Bài tựa sách Mâu Tử Lý Hoặc Luận

17 Tháng Bảy 201410:08(Xem: 4301)
THIỀN SƯ KHƯƠNG TĂNG HỘI
Thích Nhất Hạnh
Nhà xuất bản Phương Đông


Phụ lục

Bài Tựa Sách Mâu Tử Lý Hoặc Luận

(Trích Việt Nam Phật Giáo Sử Luận I, Lá Bối, Sài Gòn 1973),
Nguyễn Lang dịch

"Mâu Tử tôi đối với kinh truyện và chư gia, sách lớn sách nhỏ không sách nào là không mê. Tuy không thích binh pháp, nhưng cũng đọc sách binh pháp. Tuy đọc sách thần tiên bất tử nhưng không tin thần tiên bất tử, cho đó là chuyện hư đản. Sau khi vua Hán Linh Đế băng hà, thiên hạ nhiễu loạn, chỉ có Giao Châu là yên ổn, các bậc dị nhân phương Bắc đều tới đây, phần lớn đều tin theo thuật thần tiên tịch cốc trường sinh. Hồi ấy có nhiều học giả, Mâu Tử thường lấy ngũ kinh ra vấn nạn, các đạo gia và thuật sĩ không ai đối đáp cho xuôi được, cũng tỷ như Mạnh Kha cự lại với Dương Chu Mặc Địch.

Trước kia Mâu Tử cùng mẹ tới tỵ nạn ở Giao Chỉ, năm 26 tuổi về Thương Ngô cưới vợ. Thái thú (Sĩ Nhiếp) nghe có chút học thức, tới mời nhận một chức vụ. Hồi đó tuổi vừa lớn, lòng chuyên về việc học, lại thấy đời loạn lạc không có ý muốn ra làm quan, cho nên tôi từ chối không đến. Lúc bấy giờ các châu quận (ở Hán) nghi ngờ nhau, chia cách không thông thương với nhau. Thái thú thấy tôi học rộng biết nhiều, muốn nhờ đi Kinh Châu. Mâu Tử cho rằng quyền tước vinh hoa thì dễ từ, nhưng sứ mạng thì khó chối cho nên đã chuẩn bị để đi. Gặp lúc đó vị châu mục cảm tài học, thấy chưa có chức phận liền muốn giao cho một quan chức, nhưng tôi cũng cáo bệnh không đi.

Người em của châu mục là thái thú Dự Chương bị viên tướng tải lương là Sạ Dung sát hại; châu mục sai kỵ đô úy Lưu Sản đem binh về Dự Chương, nhưng sợ các phiên trấn nghi nan không để cho quân lính đi. Châu mục liền mời Mâu Tử tới mà nói rằng: 'Em tôi bị nghịch tặc hại, niềm đau cốt nhục nung nấu tâm can; nay tôi muốn sai Lưu đô úy đi về, nhưng sợ ngoại giới nghi nan đi không lọt được. Ngài văn võ kiêm toàn, có tài ứng đối, nay tôi muốn nhờ ngài đi Linh Lăng và Quế Dương mượn đường đi qua được chăng?' Mâu Tử nói: 'Lâu nay ăn cơm của châu quận, ngày tri ngộ đã dài, nay gặp việc cần, kẻ liệt sĩ phải quên thân mình để kịp lo phụng sự.' Liền chuẩn bị lên đường. Nhưng lúc ấy mẹ mất, không thể đi được. Sau suy nghĩ chín chắn cho rằng vì tài biện đối mà người ta giao cho sứ mạng, thực ra trong thời buổi nhiễu nhương này, không phải lúc nên lộ diện. Bèn than rằng: 'Lão Tử dạy tuyệt thánh khí trí, tu thân gìn giữ chân nguyên, không vật gì có thể lung lạc được chí mình, thiên hạ không xáo động được cái vui của mình, bậc vua chúa không bắt được mình làm thần tử, tước vương hầu không bắt được mình làm bạn hữu; đó là điều đáng quý vậy.' Bèn mài chí theo đạo Phật, cùng nghiên cứu Lão Tử, lấy huyền diệu làm rượu ngon, lấy ngũ kinh làm đàn sáo... Người thế tục đa số không biết, cho Mâu Tử đã phản lại ngũ kinh mà theo dị đạo. Thực ra nếu mở miệng ra tranh luận với họ thì cũng là phi đạo, mà im lặng thì ra như bất lực, bèn dùng bút mực, lược dẫn lời thánh hiền mà chứng giải điều mình nghĩ. Do đó gọi là Mâu Tử Lý Hoặc."

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
18 Tháng Tám 2015(Xem: 6640)
Bài này được viết để tưởng nhớ cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Giác Nhiên, nhìn từ cương vị một nhà báo ở Nam California, ghi lại một số hình ảnh bên lề, chưa được (hay ít được) nhắc tới về Thầy trong các bản tin chính thức.
16 Tháng Tám 2015(Xem: 10450)
Trưa hôm nay, 16-8, chư tôn đức Hệ phái Khất sĩ có mặt tại sân bay Tân Sơn Nhất cung đón kim quan cố Đại lão Hòa thượng Pháp sư Thích Giác Nhiên trong chuyến bay từ Hoa Kỳ xuất phát từ ngày 14-8 trở về Việt Nam, an trí tại Pháp viện Minh Đăng Quang, số 505, xa lộ Hà Nội, quận 2, TP.HCM
13 Tháng Tám 2015(Xem: 14280)
Tổng hợp tất cả các tin tức về Lễ Tang cố Đại lão Hòa thượng Pháp sư Thích Giác Nhiên tại Hoa Kỳ và Việt Nam
12 Tháng Tám 2015(Xem: 5505)
Vĩnh biệt Thầy, “Người mang Khất sĩ sang trời Tây”. Từ nay, phía trời Tây đã mất đi người Thầy hướng đạo, điểm tựa tinh thần cho biết bao thế hệ đang ngày đêm mang giáo pháp Khất sĩ được lan truyền ở phương trời hải ngoại.