Đình Diệm, tạo nên áp lực mạnh mẽ để nhân dân lật đổ chế độ đi ngược lòng dân và dân tộc.

Sự hy sinh của Bồ-tát Thích Quảng Đức thể hiện cái “dũng khí” của người tu. Không có sự cuồng bạo nào làm người tu khiếp sợ. Khi xác định lýtưởng phụng sựđạo pháp, phục vụdân tộc, người Phật tửsẵ̉n sàng đấu tranh chống lại cường quyền. Nhưng sự đấu tranh của Phật giáo là sự đấu tranh bất bạo động, không dùng bạo lực, vũ khí mà chỉ dùng tinh thần, sự can đảm, đối diện trực tiếp kẻ thù mà không hề khiếp sợ. Đó là cái dũng của người Phật tử cũng là“tinh thần bất khuất” của dân tộc.

Phật giáo Việt Nam luôn đồng hành cùng dân tộc, gắn với vận thịnh suy của đất nước. Phong trào đấu tranh của Phật giáo năm 1963 khởi thủy từcuộc đấu tranh chống sựđàn áp Phật giáo của nhà cầm quyền độc tài, gia đình trị đã góp phần đẩy mạnh phong trào cách mạng của nhân dân miền Nam. Phật giáo Việt Nam ngày càng thể hiện tinh thần “Phng sđo pháp, phc vdân tc”, xứng đáng là tinh thần đạo pháp song hành cùng dân tộc.

 



Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
09 Tháng Mười Một 2015(Xem: 6423)
Ngẫu nhiên được thiện hữu Nguyên Giác có nhã ý gửi cho kinh Khemaka dịch theo bản Anh ngữ của Bodhi Bhikkhu, mới nhận ra đây cùng nội dung với kinh Sai-Ma mà đại sư Đàm-ma Da-Xá dịch vào khoảng thế kỷ 5 theo yêu cầu của Ưu bà di Phổ Minh. Nhân đây, xin được mạn đàm thêm một vài điều vây quanh những sử kiện về kinh này
01 Tháng Mười Một 2015(Xem: 6348)
Trong Phật giáo có rất nhiều lễ hội, nhưng lễ hội quan trọng nhất vẫn là lễ hội Đại Giới Đàn (còn gọi là pháp hội). Bởi vì pháp hội Đại Giới Đàn là ngày hội lễ tổ chức tuyển người làm Phật. Trong giới đàn có một hội trường để cho các vị Giới Sư truyền giới cho các vị Giới Tử, nơi ấy có bảng hiệu “Tuyển Phật Trường”.
13 Tháng Mười 2015(Xem: 6755)
Phật giáo thật sự phát triển không phải nhiều chùa to lớn, đông đúc tu sĩ, học vị học hàm thật nhiều... đó chỉ là phát triển hình thức của Tướng và Dụng. Một khi Thể không được chú trọng thì Tướng và Dụng chỉ là hình thái như bao nhiêu hình thái của thế tục.
26 Tháng Chín 2015(Xem: 5739)
Để nhận định đúng đắn về một vấn đề, thì cần phải có kiến thức chuyên môn về lãnh vực đó. Không có kiến thức chuyên môn mà lạm bàn, thì dễ nảy sinh những hiểu lầm nguy hại. Đây cũng là điều được Đức Phật dạy trong kinh Tăng chi: Không can thiệp vào việc không có thẩm quyền1.
25 Tháng Chín 2015(Xem: 5741)
Giai đoạn thịnh trị nhất trong lịch sử dân tộc là thời Lý - Trần, đã bộc lộ nhiều dấu hiệu cho thấy sự thành công trong đường lối trị nước bằng pháp (đạo đức). Tuy nhiên, với cái nhìn thiên lệch, phiến diện, chủ quan, các vị sử quan biên soạn ĐVSKTT đã nhìn nhận không công bằng đối với các vị vua Phật tử.
01 Tháng Chín 2015(Xem: 16746)
Trang tổng hợp các tin tức về Trưởng lão Hòa Thượng Thích Tâm Châu viên tịch tại Tổ đình Từ Quang, thành phố Mantreal, Canada
26 Tháng Tám 2015(Xem: 9106)
Sáng nay, 26-8 (13-7-Ất Mùi), tại tổ đình Từ Quang, Montreal, Canada, sơn môn pháp phái tổ đình Từ Quang, môn đồ pháp quyến và gia đình đã tổ chức trang nghiêm lễ trà tỳ cố Đại lão HT.Thích Tâm Châu, nguyên Chủ tịch Ủy ban Liên phái Bảo vệ Phật giáo, nguyên Viện trưởng Viện Hóa đạo GHPGVNTN, viện chủ tổ đình Từ Quang (Canada).