Góc Nhìn Người Phật Tử

14 Tháng Sáu 201300:00(Xem: 17360)

GÓC NHÌN NGƯỜI PHẬT TỬ:
Hội thảo khoa học: 50 năm phong trào Phật giáo ở Miền Nam (1963-2013)
Giác Hạnh Hoa

img_1106_164263098-contentSáng 11 tháng 6 năm 2013 tại Khu Du lịch Phương Nam (15/12 Khu phố Trung, Phường Vĩnh Phú, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương) với hơn 450 đại biểu Chư tôn đức Tăng Ni, các nhà nghiên cứu và quý thiện hữu tri thức đến tham dự Hội thảo khoa học: “50 NĂM PHONG TRÀO PHẬT GIÁO Ở MIỀN NAM (1963-2013)”. Nội dung Hội thảo xoay quanh các chủ đề :

1. Từ phong trào chấn hưng Phật giáo đầu thế kỷ XX đến phong trào đấu tranh của Phật giáo năm 1963.

2. Bối cảnh lịch sử, nhân vật, sự kiện, văn học… trong phong trào đấu tranh của Phật giáo ở miền Nam Việt Nam.

3. Ý nghĩa, vai trò và bài học lịch sử từ phong trào đấu tranh chống chế độ Sài Gòn của Phật giáo miền Nam.

4. Định hướng: Đồng hành cùng dân tộc, đạo pháp và chủ nghĩa xã hội của Phật giáo trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay. 

Hội thảo diễn ra dưới sự trụ trì của đồng Viện trưởng Hiệu trưởng HV Phật giáo VN tại TP.HCM. HT.TS. Thích Trí Quảng và ĐHKHXH&NV-ĐHQG TP.HCM.PGS.TS.Võ Văn Sen.

Với 48 bài viết của các Giáo sư, phó Giáo sư, Tiến sĩ , các Hòa thượng, Thượng tọa, các học giả, các nhà nghiên cứu lý luận đã đưa đến cho độc giả, những ai thực sự quan tâm thì có cả trên 600 trang với những bài viết và cả bài đánh giá hết sức xuất sắc dưới góc độ của từng nhà nghiên cứu.

Với trình độ của những Phật tử không phải là những Học giả, những Giáo sư, Phó Giáo sư Tiến sĩ, Trí thức thì 600 trang sách đúng như là cả một kho tàng kiến thức mênh mông chỉ cho riêng một sự kiện Phật giáo Miền Nam năm 1963.

Chắc hẳn nhiều Tăng Ni và Phật tử đang rất quan tâm đến chử đề thứ 4-Định hướng: Đồng hành cùng dân tộc, đạo pháp và chủ nghĩa xã hội của Phật giáo trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay. Câu hỏi được đặt ra là: Phật giáo nước nhà trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay: Phật giáo Việt Nam tồn tại và phát triển ra sao? Đó là một câu hỏi rất lớn nhưng chưa có câu trả lời xác đáng làm thỏa mãn các độc giả và Phật tử đang quan tâm.

Cuối giờ khi nói lời tổng kết Viện trưởng Hiệu trưởng HV Phật giáo VN tại TP.HCM. HT.TS. Thích Trí Quảng đã có một bài phát biểu trong đó có hai câu nói rất đáng để cho tất cả các Chư Tôn đức Tăng Ni, các Phật tử trong cả nước không những phải suy nghĩ mà là phải hành động ngay nếu không cũng là quá muộn đó là:

Câu thứ nhất “… Có Chùa, có Tăng mà không học thì cũng bằng không thậm trí là phá đạo”...

Câu thứ hai: “… Nếu Tăng Ni trong cả nước không chịu nghiên cứu để đạo Phật phục vụ được nhu cầu đòi hỏi của xã hôi thì nói đến tồn đã khó chứ đừng nói đến sự phát triển…”.

Ai cũng biết thế kỷ 21 là một kỷ nguyên của sự phát triển khoa học. Lợi ích và tiện ích của những tiến bộ vượt bậc của khoa học mang đến cho con người là không thể chối cãi. Người ta ước tính cứ 5 năm là khối lượng kiến thức thế giới tăng gấp đôi, điều đó cũng có nghĩa là những sản phẩm tiện ích phục vụ cho con người cũng được cập nhật hàng ngày trên hành tinh. Đi đôi với những tiện ích của khoa học mang lại thì con người cũng có thay đổi lối sống nhanh đến chóng mặt. Ai cũng có quyền hưởng thụ những gì tiện ích của khoa học mang đến. Vì vậy sống để hưởng thụ, sống nhanh, sống gấp cũng theo đà đi lên. Dĩ nhiên, có rất nhiều quan điểm cho rằng sống hưởng thụ, sống nhanh, sống gấp không phải là một hiện tượng xấu. Nhưng cũng có những quan điểm cho rằng lối sống hưởng thụ sống nhanh, sống gấp đã là nguyên nhân tàn phá môi trường, khai thác tài nguyên thiên nhiên một các không khôn ngoan đã ngày càng hủy diệt mạng sống của trái Đất.

Đi đôi với việc lối sống nhanh, sống gấp và sống hưởng thụ, sống thực dụng mà còn một vế của chính sách giáo dục tại nhiều Quốc gia lại quên đi hoặc không bắt theo kịp để dậy và gieo trồng cho con người tính nhân văn từ nhỏ. Từ đó con người ngày càng trở nên vô cảm mà vô cảm thì đồng nghĩa với đạo đức bị suy đồi, nhất là ở các Quốc gia kém phát triển, trong đó có Việt Nam.

Trong khi Phật giáo lại có lối sống sống chậm (sống thanh lọc tâm) vì vậy khoảng cách giữa hai lối sống lại càng kéo dài hơn. Vậy Phật giáo nói chung và Phật giáo Việt Nam nói riêng phải làm gì để đồng hành cùng xu thế của xã hội? nếu các Tăng Ni mà không học thì làm sao giảng bài? Không giảng bài thì Phật tử làm sao hiểu được kinh, hiểu được lời Phật dậy, hiểu đâu là phương tiện, đâu là lời dẫn dụ, đâu là cốt lõi của đạo Phật mà hành trì, tu tập. Ngay những bản kinh Diệu Pháp Liên Hoa, Bát Nhã Tâm Kinh…ngay khi đọc bản Lược Giác Pháp Hoa của HT. Thích Trí Quảng và Tinh Hoa Trí Tuệ của TT. Thích Nhật Từ rồi hoặc nghe rất nhiều các Thầy khác giảng mà cũng còn khó có thể hiểu hết được huống chi ngày đầu tiên đến chùa hay khi đến chùa mà bắt trẻ ngồi tụng cả tiếng đến vài tiếng thì liệu được mấy buổi là trẻ chán (chán vì không hiểu). Còn nếu các Tăng Ni có tài, có đức, có tâm mà mang những từ, những câu trong các bản kinh trên ra phân tích để hiểu, để áp dụng vào cuộc sống hàng ngày thì nó lại hấp dẫn và vô cùng quí giá … Đúng là nếu “có chùa, có Tăng mà không có học thì cũng bằng không”.

Hiện nay Phật giáo Việt nam có hơn 40,000 Tăng Ni, hàng chục triệu Phật tử, hàng vạn chùa , tu viện, thiền viện được tu tạo, xây dựng trùng tu. 4 Học viện Phật giáo, 1 trường Cao đẳng , 32 trường Trung cấp, còn sơ cấp thì có đến vài chục. Trên 100 giảng viên có học hàm, học vị tiến sĩ, thạc sĩ hàng năm đào tạo trên 5000 Tăng Ni sinh và đưa đi đào tạo hàng trăm Tăng Ni sinh xuất sắc ra nước ngoài học tập. Nhưng như thế vẫn còn rất nhỏ, nếu không nói là quá nhỏ so với nhu cầu tâm linh của hơn 80% dân số có cảm tình hoặc đã là Phật tử, hoặc đã từng bước chân đến chùa… Ngày nay trước lối sống hưởng thụ, sống nhanh, sống thực dụng như thế thì nhu cầu tâm linh của con người cũng đòi hỏi tăng cao. Nhưng nếu ngày đầu tiên đến chùa mà các Thầy đưa cho đọc một bản kinh toàn từ Hán Việt thì chắc rất ít em quay lại lần thứ hai. Nhưng nếu ngày đầu tiên đến chùa được cầm các cuốn kinh thuần Việt và được nghe đôi điều nói về đạo Phật từ chính các Tăng Ni trong chùa giảng từ đó các em thấy tò mò, hấp dẫn các em mới tự đi tìm đọc, học rồi đến lần thứ 2 thứ 3…

Trên thực tế có rất nhiều ngôi chùa, rất nhiều Tu sĩ chưa một lần giảng Pháp, chưa một lần tổ chức các hình thức sinh hoạt cộng đồng tại chùa thì làm sao thu hút ngay người già, người trung niên đến chùa, nói gì đến con trẻ. Lấy ví dụ: một điều rất đơn giản khi rất nhiều vùng, rất nhiều người khi được hỏi Đức Phật Thích Ca, Phật A Di Đà, ai là nhân vật lịch sử? ai là nhân vật huyền thoại? nhưng rất nhiều, rất nhiều Phật tử không thể trả lời đúng.

Các Tăng Ni làm gì để thu hút được lớp trẻ đến chùa? Một điều rất đáng báo động và nghịch lý là có tới 85- 90 % Phật tử là Nữ thì lại chỉ có khoảng 5- 10% các giảng viên là Nữ hay những nhà thuyết giảng Phật pháp là Nữ lại chỉ đếm trên đầu ngón tay. Đã bao giờ trong các bài phân tích hay các bài tham luận nghiên cứu đặt ra những câu hỏi tại sao lại có quá ít Nam là Phật tử? (đi lễ chùa thì đông) nhưng đến chùa tụng kinh nghe giảng lại ít hơn các tôn giáo khác rất nhiều ? lý do? Nhà chùa làm thế nào thu hút được các đấng mày râu đến chùa ? nhất là Nam thanh niên. Mô hình sinh hoạt, tu tập của các chùa như: khóa tu một ngày, khóa tu sinh viên, gieo hạt từ tâm … lần thứ hai có gì đổi mới? có gì hấp dẫn? so với lần thứ nhất. Có bao nhiêu em muốn quay lại lần thứ 2? Đã bao giờ những nhà hoạch định cho chiến lược phát triển Phật giáo Việt Nam làm một cuộc thăm dò lấy ý kiến, thống kê ? …

Tại Đại lễ Vesak LHQ 2013 tổ chức tại Thái Lan với chủ đề “ Cái nhìn của Phật giáo về Giáo dục và Quyền công dân toàn cầu.” Vậy Phật giáo Việt Nam nhìn nhận vấn đề này như thế nào? và ngay việc đào tạo Tăng Ni sinh làm thế nào để ngay chính Tăng Ni sinh cũng phải trở thành những Tu Sĩ Toàn cầu có như vậy mới đáp ứng được việc kéo dần khoảng cách giữa lớp trẻ và đạo Phật xích lại gần nhau để đồng hành cùng lớp trẻ, hòa nhập với xu thế toàn cầu hiện nay.

Tóm lại: “ Nếu Tăng Ni trong cả nước không chịu nghiên cứu để đạo Phật phục vụ được nhu cầu đòi hỏi của xã hôi thì nói đến tồn đã khó chứ đừng nói đến sự phát triển…”.

Với hai câu phát biểu trên của HT. Thích Trí Quảng chính là định hướng Phật giáo luôn đồng hành cùng dân tộc, đạo pháp và chủ nghĩa xã hội trong sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế hiện nay của nước ta. 

Sài Gòn tháng 6 năm 2013

Giác Hạnh Hoa
(Đạo Phật Ngày Nay)

 


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
03 Tháng Sáu 2018(Xem: 5345)
15 Tháng Năm 2017(Xem: 5847)
10 Tháng Chín 2015(Xem: 7545)
Sự kiện Phật đản là tên gọi khác phổ biến của Biến cố Phật giáo năm 1963, là cuộc khủng hoảng chính trị - xã hội có liên quan mật thiết đến Phật giáo Việt Nam tại miền Nam Việt Nam dưới chế độ độc tài - gia đình trị Ngô Đình Diệm(1), mà cộng đồng quốc tế hay đề cập bằng cái tên Buddhist crisis(2) of South Vietnam.
18 Tháng Sáu 2015(Xem: 7264)
Trưa ngày 11-6-1963, tức giờ Ngọ ngày 20 tháng Tư năm Quý Mão, tại ngã tư Lê Văn Duyệt – Phan Đình Phùng, Sài Gòn (nay là Cách Mạng Tháng Tám – Nguyễn Đình Chiểu, Q.3, TP.HCM), Hòa thượng Thích Quảng Đức đã vị pháp thiêu thân, phản đối chính quyền Ngô Đình Diệm kỳ thị tôn giáo, đàn áp Tăng Ni Phật tử, phá hoại và ngăn trở sự phát triển của Phật giáo…
27 Tháng Mười 2014(Xem: 10638)
Trong lịch sử cận đại, Hòa thượng Thích Quảng Đức là một nhân vật lịch sử, một vị tăng Việt Nam của thế kỷ XX được xưng tụng và ca ngợi là một vị Bồ-tát xả bỏ thân mạng để cứu nguy dân tộc và đạo pháp cũng như làm rạng rỡ cho Phật giáo Việt Nam. Sự tự thiêu của ngài ở Sài Gòn vào ngày 11 tháng 6 năm 1963 chống lại chế độ độc tài và đàn áp tôn giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm không những đã khiến cho người Phật tử Việt kính ngưỡng, mà cả thế giới đều ngạc nhiên và kính phục trước hành động khó nghĩ bàn đó.
01 Tháng Chín 2013(Xem: 9960)